Bao giờ Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới? - Luật ACC

Sự cởi mở trong tư duy của xã hội Việt Nam đối với cộng đồng LGBTQ+ cũng phù hợp, tương thích với xu hướng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tính đến tháng 9.2022, đã có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Con số này sẽ được nâng lên 33 nếu Andorra thông qua luật tương tự vào tháng 2.2023. Vậy Bao giờ Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới ? Mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC nha!

Hôn nhân đồng giới tác động thế nào đến xu hướng kết hôn?

KBao giờ Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới? - Luật ACC

I Đồng giới là gì?

Khái niệm về người đồng giới hiện nay chưa được pháp luật quy định, tuy nhiên theo tìm hiểu của tôi thuật ngữ này xuất hiện khi những người có cùng giới tính bị hấp dẫn về mặt tình yêu hay quan hệ tình dục lẫn nhau trong hoàn cảnh nào đó.

LGBT là viết tắt của các danh từ đặc trưng cho xu hướng tính dục của một người bao gồm các từ: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (Lưỡng tính), Transgender (Chuyển giới).

Trong đó,

Lesibian là thuật ngữ chỉ những người mang giới tính nữ bị hấp dẫn về mặt tình yêu, tình dục với người đồng giới. Đặc điểm sinh học của họ không khác gì so với người phụ nữ khác.

Gay cũng tương tự như Lesibian, đây là khái niệm chỉ những người mang giới tính nam bị hấp dẫn về mặt tình yêu, tình dục với người đồng giới.

Như một sự kết hợp, Bisexual là thuật ngữ chỉ những người bị hấp dẫn về mặt tình yêu và tình dục với cả nam hoặc nữ. Họ không có ranh giới thích xu hướng tính dục nào nhiều hơn mà có thể thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời tùy vào hoàn cảnh, cảm xúc.

Transgender chỉ những người đã trải qua những cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính tuy nhiên danh tính không thay đổi dù ngoại hình có thay đổi, hoặc là những người quyết định sống, ăn mặc và hành động theo giới tính mà họ mong muốn rằng họ thực sự thuộc về giới tính đó.

Hiện nay pháp luật không có quy định về khái niệm hôn nhân đồng giới, thuật ngữ này xuất hiện khi có những người ủng hộ, phản đối cộng đồng LGBT về quan hệ hôn nhân. Theo quan điểm của tôi, hôn nhân đồng giới được xem là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học theo mối quan hệ nam - nam hoặc nữ - nữ.

II. Quy định về hôn nhân đồng giới

Bởi vì cộng đồng LGBT được chia thành nhiều đối tượng nên khi kết hôn nếu người Bisexual và người Transgender kết hôn với người khác giới tính thì vẫn được pháp luật công nhân, vì về cơ bản đó vẫn là cuộc hôn nhân dựa trên mối quan hệ nam- nữ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

Tuy nhiên nếu những người thuộc nhóm Gay hoặc Lesibian khi kết hôn muốn được pháp luật công nhận thì không được. Trước đây tại khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 trường hợp kết hôn giữa những người cùng giới tính bị pháp luật cấm, tuy nhiên hiện tại đã bãi bỏ quy định này tại khoản 2 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 vẫn quy định Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, dù không còn quy định cấm nhưng nếu những người cùng giới tính mong muốn được đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền đều không được. Nhưng nếu như họ muốn tổ chức hôn lễ, sống chung như vợ chồng pháp luật sẽ không cấm.

Trong rất nhiều nội dung cần sửa đổi của Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNVGĐ) thì vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính (NCGT) đang nhận được quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Vấn đề nên hay không nên thừa nhận hôn nhân đồng giới (HNĐG) đang phát sinh những quan điểm trái chiều nhau. Hiện nay có hai quan điểm chủ đạo: i) không nên công nhận HNĐG vì điều này trái với quy luật tự nhiên của cuộc sống; ii) nên công nhận HNĐG vì mọi người sinh ra là bình đẳng bất kể người đó có xu hướng tính dục và bản dạng giới như thế nào.

III. Bao giờ Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới

Trước đây, tại Khoản 5, Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Ngoài ra, theo Điểm e, Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21.11.2001, việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế xã hội, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng tại Khoản 2, Điều 8 quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15.7.2020, những người đồng giới kết hôn với nhau không còn bị phạt.

“Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền"

Kết hôn đồng giới là vấn đề còn khá nhạy cảm ở hiện nay bởi đây còn là vấn đề có nhiều tranh cãi.

Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vẫn là thiểu số trong tổng số quốc gia, lãnh thổ trên toàn thế giới. Quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới chính là Hà Lan. Dự luật về hôn nhân đồng giới được nước này thông qua vào năm 2000Luật bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/4/2001.

Vào ngày 1/6/2003, Bỉ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Tiếp đến là Tây Ban Nha, Canada (năm 2005), Nam Phi (2006), Na Uy, Thụy Điển (năm 2009), Argentina, Bồ Đào Nha, Iceland (năm 2010), Đan Mạch (năm 2012), New Zealand, Pháp, Uruguay, Brazil (năm 2013), Anh (năm 2014), Luxembourg, Cộng hòa Ireland (năm 2015), Colombia (năm 2016), Đức, Úc, Phần Lan, Malta (năm 2017). Áo, Ecuador, Đài Loan (năm 2019), Costa Rica (năm 2020). Tính đến năm 2021, hôn nhân đồng giới được công nhận hợp pháp tại 29 quốc gia (toàn quốc hoặc nhiều khu vực), gần đây nhất là vào ngày 7/12/2021, Chile đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, cho phép các cặp đồng giới kết hôn, bắt đầu từ tháng 3 năm 2022.

Đối với quan niệm của Việt Nam xuất phát từ nhiều quan điểm truyền thống của nhiều người nên không chấp nhận người đồng tính.  Mặc dù trong xã hội hiện nay có cái nhìn tích cực hơn về người đồng tính nhưng vẫn chưa ủng hộ họ có quyền đầy đủ như người dị tính.

Trong hoàn cảnh ở nước ta hiện nay, Chính phủ cho rằng Nhà nước và pháp luật không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng cũng không nên can thiệp hành chính vào quyền được sống theo bản dạng giới, khuynh hướng tính dục; cần tôn trọng việc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính cũng như các thỏa thuận của họ trong việc xác lập, giải quyết các vấn đề phát sinh từ cuộc sống chung. Ngoài ra, pháp luật cũng cần có quy định thích hợp để giúp họ giải quyết ổn thỏa các hậu quả pháp lý của việc sống chung này (tài sản, con cái... - NV) nhằm góp phần bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của các đương sự và sự ổn định của xã hội.

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về vấn đề kết hôn đồng giới theo quy định của pháp luật . Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (624 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo