Đất ở muốn kinh doanh khách sạn là vấn đề được nhiều người quan tâm trong bối cảnh thị trường bất động sản và du lịch ngày càng phát triển. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất ở sang kinh doanh khách sạn không chỉ liên quan đến các quy định pháp luật mà còn đòi hỏi nhiều thủ tục hành chính phức tạp. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ thông tin cụ thể về vấn đề trên.

Đất ở muốn kinh doanh khách sạn được không?
1. Đất ở là gì?
Đất ở là một trong những loại đất quan trọng được quy định tại Luật Đất đai, đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo nhu cầu an cư của người dân. Việc nắm rõ khái niệm, phân loại cũng như các quy định pháp lý liên quan đến đất ở là cơ sở quan trọng để công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình sử dụng đất.
Theo điểm a khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024, Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, là đất làm nhà ở và các mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, cụ thể như sau:
- Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính xã, trừ đất ở đã thực hiện dự án xây dựng đô thị mới theo quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn nhưng vẫn thuộc địa giới đơn vị hành chính xã;
- Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính phường, thị trấn và đất ở nằm trong phạm vi địa giới đơn vị hành chính xã mà đã thực hiện dự án xây dựng đô thị mới theo quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn.
Như vậy, theo quy định nêu trên đất ở được sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở.
2. Đất ở muốn kinh doanh khách sạn được không?
Như đã nêu ở trên, đất ở được sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phục vụ cho đời sống… Trong khi đó, đất được sử dụng để xây khách sạn là đất thương mại, dịch vụ.
Theo Điều 5 Luật Đất đai 2024 có quy định về nguyên tắc sử dụng đất là phải đúng mục đích sử dụng đất. Đồng thời, Điều 31 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đất ở là đất được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo khoản 1 Điều 119 Luật Đất đai 2024
Căn cứ Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định về 07 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm:
- Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
- Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
- Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.
Đồng thời, khoản 3 Điều 121 Luật Đất đai 2024 đã quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc các trường hợp nêu trên thì không phải xin phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy theo quy định mới của Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất có thể tự chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ, kinh doanh khách sạn mà không cần phải xin phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Điều kiện kinh doanh khách sạn trên đất ở
3.1 Điều kiện về cơ sở vật chất
Theo Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP đã quy định về điều kiện cơ sở vật chất khi kinh doanh khách sạn như sau:
- Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
- Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
- Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
- Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
- Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini cho thấy việc đầu tư đúng mức vào cơ sở vật chất sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.
3.2. Điều kiện về giấy phép
Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn là ngành nghề có điều kiện, vì vậy chủ khách sạn cần phải thực hiện thủ tục xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận gồm:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn;
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu có cung cấp dịch vụ ăn uống).
3.3. Điều kiện về an ninh, trật tự
Về giấy phép: Doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về nhân sự: Doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu về người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự như sau:
- Đối với người Việt Nam không được thuộc các trường hợp: đã bị khởi tố hình sự, có tiền án chưa được xóa án tích, đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, bị cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện an ninh, trật tự,…
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài, không thuộc trường hợp chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
- Phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự.
>>> Xem thêm bài viết Tìm hiểu về điều kiện kinh doanh khách sạn hiện nay để biết thêm thông tin chi tiết
4. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn tương đối phức tạp vì cần khá nhiều giấy tờ. Các bước thực hiện cơ bản như sau:
Bước 1: Đăng ký giấy phép kinh doanh khách sạn.
- Để thành lập công ty kinh doanh khách sạn thì doanh nghiệp cần phải soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nộp lên Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai, các doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự cho khách sạn.
- Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo quy định tại Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có thẩm quyền phải hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đủ điều kiện thì cơ quan Công an phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Bước 3: Xin cấp Giấy phép Phòng cháy chữa cháy cho khách sạn.
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Theo khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, tùy vào đối tượng xin cấp giấy thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có thể là Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
- Nếu hồ sơ hợp lệ, đủ thành phần thì cơ quan công an sẽ tiếp nhận hồ sơ: viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, thiếu thành phần thì trả lại, viết phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.
- Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy theo thông báo nộp phí của cơ quan cấp phép. Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, các cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
- Thời hạn giải quyết: Trong vòng 07-15 ngày làm việc tùy từng loại hồ sơ.
Bước 4: Đăng ký xếp hạng sao khách sạn
- Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký xếp hạng sao cho khách sạn theo khoản 4 Điều 50 Luật Du lịch 2017
- nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều Điều 50 Luật Du lịch 2017. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. Trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Dịch vụ tư vấn thành lập khách sạn
Luật ACC tự hào cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập khách sạn chuyên nghiệp với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú. Chúng tôi am hiểu sâu sắc về các quy định pháp luật liên quan đến điều kiện, thủ tục thành lập và vận hành khách sạn, từ đó đưa ra những tư vấn phù hợp nhất cho từng dự án cụ thể của khách hàng.
Dịch vụ tư vấn thành lập khách sạn của Luật ACC bao gồm:
- Tư vấn về điều kiện đầu tư kinh doanh khách sạn;
- Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh;
- Tư vấn về các quy định về an ninh, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Hướng dẫn xây dựng các quy trình quản lý nội bộ và tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của khách sạn.
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập khách sạn của Luật ACC, khách hàng sẽ được hỗ trợ toàn diện để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí và nguồn lực. Đồng thời, việc được tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý tiềm ẩn, đảm bảo hoạt động kinh doanh tuân thủ đúng quy định của pháp luật ngay từ những bước đầu tiên.
6. Câu hỏi thường gặp
Hoàn tất xin giấy phép kinh doanh khách sạn mất bao lâu?
Thông thường, việc hoàn tất các thủ tục và giấy phép cần thiết để kinh doanh khách sạn thường mất từ 45 đến 60 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy trình xử lý của các cơ quan cấp phép cũng như tính đầy đủ của hồ sơ mà bạn đã nộp.
Những loại giấy phép nào cần thiết khi xin giấy phép kinh doanh khách sạn?
Các loại giấy phép cần thiết để kinh doanh khách sạn bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy phép an ninh trật tự
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy
- Giấy phép cấp hạng cơ sở lưu trú
Đất ở có thể được sử dụng để kinh doanh khách sạn nếu đáp ứng được các quy định về quy hoạch, xây dựng và kinh doanh lưu trú. Tuy nhiên, việc thiết lập một khách sạn hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố cần cân nhắc, từ pháp lý đến vận hành. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh khách sạn, hãy liên hệ với Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ toàn diện. Chúng tôi sẽ giúp bạn triển khai dự án thành công.
Nội dung bài viết:
Bình luận