Kinh doanh homestay không đăng ký giấy phép bị xử phạt như thế nào?

Giấy phép kinh doanh homestay là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh tuân thủ đúng quy định pháp luật. Kinh doanh homestay mà không đăng ký giấy phép không chỉ dẫn đến việc bị xử phạt hành chính mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và sự phát triển của cơ sở. Vậy kinh doanh homestay không đăng ký giấy phép bị xử phạt như nào? Mời quý bạn đọc đến với bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC.

Kinh doanh homestay không đăng ký giấy phép bị xử phạt như thế nào?

Kinh doanh homestay không đăng ký giấy phép bị xử phạt như thế nào?

1. Kinh doanh homestay là gì?

Kinh doanh homestay là hình thức cung cấp dịch vụ lưu trú, trong đó khách du lịch sẽ ở chung nhà với chủ nhà hoặc tại các không gian được thiết kế theo phong cách gần gũi, giống như sinh hoạt tại gia. Khác với khách sạn hay nhà nghỉ truyền thống, homestay không chỉ đơn thuần là nơi nghỉ ngơi mà còn tạo ra trải nghiệm văn hóa đặc sắc cho du khách thông qua việc tương tác với chủ nhà, tham gia vào đời sống thường ngày, và khám phá nét văn hóa bản địa.

Một số mô hình kinh doanh homestay phổ biến hiện nay:

  • Homestay gia đình: Khách ở cùng nhà với gia đình chủ, ăn uống và sinh hoạt chung.
  • Homestay độc lập: Các không gian lưu trú riêng biệt nhưng vẫn giữ nét đặc trưng văn hóa địa phương.
  • Homestay sinh thái: Thường ở các khu vực nông thôn hoặc gần gũi với thiên nhiên, kết hợp với hoạt động bảo vệ môi trường.

>> Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn kinh doanh homestay từ A-Z để nhận được hướng dẫn kinh doanh homestay cụ thể nhất

2. Kinh doanh homestay không đăng ký giấy phép xử phạt như nào?

Kinh doanh homestay mà không đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ bị xem là hoạt động kinh doanh trái phép theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo khoản 7 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, việc kinh doanh homestay không có giấy đăng ký bị xử phạt như sau:

“7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.”

Ngoài ra, việc kinh doanh không đăng kí giấy phép còn phải chịu hình phạt đình chỉ hoạt động và phải nộp lại khoản lợi bất hợp pháp từ việc làm trên theo quy định tại khoản 8 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP:

“a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.”

>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Quy định về các loại giấy phép kinh doanh homestay

3. Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh homestay

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh mô hình homestay phải đáp ứng  được các quy định cụ thể tại Điều 49 Luật Du lịch 2017, bao gồm:

“Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

  1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.”

Như vậy, điều kiện để kinh doanh homestay bao gồm: Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; Đáp ứng điều kiện về giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy,...; Đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ.

>> Tham khảo thêm bài viết liên quan Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh homestay để được hướng dẫn cụ thể nhất

4. Các loại giấy phép khi kinh doanh homestay

Các loại giấy phép khi kinh doanh homestay

Các loại giấy phép khi kinh doanh homestay

4.1  Giấy đề nghị đăng ký cấp phép kinh doanh homestay 

Giấy đề nghị đăng ký cấp phép kinh doanh homestay được quy định chi tiết tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

  1. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

  1. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  2. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.”

4.2 Giấy chứng nhận Phòng cháy chữa cháy

Tùy thuộc vào quy mô và số phòng của homestay, cơ sở có thể phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy hoặc cam kết tuân thủ PCCC. Quy định này đảm bảo an toàn cho khách lưu trú và ngăn ngừa các sự cố cháy nổ.

Nếu homestay có quy mô nhỏ hơn 5 phòng và không thuộc diện phải thẩm duyệt hệ thống PCCC, theo Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị quyết số 25/NQ-Cp ngày 02/06/2010, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2003/NĐ-CP; Nghị định số 130/2006;Nghị định 79/2014/NĐ-CP:

“Các cá nhân, tổ chức không phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy như trước kia mà chỉ cần thông báo bằng văn bản Cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy cùng các tài liệu chứng minh đi kèm là có thể hoạt động ngay mà không cần chờ phản hồi từ phía cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.”

Trường hợp bắt buộc phải xin giấy chứng nhận PCCC: Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các cơ sở lưu trú với quy mô từ 5 phòng trở lên hoặc diện tích trên 300m² phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC.

4.3 Giấy chứng nhận An ninh trật tự

Homestay thuộc nhóm kinh doanh dịch vụ lưu trú nên phải đáp ứng yêu cầu về an ninh trật tự (ANTT). Quy trình xin cấp giấy phép này đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh không gây ảnh hưởng đến an ninh địa phương và thực hiện đúng pháp luật.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận An ninh trật tự được quy định cụ thể tại Nghị định số 72/2009-NĐ-CP.

4.4  Đăng ký chứng nhận xếp hạng homestay

Đăng ký chứng nhận xếp hạng homestay không chỉ là bước quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn tạo niềm tin cho khách hàng. Việc tuân thủ quy trình và các yêu cầu sẽ giúp homestay phát triển bền vững trong ngành du lịch. Căn cứ vào Luật Du lịch Việt Nam và các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan đến xếp hạng cơ sở lưu trú.

Hồ sơ đăng ký chứng nhận xếp hạng homestay được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 50 Luật du lịch 2017:

“4. Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;

c) Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;

d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.”

5. Giấy phép kinh doanh homestay được cấp lại trong trường hợp nào?

Đối với trường hợp cấp lại giấy phép kinh doanh homestay được quy định cụ thể tại Điều 68 và  khoản 1 Điều 94 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Trường hợp cấp lại giấy phép kinh doanh homestay bao gồm:

“Điều 68. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

  1. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị cấp lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
  2. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký địa điểm kinh doanh do bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp hoặc chi nhánh có địa điểm kinh doanh gửi văn bản đề nghị cấp lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.”

“Điều 94. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

  1. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, hộ kinh doanh có thể gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.”

Như vậy, việc cấp lại giấy phép kinh doanh homestay trong trường hợp giấy phép kinh doanh homestay bị mất, bị rách, bị nát, hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể làm hồ sơ xin cấp lại giấy phép kinh doanh homestay tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép.

>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Thủ tục xin cấp lại giấy phép kinh doanh  

6. Kinh doanh homestay có phải đóng thuế không?

Kinh doanh homestay thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật quản lý thuế năm 2019 , đối tượng nộp thuế bao gồm:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người nộp thuế bao gồm:

a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.”

Như vậy, kinh doanh homestay là ngành kinh doanh phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Chủ thể kinh doanh homestay có thể là hộ kinh doanh hoặc các doanh nghiệp. Việc kinh doanh homestay dù kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào thì phải đóng thuế theo quy định của pháp luật.

7. Một số câu hỏi thường gặp

Giấy phép kinh doanh homestay có thời hạn bao lâu?

Thông thường, giấy phép kinh doanh homestay không có thời hạn nhất định mà được cấp một lần và có giá trị vô thời hạn nếu cơ sở không có bất kỳ thay đổi lớn về thông tin hoặc cơ cấu. Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi thông tin về chủ sở hữu, địa chỉ hoặc loại hình kinh doanh, thì cơ sở phải làm thủ tục cập nhật hoặc cấp lại giấy phép.

Giấy phép kinh doanh homestay có thể bị thu hồi trong trường hợp nào?

Giấy phép kinh doanh homestay có thể bị thu hồi nếu cơ sở vi phạm nghiêm trọng các quy định về pháp luật, an ninh trật tự hoặc phòng cháy chữa cháy. Nếu bị phát hiện kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký, hoặc có hành vi gian lận, giấy phép cũng có thể bị thu hồi.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Kinh doanh homestay không đăng ký giấy phép bị xử phạt như thế nào?. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo