Đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn là một trong những nội dung bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đối với các cơ sở kinh doanh khách sạn. Cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ, du lịch lĩnh vực kinh doanh khách sạn cũng phát triển không kém. Để kinh doanh thành công khách sạn, bạn không thể không tìm hiểu các quy định pháp luật về lĩnh vực này, một trong số đó là các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về Đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn. Bài viết dưới đây Công ty Luật ACC xin cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin cần thiết về Đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn.
Đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn
1. Đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì Đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn là một loại thủ tục pháp lý mà các cơ sở, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh khách sạn phải lập theo quy định của pháp luật. Các cơ sở đang hoạt động nếu chưa được phê duyệt, xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường thì tùy thuộc vào quy mô hoạt động mà phải lập Đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn chi tiết, Đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn đơn giản trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xem xét theo quy định hiện hành.
2. Tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn?
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Hiện nay cùng với việc phát triển của ngành du lịch và cuộc cạnh tranh thuhút khách, hoạt động kinh doanh khách sạn không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá.
Các khách sạn thải ra một lượng nước thải đáng kể. Nước thải có thể là “nước xám”, là nước thải phần lớn từ các máy giặt, bồn rửa tay, vòi sen, nhà tắm và nước từ máng xối, hoặc là “nước đen”, là nước thải từ các nhà vệ sinh và nước rửa chén bát của nhà bếp. Ở một số điểm du lịch, những loại nước thải này rất ít hoặc hầu như không được xử lý. Các chất ô nhiễm như các loại trực khuẩn đường ruột và các hoá chất được thải trực tiếp vào môi trường. Việc lý nước thải không tốt có thể gây nên ô nhiễm đất và nước mặt và gây suy thoái các nguồn tài nguyên du lịch.
Các khách sạn thải ra một lượng lớn chất thải rắn, bao bì, các loại thức ăn thừa, các vật liệu sử dụng trong công việc vệ sinh và bảo trì, một vài thứ trong số này là độc hại. Trong nhiều trường hợp, chất thải được tập trung tại các thùng rác không thích hợp không phân loại ngay từ đầu hoặc được thải trực tiếp vào môi trường tự nhiên.
Các hoá chất dùng để vệ sinh các phòng khách khách sạn hoặc sử dụng cho các cơ sở giải trí như hồ bơi có thể làm nhiễm bẩn đất, nước ở địa phương và có thể nguy hiểm đối với sức khoẻ của con người. Việc rò rỉ các chất CFCs và HCFCs từ tủ lạnh, máy điều hoà và các thiết bị làm lạnh khác cũng như các hoá chất dùng cho giặt khô, các bình xịt, bình và bọt khí chữa lửa, là những hoá chất góp phần làm suy thoái tầng ôzôn.
Do đó việc lập Đề án bảo vệ môi trường khách sạn là cần thiết để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực khách sạn. Đồng thời, đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho mỗi cơ sở kinh doanh khách sạn ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Từ đó, cơ sở kinh doanh có thể xây dựng được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp.
3. Ai phải lập đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là thông tư 26/2015/TT-BTNMT thì các đối tượng bắt buộc phải lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho khách sạn phải đảm bảo hai điều kiện sau:
- Đối với các cơ sở khách sạn có diện tích sàn hơn 500m2 hoặc hơn 50 phòng
- Đang hoạt động nhưng chưa được phê duyệt, xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường
4. Quy trình thực hiện đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn
Khảo sát, thu thập số liệu về nhà hàng, khách sạn
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực nhà hàng, khách sạn
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của nhà hàng, khách sạn
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường của nhà hàng, khách sạn: khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn
- Xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà hàng, khách sạn
- Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và mẫu khí xung quanh khuôn viên nhà hàng, khách sạn phân tích tại phòng thí nghiệm
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường
- Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của nhà hàng, khách sạn.
- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường tại nhà hàng, khách sạn
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn
- Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại nhà hàng, khách sạn
- Thẩm định và Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.
5. Các câu hỏi thường gặp.
Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường khách sạn, nhà hàng là gì?
Căn cứ Nghị định 18/2015/NĐ – CP và Thông tư 26/2015/TT – BTNMT quy định khách sạn, nhà hàng phải lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản:
- Cơ sở nhà nghỉ, khách sạn có quy mô trên 500 m2 hoặc dưới 50 phòng.
- Cơ sở dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ trên 200 m2.
Quy trình thực hiện như thế nào?
- Khảo sát, thu thập số liệu về khách sạn, nhà hàng, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường của khách sạn, nhà hàng: nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường
- Đề xuất giải pháp xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của khách sạn, nhà hàng
- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường tại khách sạn, nhà hàng
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Trình cơ quan chức năng quản lý về môi trường thẩm định và quyết định phê duyệt.
Cơ quan nào tiếp nhận, thẩm định?
Điều 12 Thông tư 26/2015/TT – BTNMT quy định:
- Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với:
- Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
- Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
- Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận khi được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền bằng văn bản.
Thời điểm nào thực hiện Đề án bảo vệ môi trường?
- Khi cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Đề án bảo vệ môi trường cho khách sạn hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
✅ Đề án: | ⭕ bảo vệ môi trường cho khách sạn |
✅ Cập nhật: | ⭐ 2022 |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận