Quy định về các loại giấy phép kinh doanh homestay (Cập nhật 2024)

 

Kinh doanh homestay đang là lựa chọn phổ biến trong loại kinh doanh dịch vụ lưu trú cho khách du lịch ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên khi kinh doanh homestay nhiều người còn băn khoăn không biết thủ tục kinh doanh homestay như thế nào để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh. Sau đây, ACC xin giới thiệu tới quý khách hàng “Quy định về các loại giấy phép kinh doanh homestay” (Cập nhật 2023).

thu-tuc-2

Quy định về các loại giấy phép kinh doanh homestay (Cập nhật 2023)

1. Kinh doanh homestay là gì?

Homestay là một hình thức lưu trú được nhiều khách du lịch lựa chọn bởi sự tiện nghi và lợi ích kinh tế của nó. Thay vì ở trong khách sạn thì khi ở homestay (hay chính là nhà của dân bản địa), chi phí sẽ rẻ hơn nhiều, đồng thời khách du lịch cũng có thêm cơ hội giao lưu, tận hưởng cuộc sống thường nhật của người dân địa phương. Tuy nhiên, kinh doanh homestay ngày càng phát triển khiến cho homestay không còn đúng với nghĩa gốc ban đầu.

Hiện nay, homestay được nhiều người đầu tư phát triển với quy mô lớn với không gian đẹp, hiện đại, chiếm tỉ trọng cao trong nguồn thu về du lịch của đất nước. Chính vì vậy, pháp luật đã có thêm nhiều quy định đối với mô hình kinh doanh này, chẳng hạn như chủ homestay cần phải có mẫu giấy phép kinh doanh homestay khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Vậy, giấy phép kinh doanh homestay là gì?

Kinh doanh homestay là loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú, thuộc danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Do đó, chủ homestay nhất thiết phải có giấy phép kinh doanh homestay.

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy phép này xác nhận rằng chủ homestay đã đáp ứng được các điều kiện của pháp luật của ngành nghề kinh doanh và được Nhà nước cho phép kinh doanh. Đây là loại giấy tối quan trọng cần thiết, là tấm vé thông hành nếu như muốn kinh doanh homestay. Nếu không có loại giấy này, chủ homestay đang kinh doanh mà không có sự cho phép của pháp luật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc các biện pháp chế tài khác mà Nhà nước quy định. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về yêu cầu mẫu giấy phép kinh doanh homestay này, dẫn đến phát sinh nhiều khó khăn trong thực tế khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giấy phép kinh doanh homestay, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chính họ.

2. Các điều kiện cần thiết để được cấp giấy phép kinh doanh homestay

Trước khi cấp giấy phép hoạt động kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, công ty kinh doanh dịch vụ homestay, thì các cấp chính quyền tiến hành thẩm định và điều tra xem cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện để xin cấp giấy phép kinh doanh homestay không? Vậy nên để được cấp giấy phép kinh doanh homestay, bạn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn dưới:

- Yêu cầu chung: Dễ tiếp cận, thuận tiện; Đảm bảo an ninh, an toàn; Xây dựng vững chắc; Thông thoáng, ánh sáng và chiếu sáng tốt; Có bảng tên đặt ở nơi dễ thấy.

- Phải đảm bảo diện tích các phòng đủ không gian cho du khách. Tối thiểu phòng đơn phải rộng trên 8m2 còn phòng đôi 2 giường trở lên thì phải trên 10m2.

- Phải có đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi như giường, nệm, quạt, đèn điện cho phòng ngủ. Phòng tắm cần trang bị đầy đủ các vật dụng như khăn tắm, xà bông, bàn chải,….

- Phải có phương án phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn PCCC cho các phòng.

- Nhân viên phục vụ phải qua lớp tập huấn nghiệp vụ trừ trường hợp có bằng cấp, chứng chỉ.

- Người quản lý phải qua lớp tập huấn về quản lý lưu trú du lịch, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phải niêm yết được bảng giá cụ thể, để du khách có thể thuận tiện trong việc lựa chọn loại hình dịch vụ. Niêm yết giá còn là giải pháp để chống lại tình trạng chặt chém khách du lịch.

- Phải được cấp tất cả các giấy phép sau: Giấy phép kinh doanh, Phương án PCCC, Giấy đảm bảo an ninh trật tự, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm.

3. Thủ tục xin được cấp giấy phép kinh doanh homestay

Xây dựng homestay trên đất nông nghiệp cần giấy phép gì? Hồ sơ đăng ký kinh doanh homestay, thủ tục đăng ký kinh doanh homestay, hướng dẫn đăng ký kinh doanh homestay, cách đăng ký kinh doanh homestay, xin giấy phép xây dựng homestay,hồ sơ xin được cấp giấy phép kinh doanh homestay 2022

Bước 1: Gửi 1 bộ hồ sơ cho phòng đăng ký kinh doanh thuộc cơ quan cấp giấy chứng nhận. Đóng đầy đủ lệ phí của chứng từ.

Bước 2: Khi đã tiếp nhận xong bộ hồ sơ, thì phòng đăng ký kinh doanh thuộc cơ quan cấp giấy chứng nhận sẽ thực hiện gửi đến bạn 01 biên nhận của bộ hồ sơ.

Trường hợp khi hồ sơ bị sai sót hay cần phải thực hiện bổ sung thêm thì cơ quan tiếp nhận bộ hồ sơ của bạn sẽ phải báo cho bạn biết để sửa chữa hoặc bổ sung cho hợp lệ.

Sau 03 ngày sau bạn mang biên nhận đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc cơ quan cấp giấy chứng nhận để được cấp giấy phép kinh doanh homestay. Nếu như hơn 3 ngày sau mà không có giấy phép kinh doanh homestay thì bạn được phép có quyền tiến hành khiếu nại.

Bước 3: Khi đã hoàn thành xong thủ tục đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan đăng ký kinh doanh của huyện sẽ thực hiện gửi bộ hồ sơ đến chi cục thuế để thực hiện hoàn thành các thủ tục với thuế dựa vào quy định theo nhà nước.

4. Đăng ký kinh doanh homestay ở đâu?

Trên đây là toàn bộ những quy định về thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh homestay 2022. Khi thực hiện toàn bộ quy trình này, chủ homestay mới có thể yên tâm bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, còn một vấn đề đặt ra nữa, đó chính là đăng ký kinh doanh ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh homestay?

Do kinh doanh homestay là một loại hình kinh doanh nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, ở đây là Luật Doanh nghiệp năm 2020 (luật hiện hành). Theo đó, cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thủ tục và cấp giấy phép kinh doanh là khác nhau, tùy thuộc vào tư cách của chủ thể có ý định kinh doanh homestay, cụ thể như sau:

- Nếu người nộp hồ sơ là hộ kinh doanh thì toàn bộ hồ sơ sẽ được nộp cho Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chủ homestay thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

- Nếu người nộp hồ sơ là doanh nghiệp thì hồ sơ sẽ được giải quyết tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp ở đây có thể là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Người có ý định đầu tư, kinh doanh homestay cần nhận thức rõ mình muốn kinh doanh dưới tư cách nào, là hộ kinh doanh hay là các loại hình doanh nghiệp để nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Như vậy sẽ tránh được trường hợp cơ quan nhà nước nhận hồ sơ, sau một thời gian thì trả lại hồ sơ vì không đúng thẩm quyền, sẽ kéo dài thời gian xin cấp giấy phép kinh doanh, gây những bất lợi không cần thiết đến hoạt động kinh doanh của chủ homestay.

5. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay

Đối với hộ kinh doanh:

Bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay gồm một số thông tin sau:

- Địa chỉ homestay, số điện thoại, địa chỉ email và tên của hộ kinh doanh homestay.

- Số CMND, chữ ký, họ và tên của người tiến hành lập ra hộ kinh doanh. (kèm theo bản sao của CMND).

- Thông tin số lượng lao động được dùng khi hoạt động kinh doanh homestay.

- Thông tin về mức vốn được dùng để hoạt động kinh doanh homestay.

Đối với thành lập công ty:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh homestay bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

- Điều lệ công ty (doanh nghiệp tư nhân không cần văn bản này)

- Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty

Ngoài ra, với từng loại hình công ty thì sẽ có thể có thêm một số văn bản khác, như:

- Danh sách thành viên (Công ty TNHH 2 TV trở lên)

- Danh sách thành viên hợp danh (Công ty hợp danh)

- Danh sách cổ đông (Công ty Cổ phần)

6. Chi phí xin giấy phép kinh doanh homestay

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh là thủ tục hành chính nhà nước, do đó chắc chắn sẽ phải chịu một khoản phí để Nhà nước thực hiện các nghiệp vụ này. Vậy chi phí xin giấy phép kinh doanh homestay cụ thể là bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chi phí xin giấy phép kinh doanh hiện tại được chia ra như sau:

- Nếu với tư cách là hộ kinh doanh cá thể, mức phí nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh là 100.000 đồng.

- Nếu với tư cách là doanh nghiệp, lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh tại Phòng đăng ký – Sở kế hoạch và đầu tư: 50.000 VNĐ. Lệ phí đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia: 100.000 VNĐ.

Trên đây là Quy định về các loại giấy phép kinh doanh homestay (Cập nhật 2023) mà ACC đã gửi tới quý khách hàng. Nếu còn băn khoăn điều gì, quý vị vui lòng liên hệ với ACC để được hướng dẫn nhanh chóng và chính xác nhất. Xin cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo