Những nội dung cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 ra đời thay thế cho Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 với nhiều đổi mới cả về nội dung và cấu trúc. Sau đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn xin mời quý bạn đọc cùng bố cục Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để hiểu rõ hơn về sự thay đổi này.

15 10 2019 073611 Bo Luat To Tung Dan Su 2015

Những nội dung cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có tổng số 517 điều, được bố cục thành 10 phần, 42 chương. So với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 giữ nguyên 63 điều; sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều; bãi bỏ 7 điều, trong đó, bỏ chương về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự và bổ sung các chương về thủ tục rút gọn, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công, yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu bay, tàu biển. Bố cục của Bộ luật cụ thể như sau:

Phần thứ nhất. Những quy định chung, có 11 chương, 185 điều.

Chương I. Nhiệm vụ và hiệu lực của BLTTDS, có 02 điều (Điều 1, Điều 2).

Chương II. Nguyên tắc cơ bản, có 23 điều (từ Điều 3 đến Điều 25).

Chương III. Thẩm quyền của Tòa án, có 03 mục, 20 điều (từ Điều 26 đến Điều 45). Mục 1. Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, gồm 09 điều (từ Điều 26 đến Điều 34); Mục 2. Thẩm quyền của Tòa án các cấp, gồm 08 điều (từ Điều 35 đến Điều 42); Mục 3. Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, gồm 03 điều (từ Điều 43 đến Điều 45).

Chương IV. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng, gồm 17 điều (từ Điều 46 đến Điều 62).

Chương V. Thành phần giải quyết vụ việc dân sự, gồm 05 điều (từ Điều 63 đến Điều 67).

Chương VI. Người tham gia tố tụng, có 02 mục, 23 điều (từ Điều 68 đến Điều 90); Mục 1. Đương sự trong vụ việc dân sự, gồm 07 điều (từ Điều 68 đến Điều 74); Mục 2. Những người tham gia tố tụng khác, gồm 16 điều (từ Điều 75 đến Điều 90).

Chương VII. Chứng minh và chứng cứ, gồm 20 điều (từ Điều 91 đến Điều 110).

Chương VIII. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời, gồm 32 điều (từ Điều 111 đến Điều 142).

Chương IX. Án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác, có 02 mục, 27 điều (từ Điều 143 đến Điều 169); Mục 1. Án phí, lệ phí, gồm có 08 điều (từ Điều 143 đến Điều 150); Mục 2. Các chi phí tố tụng khác, gồm 19 điều ( từ Điều 151 đến Điều 169).

Chương X. Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, có 12 điều (từ Điều 170 đến Điều 181).

Chương XI. Thời hạn tố tụng, có 4 điều (từ Điều 182 đến Điều 185).

Phần thứ hai. Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, có 03 chương, 84 điều (từ Điều 186 đến Điều 269)

Chương XII. Khởi kiện và thụ lý vụ án, có 17 điều (từ Điều 186 đến Điều 202).

Chương XIII. Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử, có 19 điều (từ Điều 203 đến Điều 221).

Chương XIV. Phiên tòa sơ thẩm, có 03 Mục, 48 điều (từ Điều 222 đến Điều 269); Mục 1. Quy định chung về phiên tòa sơ thẩm, gồm 17 điều (từ Điều 222 đến Điều 238); Mục 2. Thủ tục bắt đầu phiên tòa, gồm 07 điều (từ Điều 239 đến Điều 246); Mục 3. Tranh tụng tại tòa, gồm 17 điều (từ Điều 247 đến Điều 269).

Phần thứ ba. Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm, có 03 chương, 46 điều (từ Điều 270 đến Điều 315)

Chương XV. Tính chất của xét xử phúc thẩm và kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, có 15 điều (từ Điều 270 đến Điều 284).

Chương XVI. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm, có 08 điều (từ Điều 285 đến Điều 292).

Chương XVII. Thủ tục xét xử phúc thẩm, có 02 mục, 23 điều (từ Điều 293 đến Điều 315); Mục 1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, gồm 08 điều (từ Điều 293 đến Điều 300); Mục 2. Tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm, gồm 15 điều (từ Điều 301 đến Điều 315).

Phần thứ tư. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn, có 02 chương, 09 điều (từ Điều 316 đến Điều 324)

Chương XVIII. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm, có 06 điều (từ Điều 316 đến Điều 321).

Chương XIX. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp phúc thẩm, có 03 điều (từ Điều 32 đến Điều 324).

Phần thứ năm. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có 03 chương, 36 điều (từ Điều 325 đến Điều 360)

Chương XX. Thủ tục giám đốc thẩm, có 26 điều (từ Điều 325 đến Điều 350).

Chương XXI. Thủ tục tái thẩm, có 07 điều (từ Điều 351 đến Điều 357).

Chương XXII. Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, có 03 điều (từ Điều 358 đến Điều 360).

Phần thứ sáu. Thủ tục giải quyết việc dân sự, có 12 chương, 62 điều (từ Điều 361 đến Điều 422)

Chương XXIII. Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự, có 15 điều (từ Điều 361 đến Điều 375).

Chương XXIV. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, có 05 điều (từ Điều 376 đến Điều 380).

Chương XXV. Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, có 06 điều (từ Điều 381 đến Điều 386).

Chương XXVI. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, có 04 điều (từ Điều 387 đến Điều 390).

Chương XXVII. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết, có 05 điều (từ Điều 391 đến Điều 395).

Chương XXVIII. Công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, có 02 điều (Điều 396 và Điều 397).

Chương XXIX. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, có 03 điều (từ Điều 398 đến Điều 400).

Chương XXX. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu; thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, có 02 điều (Điều 401 và Điều 402).

Chương XXXI. Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công, có 11 điều (từ Điều 403 đến Điều 413).

Chương XXXII. Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam, có 02 điều (Điều 414 và Điều 415).

Chương XXXIII. Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, có 04 điều (từ Điều 416 đến Điều 419).

Chương XXXIV. Thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển, có 03 điều (từ Điều 420 đến Điều 422).

Phần thứ bảy. Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, có 03 chương, 41 điều (từ Điều 423 đến Điều 463)

Chương XXXV. Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, có 09 điều (từ Điều 423 đến Điều 431).

Chương XXXVI. Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, có 03 mục, 19 điều (từ Điều 432 đến Điều 450); Mục 1. Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, gồm 12 điều (từ Điều 432 đến Điều 443); Mục 2. Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, gồm 03 điều (từ Điều 444 đến Điều 446); Mục 3. Thủ tục yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam, gồm 04 điều (từ Điều 447 đến Điều 450).

Chương XXXVII. Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, có 13 điều (từ Điều 451 đến Điều 463).

Phần thứ tám. Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, có 01 chương (Chương XXXVIII), 18 điều (từ điều 464 đến Điều 481)

Phần thứ chín. Thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án, có 01 chương (Chương XXXIX), 07 điều (từ Điều 482 đến Điều 488)

Phần thứ mười (Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự; khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự), có 03 chương, 29 điều (từ Điều 489 đến Điều 515).

Chương XL. Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự, có 10 điều (từ Điều 489 đến Điều 498).

Chương XLI. Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, có 17 điều (từ Điều 499 đến Điều 515).

Chương XLII. Điều khoản thi hành, có 02 điều (Điều 516 và Điều 517).

Mục tiêu của việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS lần này là đổi mới, cải cách thủ tục tố tụng dân sự theo hướng công khai, minh mạch, dân chủ, bảo đảm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo tinh thần cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại, bảo vệ công lý, phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Tòa án là trung tâm của hệ thống tư pháp, là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, đồng thời có nhiệm vụ kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước.

Như vậy, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho quý bạn đọc về nội dung cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, giải đáp được những thắc mắc của độc giả liên quan đến vấn đề này.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (915 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo