Thành lập công ty hoá chất có vốn nước ngoài

Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp này, việc thành lập công ty hóa chất vốn nước ngoài tại Việt Nam trở thành một lựa chọn hấp dẫn. Bài viết "Thành lập công ty hóa chất vốn nước ngoài" do công ty Luật ACC cung cấp sẽ mang đến cho bạn cái nhìn chi tiết về quy trình, điều kiện và những lưu ý quan trọng khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất tại Việt Nam.

Quy trình thành lập công ty hóa chất vốn nước ngoài

  1. Chuẩn bị hồ sơ: Bao gồm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép kinh doanh, và các tài liệu liên quan khác. Hồ sơ cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam.
  2. Xin giấy phép đầu tư: Để thành lập công ty hóa chất, nhà đầu tư nước ngoài cần xin giấy phép đầu tư từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  3. Đăng ký kinh doanh: Sau khi có giấy phép đầu tư, bước tiếp theo là đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý địa phương.

Điều kiện và lưu ý

  • Vốn điều lệ: Tùy thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của công ty, nhà đầu tư cần đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ theo quy định pháp luật Việt Nam.
  • Yêu cầu về an toàn môi trường: Ngành công nghiệp hóa chất đặc thù đòi hỏi các tiêu chuẩn cao về an toàn và bảo vệ môi trường. Do đó, công ty cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan.
  • Nhân sự chuyên môn: Công ty cần có đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, đáp ứng các yêu cầu về an toàn và vận hành trong lĩnh vực hóa chất.

Tại sao nên chọn Luật ACC?

Công ty Luật ACC với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và pháp lý, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn toàn diện, từ khâu chuẩn bị hồ sơ, xin giấy phép đầu tư, đến đăng ký kinh doanh và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. Luật ACC luôn đồng hành cùng khách hàng, đảm bảo quá trình thành lập công ty diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Nếu bạn đang có kế hoạch thành lập công ty hóa chất vốn nước ngoài tại Việt Nam, hãy liên hệ ngay với Luật ACC để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất. Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn hiện thực hóa dự án một cách hiệu quả và an toàn.

Thành lập công ty hoá chất có vốn nước ngoài

Thành lập công ty hoá chất có vốn nước ngoài

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Luật Đầu tư 2014
  • Nghị định 43/2010/NĐ-CP
  • Nghị định 108/2006/NĐ-CP

II. Điều kiện chung khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

1. Lĩnh vực đầu tư không nằm trong các lĩnh vực bị cấm đầu tư gồm

  • Đầu tư các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng
  • Đầu tư các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam
  • Đầu tư các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường
  • Đầu tư các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế
  • Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải đảm bảo các điều kiện đầu tư theo quy định

2. Điều kiện trong từng lĩnh vực cụ thể như sau

  • Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất
    + Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án phù hợp quy hoạch phát triển của địa phương
    + Phải có năng lực tài chính để thực hiện dự án
    + Đảm bảo các điều kiện về môi trường, an ninh trật tự

  • Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại
    + Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án
    + Phải có năng lực tài chính và năng lực kinh nghiệm để thực hiện dự án
    + Việc xuất, nhập khẩu và phân phối các mặt hàng phải có mã HS và không thuộc trường hợp cấm, hạn chế xuất nhập khẩu, phân phối và phù hợp với lộ trình theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
    + Đáp ứng các điều kiện về chứng chỉ hành nghề và điều kiện về vốn đầu tư, vốn pháp định theo quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể
    + Đáp ứng tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong từng dự án cụ thể

  • Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ
    + Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đăng ký các ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO
    + Phải đảm bảo các điều kiện cụ thể theo biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO
    + Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án
    + Nhà đầu tư phải chứng minh năng lực kinh nghiệm để thực hiện dự án đầu tư
    + Nhà đầu tư phải chứng minh năng lực tài chính để thực hiện dự án.

Trên đây là những điều kiện cơ bản chung đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam.

II. Điều kiện về quy định đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Để được đầu tư kinh doanh tại Việt Nam một cách hợp pháp, nhà đầu tư nước ngoài không chỉ phải tuân thủ các điều kiện chung khi thành lập doanh nghiệp mà còn phải đảm bảo đạt được những điều kiện riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể:

1. Điều kiện đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn từ đầu thành lập công ty

  • Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020, công ty/doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được quy định tại Điều 9 của bộ luật này. Nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép tham gia một số ngành, nghề được nhà nước cho phép đầu tư và không được tham gia những ngành, nghề bị cấm;
  • Để chuẩn bị cho việc thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài cần có: dự án đầu tư; làm thủ tục xin cấp (điều chỉnh) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Điều kiện đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua vốn góp, mua cổ phần

  • Theo quy định tại Điều 24, Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường được quy định tại Khoản 3 Điều 9 của bộ luật này và Điều 15, 16, 17 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
  • Phải bảo đảm quốc phòng, an ninh căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư 2020;
  • Tuân thủ quy định của luật đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

3. Điều kiện về chủ thể và quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài

Chủ thể đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân trên 18 tuổi, tổ chức, doanh nghiệp mang quốc tịch của thành viên WTO hoặc có ký điều ước song phương liên quan đến đầu tư với Việt Nam.Tuy nhiên, một số ngành nghề mà chỉ nhà đầu tư nước ngoài là pháp nhân mới được phép đầu tư tại Việt Nam. Những nhà đầu tư cá nhân mang hộ chiếu có nội dung “đường lưỡi bò” sẽ không thể góp vốn đầu tư tại Việt Nam hoặc đảm nhận vai trò người đại diện quản lý phần vốn đầu tư cho các tổ chức hoặc công ty được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

Không có quy định cụ thể về quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài từ bất kỳ quốc gia nào đều có thể đầu tư tại Việt Nam, miễn là tuân thủ các quy định pháp luật và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần phải được phê duyệt và tuân thủ các quy định liên quan đến an ninh quốc gia, cạnh tranh, và phê duyệt doanh nghiệp. Các điều khoản cụ thể về quy định chủ thể và quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài có thể được tìm thấy trong các luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật khác liên quan đến việc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

4. Điều kiện về năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài phải có đủ năng lực tài chính để đầu tư và cần chứng minh được năng lực tài chính đầu tư tại Việt Nam tùy theo ngành nghề đã chọn. Tuy nhiên, các yêu cầu tài chính cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào các quy định và chính sách cụ thể của chính phủ Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài phải tiến hành thẩm định và làm quen với các luật và quy định liên quan điều chỉnh lĩnh vực họ đã chọn để đảm bảo họ đáp ứng tất cả các yêu cầu tài chính cần thiết trước khi tiến hành kế hoạch đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo ý kiến ​​của các cố vấn pháp lý và tài chính có chuyên môn về luật đầu tư của Việt Nam để đảm bảo tuân thủ.

5. Điều kiện về trụ sở công ty dự định đăng ký và địa điểm thực hiện dự án

Nhà đầu tư nước ngoài cần có địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thông qua hợp đồng thuê địa điểm, hợp đồng thuê nhà, thuê đất, và giấy tờ nhà đất hợp pháp của bên cho thuê để làm trụ sở công ty và địa điểm thực hiện dự án.

Đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, nhà đầu tư phải chứng minh đủ điều kiện cho thuê nhà xưởng và có hợp đồng thuê nhà xưởng trong các cụm, khu công nghiệp.

6. Điều kiện về năng lực kinh nghiệm và các điều kiện đặc thù theo lĩnh vực đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện cụ thể đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài. Đối với lĩnh vực thương mại, bán buôn bán lẻ hàng hóa, nhà đầu tư cần chứng minh có năng lực kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư.

III. Thủ tục thành lập công ty hoá chất có vốn đầu tư nước ngoài 

1. Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư

Đối với một số dự án đầu tư, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các trường hợp quyết định chủ trương đầu tư và hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định chi tiết trong Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Sua khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, trong thời hạn 5 -15 ngày, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

2. Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các giấy tờ và tài liệu sau: 

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, quy mô đầu tư, mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, thời hạn, tiến độ đầu tư, địa điểm thực hiện dự án, nhu cầu về lao động, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao chứng thực CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư: 

  • Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nếu công ty đặt trụ sở ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Nhà đầu tư sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan đăng ký đầu tư nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hồ sơ thành lập công ty bao gồm các tài liệu sau: 

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
  • Điều lệ công ty 100% vốn nước ngoài;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, danh sách là cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên/cổ đông là cá nhân; quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các tài liệu khác tương đương chứng minh tư cách pháp lý đối với thành viên/cổ đông là tổ chức; văn bản ủy quyền, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền của thành viên/cổ đông là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lưu ý: các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật, công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp cho Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính hoặc nộp trực tuyến lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong vòng 03 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

4. Bước 4: Đăng bố cáo thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

5. Bước 5: Làm con dấu pháp nhân

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.

6. Bước 6: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài cần thực hiện các công việc sau:

  • Đăng ký chữ ký số: Chữ ký số là một ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp có thể ký các văn bản, tài liệu điện tử giống như ký và đóng dấu các văn bản thông thường. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều dùng chữ ký số. Hiện nay có các chữ ký số phổ biến như ACC, Viettel, BKAV, VNPT, …
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài cần có ít nhất 01 tài khoản ngân hàng đứng tên doanh nghiệp để nộp thuế, thực hiện các giao dịch, nhận thanh toán, …
  • Đăng ký kê khai thuế qua mạng: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tiến hành đăng nhập hệ thống thuế điện tử (Etax) với tài khoản cấp bởi cơ quan thuế để tiến hành đăng ký các tờ khai cần thiết.
  • Đăng ký các loại giấy phép con liên quan.

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo