Điều kiện, quy định kinh doanh căn hộ du lịch

Kinh doanh căn hộ du lịch đang là xu hướng đầu tư hấp dẫn trong lĩnh vực bất động sản du lịch tại Việt Nam. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh căn hộ du lịch tuân thủ đúng quy định pháp luật và tránh các rủi ro pháp lý, chủ đầu tư cần nắm rõ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ phân tích chi tiết các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh căn hộ du lịch mà quý khách cần lưu ý trước khi triển khai hoạt động kinh doanh này.

Điều kiện, quy định kinh doanh căn hộ du lịch

Điều kiện, quy định kinh doanh căn hộ du lịch

1. Tiềm năng của loại hình căn hộ du lịch

Căn hộ du lịch, hay còn gọi là condotel, là loại hình bất động sản mới mẻ và phát triển mạnh mẽ về chất lượng lẫn số lượng trong những năm trở lại đây. Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, căn hộ du lịch là Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

Mặc dù có cách thức hoạt động như khách sạn nhưng người dùng lại có thể tùy ý quyết định việc ở lại hay cho thuê mà không chịu bất cứ sự chi phối hay ràng buộc nào. Nó vừa có chức năng của khách sạn lại vừa có chức năng của căn hộ:

  • Chức năng khách sạn vì có hệ thống đặt phòng đi kèm tiện ích, dịch vụ của khách sạn như nhà hàng, đặt tour, bể bơi,…
  • Chức năng của căn hộ vì được thiết kế đa dạng tiện ích với đầy đủ phòng chức năng, nội thất tương tự như căn hộ gia đình, người dùng sống hoặc nghỉ dưỡng đều phù hợp. 

Đầu tư vào căn hộ du lịch mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh và cơ hội sinh lời cho chủ đầu tư. Mô hình này cho phép tối ưu hóa nguồn vốn và đa dạng hóa dòng thu nhập từ bất động sản. Nguồn thu từ việc cho khách du lịch thuê để lưu trú được đánh giá ổn định. Cùng với đó, giá trị lợi nhuận thường tăng cao trong những mùa du lịch cao điểm

Đối với người dùng, căn hộ du lịch mang đến nhiều giá trị. Nhất là vị trí địa lý và không gian bên trong căn hộ. Hầu hết những căn hộ du lịch được xây dựng hiện nay đều nằm tại tuyến đường trung tâm hoặc gần các khu du lịch nổi tiếng. Do vậy, mọi hoạt động thư giãn, giải trí, nghỉ ngơi đều vô cùng thuận tiện. 

Đặc biệt, không như khách sạn, Condotel mang đến cho người dùng cảm giác ấm cúng, thân thuộc như đang ở nhà. Điều này là điểm đặc trưng thu hút được khách du lịch.

>>> Xem thêm bài viết Căn hộ condotel là gì? Một số rủi ro khi đầu tư condotel để biết thêm thông tin chi tiết.

2. Điều kiện để kinh doanh căn hộ du lịch

Điều kiện để kinh doanh căn hộ du lịch

Điều kiện để kinh doanh căn hộ du lịch

Kinh doanh dịch vụ lưu trú bằng hình thức căn hộ du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú phải đáp ứng các điều kiện sau:

2.1. Điều kiện chung:

Điều 49 Luật Du lịch 2017, để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch là căn hộ du lịch thì trước hết cần đáp ứng các điều kiện chung như sau:

  • Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

2.2. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ

Theo khoản 1 Điều 24 của Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, được sửa đổi bổ sung theo khoản 3 Điều 5 của Nghị định 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018, quy định điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với căn hộ du lịch:

  • Phải có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh; 
  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới. 

2.3. Điều kiện về chủ thể được phép kinh doanh căn hộ du lịch

Căn cứ Điều 50 Luật Du lịch 2017 quy định chủ thể được phép kinh doanh căn hộ du lịch là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định. Để được phép kinh doanh căn hộ du lịch, cá nhân, tổ chức cần được cấp phép kinh doanh dịch vụ lưu trú. 

Điều kiện để kinh doanh căn hộ du lịch

3. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh căn hộ du lịch

Căn hộ du lịch là loại hình kinh doanh cơ sở lưu trú. Vì vậy, hồ sơ xin phép kinh doanh căn hộ du lịch tương ứng với hồ sơ xin phép kinh doanh dịch vụ lưu trú quy định tại Điều 49 Luật Du lịch năm 2017, cụ thể như sau:

  • Giấy phép kinh doanh: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch cần thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tùy vào từng loại hình doanh nghiệp
  • Hồ sơ chứng minh căn hộ du lịch đáp ứng các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm: bao gồm các loại giấy phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép cam kết bảo vệ môi trường
  • Hồ sơ chứng minh căn hộ du lịch đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch, về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ được quy định cụ thể tại Điều 24 Nghị định 168/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3, 4 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP)

Khi đăng ký kinh doanh căn hộ du lịch, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn. Các bước trong quy trình được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập  tùy vào từng loại hình doanh nghiệp như đã nêu ở mục 3.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động  trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp để tiến hành sửa đổi, bổ sung.

Bước 4: Công bố thông tin

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Thông báo hoạt động căn hộ du lịch

Trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, khách sạn có trách nhiệm gửi Thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi khách sạn đặt trụ sở.

Thông báo gồm các nội dung sau:

  • Tên, loại hình, quy mô của khách sạn;
  • Địa chỉ khách sạn, thông tin về người đại diện theo pháp luật;
  • Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ.

Bước 6: Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch. 

Bước 7: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc công tác kiểm tra, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra đến khách sạn.

Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch không đáp ứng điều kiện tối thiểu tương ứng với loại hình cơ sở lưu trú du lịch nêu trên, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu cơ sở lưu trú du lịch bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch phù hợp. 

Cơ sở lưu trú có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch.

>>> Xem thêm bài viết Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn mới nhất để biết thêm thông tin.

4. Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ căn hộ du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng khách sạn của mình. Căn hộ du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao theo quy định tại Điều 50 Luật Du lịch 2017.

Hồ sơ đăng ký công nhận hạng căn hộ du lịch bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu heo Mẫu số 07 tại Phục lục II ban hành kèm Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL;
  • Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
  • Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.

5. Dịch vụ đăng ký thành lập căn hộ du lịch tại Luật ACC

Luật ACC cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ toàn diện trong việc đăng ký thành lập căn hộ du lịch.. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản và du lịch, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp tối ưu, đảm bảo việc đăng ký thành lập căn hộ du lịch của quý khách được thực hiện nhanh chóng, chính xác và tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Dịch vụ  đăng ký thành lập căn hộ du lịch của chúng tôi với phạm vi dịch vụ như sau: 

  • Tư vấn các điều kiện và tiêu chuẩn pháp lý để thành lập căn hộ du lịch;
  • Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch;
  • Tư vấn về các nghĩa vụ thuế và kế toán liên quan; 
  • Hỗ trợ thủ tục đăng ký với các cơ quan quản lý du lịch địa phương.

Khi sử dụng dịch vụ tại Luật ACC, quý khách sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí nhờ quy trình xử lý chuyên nghiệp; đảm bảo chuẩn pháp lý trong hồ sơ và tránh rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi và nhận được tư vấn cập nhật về các thay đổi trong quy định pháp luật có liên quan.

>>> Xem thêm bài viết Kinh doanh lưu trú du lịch là gì? Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch để biết thêm thông tin

luat-su-ho-to-dang-ky-thanh-lap-can-ho-du-lich

6. Câu hỏi thường gặp

Kinh doanh căn hộ du lịch không đáp ứng điều kiện về vệ sinh thì bị xử phạt thế nào?

Theo điểm a khoản 5 Điều 13 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nhà vệ sinh theo quy định đối với tổ chức.

Một số trách nhiệm pháp lýbắt buộc đối với cơ sở kinh doanh căn hộ du lịch là gì?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là căn hộ du lịch phải chịu trách nhiệm:

  • Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của khách lưu trú;
  • Ghi đầy đủ và lưu trữ thông tin khách lưu trú vào sổ quản lý/máy tính;
  • Ban hành nội quy quy định về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; phòng cháy và chữa cháy; 
  • Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan công an hoặc quân đội cấp.

Với những quy định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh căn hộ du lịch theo pháp luật hiện hành, việc được tư vấn và hỗ trợ từ một đơn vị có chuyên môn sâu là hết sức cần thiết. Luật ACC luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập và trong suốt quá trình vận hành sau này. Nếu cần hỗ trợ, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và báo giá dịch vụ. Luật ACC cam kết mang đến giải pháp tối ưu với chi phí hợp lý nhất cho doanh nghiệp của quý khách.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo