Trong bối cảnh du lịch Việt Nam phát triển mạnh, homestay trở thành loại hình lưu trú phổ biến, mang đến trải nghiệm sống như người bản địa cho du khách. Để kinh doanh homestay hợp pháp và hiệu quả, việc đăng ký giấy phép kinh doanh là cần thiết. Thủ tục này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho chủ kinh doanh mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi du khách. Hãy để Luật ACC hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký giấy phép kinh doanh homestay tại Việt Nam.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh homestay
1. Kinh doanh homestay là gì?
Homestay đúng nghĩa là hình thức kinh doanh lưu trú mà khách ở chung và cùng sinh hoạt với chủ nhà. Kinh doanh homestay là loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú, thuộc danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Do đó, chủ homestay nhất thiết phải có giấy phép kinh doanh homestay.
Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy phép này xác nhận rằng chủ homestay đã đáp ứng được các điều kiện của pháp luật của ngành nghề kinh doanh và được Nhà nước cho phép kinh doanh.
>> Tham khảo thêm bài viết Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh nhanh để nhận được hỗ trợ làm giấy phép kinh doanh từ Luật ACC.
2. Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh homestay
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh homestay không quá phức tạp, nhưng vẫn cần tuân theo một số quy định pháp lý cụ thể. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập 2 loại hình kinh doanh homestay: thành lập công ty/ doanh nghiệp kinh doanh homestay và thành lập hộ kinh doanh homestay.
2.1 Thủ tục thành lập công ty kinh doanh homestay
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty (tải mẫu miễn phí)
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở KH&ĐT tại nơi đặt cơ sở kinh doanh bằng 1 trong 3 cách:
- Nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Nộp qua đường bưu điện (dịch vụ VNPost);
- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 3: Chờ nhận kết quả từ 3 - 5 ngày làm việc
- Nếu hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận ĐKKD và con dấu công ty;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản yêu cầu bổ sung và sửa đổi.
2.2 Thủ tục thành lập hộ kinh doanh homestay

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh homestay
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (có thể tải mẫu miễn phí);
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng tại nơi kinh doanh qua một trong hai hình thức:
- Nộp trực tuyến qua trang dịch vụ công;
- Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt nhà nghỉ.
Bước 3: Chờ kết quả trong 3 ngày làm việc:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, chủ hộ kinh doanh sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, sẽ nhận được văn bản yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa.
3. Quy định về điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh homestay
Điều 49 Luật Luật Du lịch 2017 quy định rõ về điều kiện đăng ký kinh doanh homestay nói riêng, đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú nói chung như sau:
"Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này."
Trong đó, theo quy định tại Điều 48 Luật Du lịch 2017 thì những loại hình dưới đây sẽ được xem là cơ sở lưu trú du lịch.
"Các loại cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác."
Tóm lại, quá trình đăng ký không quá phức tạp nhưng cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về kinh doanh, an toàn, và cơ sở vật chất.
3.1 Điều kiện về cơ sở vật chất
Homestay phải đáp ứng các yêu cầu về diện tích, trang thiết bị cơ bản như giường, nệm, khu vệ sinh sạch sẽ, và có đầy đủ tiện nghi phục vụ khách du lịch. Phòng đơn phải có diện tích tối thiểu 8m² và phòng đôi phải từ 10m² trở lên.
3.2 Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Cơ sở kinh doanh homestay cần có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Điều này bao gồm việc lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy, có phương án PCCC được duyệt và huấn luyện nhân viên về an toàn PCCC.
3.3 An ninh trật tự và vệ sinh thực phẩm
Cần xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự từ cơ quan công an và giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nếu cơ sở có cung cấp dịch vụ ăn uống.
>> Tham khảo thêm bài viết liên quan Thủ tục quy trình xin giấy chứng nhận an ninh trật tự.
3.4 Đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú
Ngoài ra, việc đăng ký xếp hạng tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể giúp nâng cao tính chuyên nghiệp và uy tín của homestay.
4. Hồ sơ đăng ký kinh doanh homestay bao gồm những giấy tờ gì?
4.1 Đối với hộ kinh doanh
Thành phần hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được quy định rõ trong Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh, Nghi định 01-2021-NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp:
"1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
4. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo."
2. Đối với doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao chứng thực các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Hồ sơ được nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc.
5. Mở homestay cần bao nhiêu vốn?
Mở homestay cần bao nhiêu vốn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm, quy mô, chất lượng cơ sở vật chất, và các chi phí khác liên quan. Tuy nhiên, dưới đây là một số chi phí cơ bản mà bạn cần xem xét khi đầu tư vào homestay:
5.1 Chi phí thuê hoặc mua đất, nhà
Nếu bạn chưa có sẵn đất hoặc nhà, chi phí lớn nhất sẽ là tiền thuê hoặc mua đất, xây dựng hoặc sửa chữa nhà để làm homestay. Giá thuê hoặc mua đất sẽ dao động tùy thuộc vào vị trí (thành phố, vùng quê, hay khu du lịch nổi tiếng).
Ví dụ, chi phí mua hoặc thuê một căn nhà tại khu du lịch có thể từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
5.2 Chi phí xây dựng hoặc cải tạo
Nếu bạn xây dựng mới hoặc cải tạo nhà có sẵn, chi phí có thể dao động từ 500 triệu đến vài tỷ đồng, tùy thuộc vào quy mô và phong cách bạn muốn đầu tư.
Một homestay nhỏ với 5-7 phòng, thiết kế đơn giản, có thể mất khoảng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
5.3 Chi phí nội thất
Homestay cần được trang bị nội thất đầy đủ và thoải mái cho khách du lịch. Tùy thuộc vào chất lượng và phong cách, chi phí trang trí và mua sắm nội thất có thể từ 50 triệu đến 300 triệu đồng cho một homestay cỡ nhỏ hoặc trung bình.
5.4 Chi phí xin giấy phép và đăng ký
Chi phí xin giấy phép kinh doanh, các giấy tờ liên quan như phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự và giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thể mất từ 10 triệu đến 50 triệu đồng tùy vào khu vực và loại giấy phép cần thiết.
5.5 Chi phí marketing và vận hành ban đầu
Để thu hút khách hàng, bạn cần dành một khoản chi phí cho quảng bá, tiếp thị qua các nền tảng du lịch trực tuyến hoặc mạng xã hội. Chi phí marketing có thể từ vài triệu đến vài chục triệu đồng mỗi tháng.
Ngoài ra, bạn cần tính đến chi phí nhân công, điện nước, và duy trì dịch vụ trong những tháng đầu hoạt động, trung bình khoảng 20-50 triệu đồng mỗi tháng.
Để mở một homestay nhỏ ở vùng quê hoặc khu du lịch nhỏ, bạn có thể cần số vốn ban đầu từ khoảng 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Đối với homestay lớn hơn hoặc ở các khu du lịch nổi tiếng, con số này có thể lên tới vài tỷ đồng tùy vào mức đầu tư của bạn.
6. Kinh doanh homestay có phải đóng thuế không?
Kinh doanh homestay có phải đóng thuế, dù ở bất kỳ hình thức kinh doanh nào, thành lập lập doanh nghiệp hay kinh doanh hộ gia đình. Các loại thuế mà chủ cơ sở kinh doanh homestay cần phải đóng bao gồm:

- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Theo quy định, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú phải nộp thuế VAT với tỷ lệ 5% trên doanh thu.
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Đối với hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân kinh doanh homestay, thuế TNCN cũng được áp dụng với mức 5% trên thu nhập chịu thuế.
- Thuế môn bài: Chủ cơ sở homestay phải nộp thuế môn bài hàng năm. Mức thuế này phụ thuộc vào quy mô doanh thu:
* Doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên: mức thuế từ 300.000 - 1.000.000 đồng/năm.
* Doanh thu dưới 100 triệu đồng: được miễn thuế môn bài
>> Tham khảo thêm thông tin liên quan trong bài viết Dịch vụ kế toán cho công ty kinh doanh homestay.
7. Các câu hỏi thường gặp
Kinh doanh homestay trên đất nông nghiệp được không?
Kinh doanh homestay trên đất nông nghiệp là không được phép theo quy định của pháp luật. Theo Điều 170 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích đã được quy định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Một số rủi ro khi kinh doanh homestay?
Kinh doanh homestay có thể gặp rủi ro về biến động mùa vụ, cạnh tranh cao, chi phí vận hành, rủi ro pháp lý và quản lý khách hàng. Ngoài ra, các yếu tố bất khả kháng như dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng lớn.
Một số mô hình kinh doanh homestay phổ biến hiện nay là gì?
Các mô hình kinh doanh homestay thịnh hành hiện nay bao gồm:
- Homestay trải nghiệm văn hóa: Cung cấp trải nghiệm văn hóa địa phương.
- Eco-homestay: Tập trung vào tính bền vững và bảo vệ môi trường.
- Luxury homestay: Dịch vụ sang trọng, tiện nghi cao cấp.
- Homestay kiểu căn hộ: Cho thuê căn hộ đầy đủ tiện nghi.
Trên đây là bài viết hướng dẫn các bước đăng ký giấy phép kinh doanh homestay, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với Luật ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũchuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận