Chuyển Tiếp Đăng Ký Thế Chấp Quyền TS Phát Sinh Từ HĐ Mua Bán Nhà Ở

Hiện nay, nhu cầu đăng ký các biện pháp bảo đảm về bất động sản để bảo đảm một nghĩa vụ diễn ra rất phổ biến và có thể xảy ra đối với bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Tuy nhiên, về thủ tục thực hiện đăng ký bảo đảm trong đó có thủ tục chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền TS phát sinh từ HĐ mua bán nhà ở không phải bất cứ ai cũng nắm rõ các quy định áp dụng dề thực hiện.Vậy, chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở là gì?

Chuyển Tiếp Đăng Ký Thế Chấp Quyền TS Phát Sinh Từ HĐ Mua Bán Nhà Ở
Chuyển Tiếp Đăng Ký Thế Chấp Quyền TS Phát Sinh Từ HĐ Mua Bán Nhà Ở

ACC xin cung cấp thông tin đến bạn về chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền TS phát sinh từ HĐ mua bán nhà ở như sau:

1. Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở là gì?

Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở là việc Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận đăng ký thế chấp trong các trường hợp đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở có yêu cầu chuyển sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc sang đăng ký thế chấp nhà ở mà đến thời điểm yêu cầu chuyển các bên chưa xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản đó;

2. Những vấn đề liên quan đến chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở

a) Các bên tham gia hợp đồng thế chấp có thể yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở không phải là nhà ở riêng lẻ trong trường hợp sau đây:

  • Đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở có yêu cầu chuyển sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
  • Đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở có yêu cầu chuyển sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành (đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng).

b) Trường hợp đã thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật nhà ở thì khi bên thế chấp được cấp Giấy chứng nhận và các bên tiếp tục thỏa thuận thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở này để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể yêu cầu đăng ký một trong các trường hợp sau đây:

  • Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản) và đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở tại Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Chuyển tiếp đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.

c) Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không yêu cầu các bên tham gia hợp đồng thế chấp xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trước khi thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thế chấp nhà ở.

d) Trường hợp đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà có yêu cầu chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất do tài sản đã hình thành, nghiệm thu và được chứng nhận quyền sở hữu thì việc chuyển tiếp đăng ký được thực hiện như việc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định tại Điều 46, Điều 49 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và Điều này.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở gồm:

Thành phần hồ sơ:

Đối với yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, hồ sơ gồm:

  • Phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp (01 bản chính);
  • Văn bản cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) và văn bản chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký do cơ quan đăng ký thế chấp quyền tài sản cấp, nếu có (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu); + Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Đối với yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành (đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng), hồ sơ gồm:

  • Phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp (01 bản chính);
  • Văn bản cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) và văn bản chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký do cơ quan đăng ký thế chấp quyền tài sản cấp, nếu có (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu); + Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
  • Hợp đồng thế chấp nhà ở có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  • Giấy chứng nhận (đã có chứng nhận quyền sở hữu nhà ở).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

4. Trình tự thực hiện, cách thức thực hiện:

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Người yêu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai vào Sổ tiếp nhận và trả kết quả, cấp Phiếu tiếp nhận và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Văn phòng đăng ký đất đai ghi chuyển tiếp và thời điểm đăng ký thế chấp vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận đã cấp; ghi chuyển tiếp và thời điểm đăng ký thế chấp vào phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp.

Bước 4: Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi xuất trình Phiếu tiếp nhận và trả kết quả, Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký.

Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường

5. Thời hạn giải quyết:

Giải quyết hồ sơ đăng ký trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Bên thế chấp là tổ chức trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài.

7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Văn phòng đăng ký đất đai.

8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Đơn yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

9. Biểu mẫu

Mẫu số 05/CTĐK: Phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp;

10. Dịch vụ chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền TS phát sinh từ HĐ mua bán nhà ở

Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền TS phát sinh từ HĐ mua bán nhà ở là một thủ tục phức tạp và tốn rất nhiều thời gian để thực hiện nhiều công đoạn khác nhau. Do vậy khi làm chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền TS phát sinh từ HĐ mua bán nhà ở thì người thực hiện phải dành rất nhiều thời gian công sức đi lại, và chuẩn bị hồ sơ.

Dưới đây là chi tiết và quy trình thực hiện công việc mà ACC sẽ đại diện khách hàng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

  1. Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể.
  2. Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ.
  3. ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các hồ sơ khách hàng cung cấp
  4. Đại diện khách hàng nộp hồ sơ lên Cơ quan tiếp nhận và báo cáo tiến độ cho doanh nghiệp
  5. Bàn giao và thanh lý hợp đồng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (609 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo