Cách viết hóa đơn bán lẻ kèm bảng kê [Chi tiết nhất 2024]

Trong quá trình sử dụng, hẳn không ít lần các doanh nghiệp gặp phải trường hợp số dòng của một hóa đơn không đủ chỗ để liệt kê danh mục hàng hóa, dịch vụ. Trong lúc này, liệu chủ cửa hàng, doanh nghiệp cần phải làm gì để vẫn đảm bảo chất lượng công việc của mình. Trong bài viết này, ACC sẽ giới thiệu cho quý đọc giả cách viết hóa đơn bán lẻ kèm bảng kê - một công cụ hữu ích giúp giải quyết vấn đề nêu trên của quý bạn đọc

 

1. Hóa đơn bán lẻ là gì?

Hiểu đơn giản, hóa đơn bán lẻ là loại hóa đơn người bán sẽ lập và xuất cho người mua khi giữa họ vừa phát sinh một giao dịch mua bán có tổng trị giá trên 200.000 đồng (Theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Trường hợp người mua không muốn nhận hóa đơn hoặc không cung cấp họ tên, địa chỉ, mã số thuế thì người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp họ tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Ngược lại, với những hóa đơn có tổng trị giá dưới 200.000 đồng, người bán không cần lập hóa đơn bán lẻ, trừ trường hợp người mua yêu cầu. Tuy nhiên, người bán phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đính kèm.

2. Khi nào cần viết hóa đơn bán lẻ kèm bảng kê

Theo Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC, trong khi buôn bán hàng hóa, dịch vụ, nếu danh mục các sản phẩm vượt quá số dòng được quy định trong hóa đơn, người bán hàng có thể xử lý theo 2 cách sau:

2.1 Ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn

  • Người bán ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn. Dòng cuối cùng của hóa đơn trước ghi chú cụm từ “tiếp số sau”; dòng đầu của hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”.
  • Liệt kê danh mục hàng hóa theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác.
  • Thông tin người bán, người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên.
  • Ghi đầy đủ các thông tin khác (nếu có).

2.2 Sử dụng bảng kê 

Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.

3. Cách viết hóa đơn bán lẻ kèm bảng kê

3.1 Nội dung ghi trên hóa đơn

  • Hóa đơn phải viết rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…, năm…”
  • Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
  • Xem thêm cách viết các tiêu thức khác tại đây.

3.2 Nội dung trên bảng kê

Người bán hàng có thể tự do thiết kế bảng kê sao cho phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo những nội dung chính sau:

  • Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
  • Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. 
  • Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
  • Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
  • Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
  • Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.

4. Mẫu bảng kê kèm hóa đơn bán lẻ mới nhất 2022

Cách Viết Hóa đơn Bán Lẻ Kèm Bảng Kê

Cách viết hóa đơn bán kẻ kèm bảng kê chi tiết 2022

5. Giá trị và mục đích sử dụng hoá đơn bán lẻ

Vì hoá đơn bán lẻ là những hoá đơn chỉ được hạch toán nội bộ tại đơn vị mua bán mà không được kê khai khấu trừ thuế, nên giá trị về mặt thuế và pháp lý của chúng khá thấp. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một  điều rằng hoá đơn bán lẻ có vai trò quan trọng đối với các bên tham gia. Chúng thường có những vai trò sau:

  • Là bằng chứng có giá trị chứng minh sự phát sinh giao dịch mua bán giữa chủ cửa hàng, doanh nghiệp và khách hàng trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn.
  • Là công cụ đắc lực giúp chủ cửa hàng, doanh nghiệp quản lý lượng sản phẩm, dịch vụ trong quá trình mua bán, tránh tình trạng thất thoát sản phẩm vì nhiều lý do: sai sót trong quá trình thanh toán, thất lạc sản phẩm khi trưng bày,...
  • Phục vụ cho quá trình lưu trữ, đối chiếu thông tin trong tương lai với các hoạt động phát sinh như bảo hành sản phẩm, thu cũ đổi mới sản phẩm cho khách hàng,...

6. Đối tượng sử dụng hóa đơn bán lẻ hàng hóa

Mặc dù không có nhiều giá trị pháp lý, đối tượng sử dụng hóa đơn bán lẻ hàng hóa vẫn được quy định rõ tại Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Để có một hóa đơn bán lẻ hợp lệ, những đối tượng đó bao gồm:

  • Những tổ chức không phải doanh nghiệp, hộ cá nhân và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh các hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn bán lẻ để giao cho khách hàng.
  • Đối với những đối tượng không thuộc danh sách trên mà thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn bán lẻ.

Trên đây là tất cả những thông tin về hóa đơn bán lẻ cũng như cách viết hóa đơn bán lẻ kèm bảng kê chi tiết nhất 2022, hy vọng sẽ đem lại cho quý đọc giả những kiến thức hữu ích, giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ hotline 1900.3330 để đội ngũ chuyên viên của ACC có thể hỗ trợ bạn hết mình. Ngoài ra, nếu có bất kỳ phản hồi nào, hãy góp ý với chúng tôi để ACC có cơ hội cải thiện bài viết cũng như dịch vụ ngày càng chất lượng hơn.

Email: [email protected]

Website: accgroup.vn 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1155 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo