Đăng ký đấu thầu qua mạng như thế nào?  (Cập nhật 2024)

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, hoạt động đấu thầu không chỉ được tiến hành theo cách truyền thống mà còn tiến hành qua mạng internet. Thời gian gần đây ACC nhận được rất nhiều câu hỏi “Đăng ký đấu thầu qua mạng như thế nào?”. Nhằm giải đáp và hỗ trợ quý khách hàng, ACC xin gửi tới quý khách bài viết dưới đây:

dang-ky-dau-thau-qua-mang-nhu-the-nao

Đăng ký đấu thầu qua mạng như thế nào?  (Cập nhật 2023)

1. Đấu thầu qua mạng là gì?

Đấu thầu qua mạng được hiểu là việc tận dụng những lợi thế sẵn có của internet để tổ chức đấu thầu. Chủ mời thầu tìm được nhà thầu tốt, với giá cả hợp lý, phải chăng nhất vì đã trải qua một cuộc chọn lọc kỹ càng. Còn nhà thầu thì được làm việc với một nơi uy tín, đảm bảo có được gói thầu lớn, mang lại lợi nhuận cao.

2. Ưu nhược điểm của hình thức đấu thầu qua mạng như thế nào?

Đấu thầu qua mạng dần trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Hình thức này mang lại nhiều ưu điểm đáng kể và cũng có một vài khuyết điểm như sau:

2.1. Ưu điểm:

Đấu thầu qua mạng sẽ tận dụng được lợi thế tuyệt đối của mạng internet quốc gia. Sức lan truyền nhanh chóng mặt của mạng internet sẽ giúp thông tin mời thầu được truyền đi nhanh. Đồng thời được nhiều người biết đến, mang đến nhiều cơ hội hợp tác với những nhà thầu lớn, có uy tín trên thị trường. Ngoài ra, việc thực hiện đấu thầu qua mạng sẽ cắt giảm được những thủ tục rườm rà, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của.

2.2. Nhược điểm:

Thông tin trên mạng có thể bị hacker tấn công là chiếm lấy mất. Ngoài ra, hacker có thể đăng những thông tin giả mạo, lừa gạt khách hàng. Mở những gói thầu giả để dụ dỗ, lôi kéo nhà thầu.

 

3. Đăng ký đấu thầu qua mạng như thế nào?

Thủ tục đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện như sau:

3.1. Bước 1: Đăng ký thông tin nhà thầu, nhà đầu tư trên mạng

- Nhà thầu, nhà đầu tư sử dụng máy tính tự đăng ký các thông tin của đơn vị mình trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tại địa chỉ:

http://muasamcong.mpi.gov.vn.

- Nhà thầu, nhà đầu tư in đơn đăng ký từ Hệ thống; Nhà thầu, nhà đầu tư có thể gửi hồ sơ đăng ký theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia hoặc gửi trên Hệ thống.

* Hồ sơ đăng ký đấu thầu qua mạng

Theo Quyết định 1779/QĐ-BKHĐT ngày 08/12/2020, hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gồm:

- Đơn đăng ký nhà thầu, nhà đầu tư (đã có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu của đơn vị);

- Bản chụp Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh cá thể)/tài liệu tương đương khác;

- Bản chụp CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư;

- Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư đã đăng ký và có thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ http://dangkykinhdoanh.gov.vn thì không phải nộp các tài liệu nêu trên, trừ đơn đăng ký nhà thầu, nhà đầu tư.

3.2. Bước 2: Kiểm tra trạng thái phê duyệt đăng ký nhà thầu, nhà đầu tư trên mạng

3.3. Bước 3: Nhận chứng thư số trên mạng

3.4. Bước 4: Đăng ký người sử dụng chứng thư số trên mạng.

Nhà thầu, nhà đầu tư có tên trong danh sách cơ sở dữ liệu nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt trên Hệ thống, được cấp chứng thư số tham gia đấu thầu qua mạng.

Chú ý: Nhà thầu nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến trên Hệ thống bằng cách:

+ Hoàn thiện đơn đăng ký, lấy chữ ký của người đại diện pháp luật và đóng dấu của đơn vị.

+ Vào Bước 2: Kiểm tra trạng thái phê duyệt đăng ký, đính kèm bản mềm bộ hồ sơ đăng ký và nộp trên Hệ thống.

+ Không cần gửi hồ sơ đăng ký bản cứng đến Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia.

4. Chi phí khi đăng ký đấu thầu qua mạng như thế nào?

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành có địa chỉ https://muasamcong.mpi.gov.vn nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng.

Các tổ chức, cá nhân bao gồm bên mời thầu và nhà thầu sẽ đăng ký và sử dụng hệ thống khi thực hiện quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc tham gia dự thầu. Các khoản chi phí thu lại sẽ được quản lý và sử dụng vào các nội dung chi quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC.

Nội dung chi được quy định cụ thể theo từng mục như sau:

+ Chi thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước.

+ Chi cho hoạt động của Báo Đấu thầu bằng 100% tổng số thu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu.

+ Chi phục vụ vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bao gồm: Thuê đường truyền, tiền điện; mua sắm bổ sung, thay thế, nâng cấp các thiết bị, bản quyền phần mềm; nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm ứng dụng; bổ sung chi nghiệp vụ chuyên môn, vật tư văn phòng.

+ Chi cho việc tổ chức lưu trữ, quản lý các cơ sở dữ liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

+ Chi cho hoạt động giải đáp thắc mắc, hỗ trợ người sử dụng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cá nhân liên quan trực tiếp đến công tác hỗ trợ người sử dụng, vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

+ Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, lựa chọn nhà thầu qua mạng, ứng dụng thanh toán trực tuyến và tích hợp với các hệ thống công nghệ thông tin khác.

+ Chi duy tu, bảo dưỡng theo định kỳ hoặc theo yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

+ Chi phí thuê hệ thống dự phòng để đảm bảo Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động liên tục.

+ Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho việc đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng.

+ Dự phòng: Mức trích lập dự phòng bằng 5% trên kế hoạch chi các khoản chi nêu trên. Dự phòng chỉ được sử dụng khi đã điều chỉnh các khoản mục chi nhưng vẫn không đáp ứng được nhiệm vụ chi; không sử dụng để điều chỉnh tăng cho chi khác.

5. Lưu ý khi đăng ký đấu thầu qua mạng như thế nào?

- Các doanh nghiệp lần đầu tham gia phải đọc kỹ hướng dẫn về tham dự đấu thầu qua mạng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và nên thử dự thầu trên hệ thống (có nhiều mã cho phép nhà thầu tham dự thử).

- Nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tham dự thầu tối thiểu trước 01 ngày so với thời điểm đóng thầu để tránh gặp lỗi trong quá trình thực hiện.

- Máy tính tham gia dự thầu nên cài đặt các phần mềm như Ultraview hay Teamview nếu khi có vấn đề xảy ra có thể gọi khẩn cấp lên tổng đài Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để được hỗ trợ can thiệp, điều khiển máy tính từ xa kịp thời.

- Đặc biệt lưu ý, đối với các hồ sơ đã được scan nên lưu dưới dạng PDF và có dung lượng nhỏ <4MB và chia theo từng loại văn bản, tên file để không dấu. Các file đính kèm không cài mật khẩu, không được chứa virus, nếu không sẽ bị coi là không nộp file đính kèm.

- Sau khi gửi hồ sơ phải vào lại hệ thống để kiểm tra lại trạng thái của hồ sơ, nếu hệ thống hiển thị “xác nhận đã gửi” tức là hồ sơ đã được gửi đi thành công.

Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC đã gửi tới quý khách hàng thông tin để trả lời câu hỏi “Đăng ký đấu thầu qua mạng như thế nào?”. Qua đó, ACC nhấn mạnh về ưu và nhược điểm của hoạt động đấu thầu qua mạng, hy vọng rằng với những thông tin hữu ích đó quý khách sẽ tận dụng một cách thông minh loại hình đấu thầu này. Nếu còn gì băn khoăn, hãy liên hệ với ACC để được giải đáp.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (631 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo