Chuyển giao công nghệ mạ PVD (cập nhật 2024)

Bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến chuyển giao công nghệ mạ PVD. Tham khảo bài viết dưới đây nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về chuyển giao công nghệ mạ PVD bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. ACC đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. Mời bạn cùng tham khảo!

chuyen-giao-cong-nghe-ma-pvd

Chuyển giao công nghệ mạ PVD

1. Chuyển giao công nghệ mạ PVD

Công nghệ mạ PVD là phương pháp bay hơi lắng đọng vật lý, được thực hiện dưới điều kiện chân không (10-2 đến 10-4 Torr). Đây được coi là công nghệ mạ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới và không gây ô nhiễm môi trường.

Theo qui định của Luật chuyển giao công nghệ 2017 thì: “Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Như vậy, từ định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu, chuyển giao công nghệ là:

  • Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác( theo Điều 158 Bộ Luật dân sự 2015).
  • Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ nghĩa là tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.

Vậy chuyển giao công nghệ mạ PVD là việc chủ sở hữu công nghệ sáng tạo ra được dây chuyền sản xuất và chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ này của mình.

2. Công nghệ mạ PVD

Mạ PVD hay còn gọi là Mạ Titan là công nghệ mạ chân không tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới và không ô nhiễm môi trường. Công nghệ này sẽ tạo ra lớp bảo vệ bề mặt kim loại giúp sản phẩm bền hơn và đẹp hơn, vừa đảm bảo chất lượng vừa an toàn, thân thiện với môi trường.

PVD sử dụng các nguyên tắc nhiệt động bằng cách tập trung các dạng năng lượng tập trung vào vật liệu tiền chất rắn. Vật liệu tiền chất rắn này trở nên phấn khích thông qua bắn phá năng lượng; Phương pháp phun xạ từ, laser, bay hơi Arc. Năng lượng làm cho các liên kết bị phá vỡ trong cấu trúc mạng tinh thể và các nguyên tử bị ion hóa khi chúng rời khỏi vật liệu tiền chất. Vật liệu bị ion hóa được giải phóng và được chuyển bằng Gradient áp lực đến nơi nó được lắng đọng dưới dạng một màng mỏng trên vật liệu nền.

– Độ dày lớp phủ: 0,5-10 (Kết cấu lớp phủ: Đa lớp, Lớp Nanocompozit, Đơn lớn, Lớp gradient, Lớp hợp kim siêu nhỏ)

– Độ cứng: 1.000 – 4.000 HV

– Nhiệt độ kháng: 300 – 1.150 độ C

– Nhiệt độ lắng: 200 – 600 độ C

Công nghệ mạ PVD trải qua 4 giai đoạn chính là “bốc hơi, vận chuyển, phản ứng và lắng đọng“ với quy trình khép kín, đạt chuẩn chất lượng.

3. Quy trình phủ lớp mạ PVD công nghệ chân không

Giai đoạn 1: Bốc hơi kim loại (Evaporation)

Đây là bước mà kim loại chuyển từ thể rắn sang thể hơi. Ở giai đoạn này các nguyên tử kim loại điện cực sẽ tách rời khỏi điện cực do sự hội tụ năng lượng nguồn di chuyển trên bề mặt catot làm cho nó phá vỡ liên kết tinh thể ,tan chảy và bốc hơi, những nguyên tử kim loại Ti, Zr, Cr…. va chạm với các điện tử và các ion khác hiện hữu trong môi trường plasma để trở thành những ion Ti+, Zr+, Cr+… và Ti++, Zr++, Cr++…

Giai đoạn 2: Vận chuyển (Transportation)

Vận chuyển là quá trình các ion Ti+, Zr+, Cr+… và Ti++, Zr++, Cr++… dưới tác dụng của điện trường di chuyển thẳng tiến tới sản phẩm cần mạ.

Giai đoạn 3: Phản ứng (Reaction)

Quá trình các ion kim loại điện cực vận chuyển kết hợp với các ion của khí ,hỗn hợp khí tạo ra màu sắc lớp phủ. Tương ứng với các phản ứng tạo ra các hợp chất khác nhau cho ra các màu sắc khác nhau trong quá trình mạ PVD.

Giai đoạn 4: Lắng đọng (Deposition)

Quá trình lắng đọng các hợp chất kim loại – khí để tạo ra lớp phủ trên bề mặt sản phẩm.

Do tính chất bám phủ chắc chắn của các kim loại có độ cứng cao nên mạ PVD có ý nghĩa rất lớn trong các chi tiết quan trọng của máy móc, thiết bị.

3. Cở sở pháp lý chuyển giao công nghệ mạ PVD

Luật chuyển giao công nghệ năm 2017

Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ

Nếu bạn muốn tìm hiểu về chuyển giao công nghệ nói chung chuyển giao công nghệ mạ PVD nói riêng thì đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi.

Bạn đừng lo vì đội ngũ nhân viên của chúng tôi bao gồm những Luật sư dày dặn kinh nghiệm, đã từng xử lý thành công hàng ngàn hồ sơ chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng, hãy liên hệ cới chúng tôi qua những thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (456 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo