Thủ tục thành lập công ty cơ khí chi tiết (Cập nhật 2024)

 

 

Cơ khí là một ngành khoa học kỹ thuật, có tính ứng dụng cao trong sản xuất và tiêu dùng, có thể tham gia vào các quá trình trong một vòng đời của sản phẩm, thiết bị, máy móc như thiết kế, phân tích, chế tạo và sửa chữa,…

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, cơ hội và tiềm năng cho các công ty cơ khi là rất lớn. Vậy, thủ tục xin cấp giấy phép thành lập công ty cơ khí cần thực hiện như thế nào?

cac-thu-tuc-can-thuc-hien-sau-khi-thanh-lap-cong-ty-tai-phu-tho-1-1

 Mở công ty cơ khí

1. Những hiểu biết cần có trước khi thành lập công ty cơ khí

Theo quy định tại Phụ lục 4 Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện Luật đầu tư 2014, cơ khi là ngành nghề kinh doanh thông thường, nên để bắt đầu kinh doanh ngành nghề này chỉ cần tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp.  Để tiến hành đăng ký doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp theo Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014. Nếu thuộc các trường hợp không có quyền này, cá nhân, tổ chức đó không thể đăng ký doanh nghiệp được. 

Trước hết, bạn cần quyết định loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập, như công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc doanh nghiệp tư nhân. Sự lựa chọn này sẽ phụ thuộc vào yếu tố như quy mô, cấu trúc vốn, và mục đích kinh doanh. Các loại hình công ty như sau:

  • Công ty TNHH một thành viên: Phù hợp cho chủ sở hữu duy nhất, vốn điều lệ tối thiểu 20 tỷ đồng.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Phù hợp cho nhiều chủ sở hữu, vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng.
  • Công ty cổ phần: Phù hợp cho huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư, vốn điều lệ tối thiểu 3 tỷ đồng.

2. Hồ sơ thành lập công ty cơ khí cần bao gồm những gì?

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp hay được lựa chọn là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Ví dụ:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Đây là một biểu mẫu chính thức mà bạn phải điền thông tin về doanh nghiệp của mình, bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, mục đích kinh doanh, cấu trúc tổ chức, và các chi tiết khác liên quan.

  • Điều lệ công ty: Điều lệ công ty là tài liệu quan trọng nhất định các quy định và điều kiện về cách hoạt động và quản lý của doanh nghiệp. Nó gồm các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của cổ đông, cách thức quản lý doanh nghiệp, và quy định về phân chia lợi nhuận.

  • Danh sách thành viên/cổ đông: Đây là danh sách các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu hoặc tham gia vào doanh nghiệp, bao gồm thông tin cá nhân hoặc thông tin liên lạc.

  • Giấy ủy quyền (nếu có): Nếu có bất kỳ người nào được ủy quyền thực hiện các hành động đại diện cho doanh nghiệp, giấy ủy quyền sẽ cung cấp thông tin về việc ủy quyền và phạm vi của quyền hạn đó.

  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông: Các bản sao chứng thực cá nhân bao gồm chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ tương tự của các cá nhân liên quan đến doanh nghiệp. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

           a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

           b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy                 định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

           c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ  chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(Căn cứ pháp lý: Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

  • Vốn điều lệ: Đây là số tiền mà doanh nghiệp cam kết để hoạt động. Vốn điều lệ có thể được góp vào doanh nghiệp từ các cổ đông hoặc các nguồn khác nhau khác tùy theo loại hình doanh nghiệp.
thu-tuc-hoan-thue-gtgt-1
Hồ sơ thành lập công ty cơ khí bao gồm những gì? 

3. Một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực cơ khí

2410 Sản xuất sắt, thép, gang
2431 Đúc sắt, thép
2511 Sản xuất các cấu kiện kim loại
2591 Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại
2592 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
2593 Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng
2610 Sản xuất linh kiện điện tử
2710 Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện
3312 Sửa chữa máy móc, thiết bị
3313 Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học
3314 Sửa chữa thiết bị điện
3315 Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)
3319 Sửa chữa thiết bị khác
3320 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

4. Quy trình thành lập công ty cơ khí gồm những bước nào?

Muốn thành lập một công ty cơ khí, việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ là một trong những bước quan trọng và cần thiết, hồ sơ sẽ bao gồm: 

  • Kế hoạch kinh doanh và điều lệ công ty.
  • Danh sách các thành viên/cổ đông, thông tin cá nhân và giấy tờ chứng thực cá nhân của họ.
  • Chọn tên cho công ty và kiểm tra tính khả dụng của tên đó.
  • Chuẩn bị các tài liệu khác như giấy ủy quyền (nếu có).

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư, quá trình này yêu cầu những bước sau:

  • Hoàn thành các biểu mẫu đăng ký doanh nghiệp theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Nộp hồ sơ và các tài liệu liên quan đến cơ quan này.
  • Đóng phí đăng ký theo quy định.

Sở kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp nhận hồ sơ của bạn, sau đó sẽ xem xét hồ sơ và cấp giấy phép đăng ký thành lập công ty cơ khí nếu tất cả yêu cầu được đáp ứng. Sau khi nhận được giấy pháp đăng ký doanh nghiệp, công ty cơ khí đã đăng kí được công nhận là một thực thể pháp lý và có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Mỗi công ty đều sẽ cần có thương hiệu riêng, vậy nên việc chuẩn bị mẫu dấu cho công ty và khắc dấu theo quy định của pháp luật là việc hết sức cần thiệt. Công ty cơ khí vừa thành lập đã được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp phép kinh doanh sẽ thực hiện công bố mẫu dấu của công ty theo quy định tại cơ quan quản lí kinh doanh.

Ngoài ra, để vận hành và quản lí tài chính công ty một cách dễ dàng và thuận lơi, công ty cơ khí cần tìm một ngân hàng phù hợp với loại hình kinh doanh của mình và tiến hành mở tài khoản doanh nghiệp. Công ty phải cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết theo đúng pháp luật từ cơ quan đăng ký doanh nghiệp để mở tài khoản.

Và đặc biệt quan trọng, công ty cơ khí sau khi thành lập có nghĩa vụ đăng kí với cơ quan thuế tại địa phương để ghi nhận mã số thuế và đăng ký loại hình kê khai phù hợp, phải cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết theo đúng pháp luật từ cơ quan đăng ký doanh nghiệp để hoàn thành quy trình đăng ký thuế.

chung-tu-khach-hang-can-cung-cap

 Quy trình thành lập công ty cơ khí

5. Thủ tục, đăng ký doanh nghiệp thông qua đăng ký trực tiếp và trực tuyến

Hiện nay, có hai cách để thực hiện đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thêm một số thủ tục về thuế, về con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp

Cách 1: Đăng ký trực tiếp:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Đối với cách đăng ký trực tiếp: 100.000 đồng/lần/hồ sơ.

Cách 2: Đăng ký qua mạng điện tử 

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP; 

Đối với cách đăng ký qua mạng điện tử: Miễn lệ phí (Thông tư số 130/2017/TT-BTC)

Nếu sử dụng chữ ký số:

Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Nếu sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh 

Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thông báo hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP.

9. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến xin cấp giấy phép mở công ty cơ khí 

Thời hạn để góp đủ vốn điều lệ là bao nhiêu lâu để thành lập công ty cơ khí?

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì trong trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp các thành viên phải góp đủ vốn, nếu sau thời hạn này mà doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký thì phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Có những loại thuế cần đóng sau khi thành lập công ty cơ khí?

Sau khi thành lập công ty cơ khí thì doanh nghiệp cần lưu ý đóng các loại thuế cho cơ quan thuế gồm: Thuế Môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất ( Nếu doanh nghiệp thuế đất của nhà nước ).

Cần lưu ý những gì khi thành lập công ty cơ khí?

yeu-cau-ve-hoat-dong-cua-doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai
Những lưu ý khi thành lập công ty cơ khí

Khi thành lập một công ty cơ khí sẽ có rất nhiều rủi ro, vậy nên chúng ta cần phải nắm rõ những lưu ý cần thiết để giảm thiểu những rủi ro ấy.

Đối với lĩnh vực kinh doanh: Cần phải chủ động nắm bắt thị trường và xu hướng trong lĩnh vực cơ khí, từ đó xác định rõ mục tiêu và lợi ích cạnh tranh của công ty. Xây dựng và phát triển một kế hoạch kinh doanh chi tiết và chiến lược tiếp thị để tối ưu hóa hoạt động trong lĩnh vực cơ khí này.

Địa điểm kinh doanh: Tập trung nghiên cứu thị trường và đánh giá các vị trí tiềm năng dựa trên yếu tố như mật độ dân số, tiềm năng kinh doanh, và tiện ích giao thông, thông qua đó cọn địa điểm phù hợp với nhu cầu hoạt động của công ty, bao gồm cả việc xem xét cơ sở sản xuất, văn phòng, và tiện ích khác cần thiết. 

Về nhân sự: Phải xác định các vị trí công việc cần tuyển dụng trong công ty cơ khí. Tuyển dụng nhân viên có đủ năng lực và kỹ năng chuyên môn cần thiết, bao gồm cả kỹ sư cơ khí, kỹ thuật viên và lao động sản xuất. Đào tạo chuyên môn và phát triển nhân viên để đảm bảo họ đáp ứng được yêu cầu công việc và cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng.

Về nguồn vốn: Trước khi thành lập công ty phải xác định được số số vốn tối thiểu và số vốn cần thiết để triển khai hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra có thể xem xét thêm các phương thức huy động vốn như vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư từ cổ đông hoặc đối tác.

Đối với kinh tế thị trường: Tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong lĩnh vực cơ khí, phân tích cạnh tranh và xác định điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, từ đây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp dựa trên thông tin thị trường, bao gồm cả chiến lược giá cả, tiếp thị và phân phối sản phẩm.

Chi phí dịch vụ tư vấn về xin giấy phép mở công ty cơ khí của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về xin giấy phép mở công ty cơ khí không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về xin giấy phép mở công ty cơ khí uy tín, trọn gói cho khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (377 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    Huỳnh Hoàng Phúc
    Tôi muốn nhờ ACC xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ Cty tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo