Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh khách sạn tại Việt Nam Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh khách sạn tại Việt Nam đang là xu hướng đầu tư hấp dẫn nhờ sự phát triển mạnh ngành du lịch. Để thành công, các nhà đầu tư cần nắm vững các quy định pháp lý và yêu cầu cụ thể của thị trường Việt Nam. Trong bài viết dưới đây của Luật ACC, chúng ta sẽ tìm hiểu về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh khách sạn tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh khách sạn tại Việt Nam có được không?
1. Kinh doanh khách sạn là gì?
Kinh doanh dịch vụ khách sạn được ghi nhận trong Biểu Cam kết WTO tại CPC 64410 dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn. Kinh doanh lĩnh vực khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu ăn, nghỉ ngơi và giải trí của họ tại các địa điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận.
2. Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh khách sạn tại Việt Nam có được không?
Kinh doanh dịch vụ khách sạn được ghi nhận trong Biểu Cam kết WTO tại CPC 64410 mà Việt Nam là thành viên với nội dung là:
- Không hạn chế.
- Không hạn chế.
- Không hạn chế, ngoại trừ trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập, việc cung cấp dịch vụ cần tiến hành song song với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Sau đó không hạn chế.
- Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, kinh doanh dịch vụ lưu trú là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý.
Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép đầu tư vào kinh doanh khách sạn tại Việt Nam. Đây là ngành nghề thuộc ngành nghề có điều kiện đối với nhà tư nước ngoài, do đó, khi nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện đầu tư kinh doanh lĩnh vực này cần thực hiện dưới hình thức góp vốn với đối tác Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh.
>>> Xem thêm bài viết Quy định cấp Giấy chứng nhận đầu tư Việt Nam (Mới nhất 2024) để biết thêm thông tin
3. Điều kiện kinh doanh khách sạn tại Việt Nam
Để kinh doanh khách sạn hợp pháp tại Việt Nam, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những điều kiện này không chỉ liên quan đến việc đăng ký kinh doanh mà còn bao gồm các quy định về an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự.
3.1. Về đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kinh doanh phù hợp với loại hình doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. Ngành nghề lựa chọn đăng ký gồm các ngành, nghề về dịch vụ lưu trú và ăn uống.
doanh nghiệp khách sạn có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú ăn uống như Công ty Cổ phần; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty TNHH một thành viên; Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty hợp danh.
3.2. Về an toàn thực phẩm:
Theo điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, nhà hàng trong khách sạn là cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm theo Điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010 và các điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bao gồm:
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
- Tùy từng loại thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây: quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; quy định về bảo quản thực phẩm.
3.3. Về phòng cháy chữa cháy:
Doanh nghiệp cần đảm bảo điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy tại nhà hàng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:
- Phải có biển báo, sơ đồ chỉ dẫn PCCC và thoát nạn theo quy chuẩn
- Có lực lượng PCCC được huấn luyện và sẵn sàng chữa cháy tại chỗ
- Có phương án chữa cháy được phê duyệt
- Hệ thống điện, chống sét phải đảm bảo an toàn PCCC theo quy chuẩn
- Có đầy đủ hạ tầng phục vụ chữa cháy (giao thông, nước, thông tin) và các thiết bị PCCC theo quy định
- Có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC (trừ một số trường hợp đặc biệt)
3.4. Về cơ sở vật chất:
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, kinh doanh khách sạn cần đảm bảo tối thiểu các điều kiện về cơ sở vật chất sau:
- Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
- Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
- Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
- Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
- Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
3.5. Về an ninh, trật tự:
Nhà hàng khách sạn cần đảm bảo đủ điều kiện về an ninh, trật tự, được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự theo quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, bao gồm:
- Doanh nghiệp phải được đăng ký/cấp phép theo luật Việt Nam
- Đáp ứng các yêu cầu về người chịu trách nhiệm an ninh trật tự: nếu là người Việt Nam thì không được đang bị khởi tố, có án tù trên 3 năm chưa xóa án tích, đang chấp hành án, bị áp dụng biện pháp giáo dục, nghiện ma túy. nếu là Việt kiều hoặc người nước ngoài thì phải được cấp phép cư trú
- Đáp ứng điều kiện về PCCC theo quy định
- Phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự, bao gồm xác định khu vực cần tăng cường an ninh, biện pháp thực hiện, lực lượng và phương tiện thường xuyên. phương án chỉ đạo, phối hợp với chính quyền địa phương, phương án xử lý tình huống khẩn cấp
>>> Xem thêm bài viết Đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn (Cập nhật 2024) để biết thêm chi tiết
4. Thủ tục kinh doanh khách sạn tại Việt Nam
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn tương đối phức tạp vì cần khá nhiều giấy tờ. Các bước thực hiện cơ bản như sau:
Bước 1: Đăng ký giấy phép kinh doanh khách sạn.
- Để thành lập công ty kinh doanh khách sạn thì doanh nghiệp cần phải soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nộp lên Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai, các doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự cho khách sạn.
- Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo quy định tại Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có thẩm quyền phải hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đủ điều kiện thì cơ quan Công an phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Bước 3: Xin cấp Giấy phép Phòng cháy chữa cháy cho khách sạn.
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Theo khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, tùy vào đối tượng xin cấp giấy thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có thể là Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
- Nếu hồ sơ hợp lệ, đủ thành phần thì cơ quan công an sẽ tiếp nhận hồ sơ: viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, thiếu thành phần thì trả lại, viết phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.
- Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy theo thông báo nộp phí của cơ quan cấp phép. Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, các cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
- Thời hạn giải quyết: Trong vòng 07-15 ngày làm việc tùy từng loại hồ sơ.
Bước 4: Đăng ký xếp hạng sao khách sạn
- Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký xếp hạng sao cho khách sạn theo khoản 4 Điều 50 Luật Du lịch 2017
- nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều Điều 50 Luật Du lịch 2017. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. Trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Lưu ý khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào kinh doanh khách sạn tại Việt Nam
Để đảm bảo hoạt động đầu tư hiệu quả và tuân thủ đúng quy định pháp luật, các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến pháp lý, thủ tục và điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
Về hình thức đầu tư: nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty kinh doanh dịch vụ khách sạn theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020.
Về tỷ lệ vốn:
- Theo Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành dịch vụ khách sạn là không hạn chế, có điều kiện là trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập, việc cung cấp dịch vụ cần tiến hành song song với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn.
- Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO tính đến nay (2017) đã được 10 năm, do đó, những hạn chế nêu trên đã được loại bỏ. Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào công ty kinh doanh khách sạn với tỉ lệ vốn từ 1% cho đến mức 100%.
- Lĩnh vực khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty kinh doanh khách sạn phải tiến hành đăng ký góp vốn với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Trước khi thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm bài viết Quy định về các loại giấy phép kinh doanh khách sạn 2024 để biết thêm thông tin chi tiết
6. Dịch vụ tư vấn đầu tư kinh doanh khách sạn tại Việt Nam

Dịch vụ tư vấn đầu tư kinh doanh khách sạn tại Việt Nam
Luật ACC là đơn vị tư vấn pháp lý uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh khách sạn tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư và chuyên gia giàu chuyên môn trong ngành du lịch - khách sạn, chúng tôi cung cấp các giải pháp tư vấn toàn diện, đồng hành cùng khách hàng từ giai đoạn lên ý tưởng đến vận hành dự án khách sạn thành công.
Dịch vụ tư vấn của Luật ACC bao gồm:
- Tư vấn thủ tục pháp lý thành lập và đăng ký kinh doanh khách sạn
- Tư vấn về điều kiện, tiêu chuẩn xây dựng và trang thiết bị theo quy định
- Hỗ trợ xin cấp phép kinh doanh lưu trú và các giấy phép liên quan
- Tư vấn về quản lý vận hành, nhân sự và marketing cho khách sạn.
- Hỗ trợ khách hàng trong việc đánh giá khả thi dự án, lập kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm đối tác phù hợp.
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật ACC, chúng tôi đem đến nhiều lợi ích thiết thực như: tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý; được tư vấn chuyên sâu để tránh những rủi ro pháp lý tiềm ẩn; có được chiến lược kinh doanh hiệu quả dựa trên phân tích thị trường chuyên nghiệp. Đặc biệt, với mạng lưới đối tác rộng khắp trong ngành, chúng tôi có thể kết nối khách hàng với các nhà cung cấp dịch vụ uy tín, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và vận hành khách sạn.
Dịch vụ tư vấn đầu tư kinh doanh khách sạn tại Việt Nam
7. Câu hỏi thường gặp
Những loại giấy phép nào cần thiết khi xin giấy phép kinh doanh khách sạn?
Những loại giấy phép nào cần thiết khi xin giấy phép kinh doanh khách sạn
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy phép an ninh trật tự
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy
- Giấy phép cấp hạng cơ sở lưu trú
Thời hạn thực hiện dự án đầu tư lĩnh vực kinh doanh khách sạn là bao lâu?
Kinh doanh khách sạn là lĩnh vực kinh doanh ngoài khu kinh tế. Do đó, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể đầu tư kinh doanh khách sạn tại Việt Nam thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng và các điều kiện kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực lưu trú. Nếu có bất kì vướng mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ Luật ACC. Luật ACC sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng để đảm bảo kế hoạch đầu tư được triển khai đúng luật
Nội dung bài viết:
Bình luận