Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên là thủ tục khá phức tạp mà không phải bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng nắm rõ. Từ việc chuẩn bị tài liệu cần thiết cho đến các bước thủ tục pháp lý quan trọng, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về công ty TNHH 2 thành viên và lời khuyên hữu ích khi tiến hành thành lập công ty TNHH 2 thành viên. Sau đây Công ty Luật ACC cung cấp cho bạn bài viết dưới đây liên quan đến thành lập công ty TNHH 2 thành viên. thanh-lap-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien

Thành lập công ty TNHH 2 thành viên

I. Công ty TNHH 2 thành viên là gì?

Công ty TNHH 2 thành viên là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

>> Bài viết Thành lập công ty TNHH 2 thành viên có người nước ngoài cung cấp thêm thông tin cho bạn. 

II. Thành lập công ty TNHH 2 thành viên là thủ tục gì?

 Thành lập công ty TNHH 2 thành viên là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

III. Các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-len
Quy trình thành lập công ty tnhh 2 thành viên

Dưới đây là quy trình thành lập công ty TNHH 2 thành viên đầy đủ các bước:

Bước 1: Chọn tên công ty TNHH 2 thành viên

Tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi bổ sung 2022 về Tên của doanh nghiệp.

Theo đó thì Tên tiếng Việt của công ty bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng.

- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty.

-Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Đối với loại hình công ty được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Cho nên cần chọn tên công ty phù hợp và không vi phạm quy định pháp luật

Bước 2: Thành lập điều lệ công ty

Điều lệ công ty sẽ ghi nhận thông tin về tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, mục đích kinh doanh, quyền và trách nhiệm của các thành viên, quyền và nhiệm vụ của Ban Giám đốc và Hội đồng thành viên.

Lập Điều lệ công ty với nội dung chi tiết và rõ ràng về cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các thành viên, quyền và trách nhiệm của Ban Giám đốc và Hội đồng thành viên

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp

- Điều lệ công ty

- Danh sách thành viên công ty

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người đại diện theo pháp luật, các thành viên công ty, nhà đầu tư

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)

Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ, văn bản sau đây:

Bước 4: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo một trong các cách sau:

- Theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Thực hiện kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

- Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 5: Thẩm định và nhận kết quả

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 6: Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp

Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh.

IV. Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên

ho-so-thanh-lap-cong-ty-tnhh-2-thanh-vienHồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là văn bản do người đại diện theo pháp luật của công ty ký, gửi Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp phải có các nội dung sau:

  • Tên doanh nghiệp, mã số thuế dự kiến, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
  • Ngành, nghề kinh doanh.
  • Vốn điều lệ.
  • Số lượng và loại hình thành viên.
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có) đối với thành viên là tổ chức.
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác và chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty

Điều lệ công ty là văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của công ty. Điều lệ công ty phải có các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty.
  • Ngành, nghề kinh doanh.

3. Vốn điều lệ

  • Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
  • Quyền và nghĩa vụ của thành viên.
  • Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Thể thức, nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

4. Danh sách thành viên công ty

Danh sách thành viên công ty là văn bản ghi nhận thông tin về các thành viên của công ty. Danh sách thành viên công ty phải có các nội dung sau:

  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên.
  • Số vốn góp của thành viên.
  • Phần vốn góp của thành viên trong vốn điều lệ của công ty.
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của các thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty

V. Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên

1. Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh phù hợp mục tiêu và lĩnh vực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được phép kinh doanh các ngành, nghề cấm kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 dưới đây:

- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

- Kinh doanh mại dâm;

- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

- Kinh doanh pháo nổ;

- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

2. Chủ thể thành lập công ty và các thành viên công ty

Chủ thể thành lập công ty TNHH 2 thành viên là tất cả cá nhân, tổ chức có đủ năng lực chủ thể và có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam không nằm trong quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi bổ sung 2022 có quyền thành lập công ty cổ phần.

Như quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi, bổ sung 2022 thành viên của công ty TNHH 2 thành viên có thể là cá nhân, lẫn tổ chức. Số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viên.

3. Vốn điều lệ

Luật không giới hạn mức vốn tối thiểu và tối đa về vốn khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên đối với trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này hoặc một số trường hợp đặc biệt khác cần tư vấn đáp ứng điều kiện về vốn cho các mục đích đầu tư khác.

Cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh khi thực hiện tiến hành hoạt động kinh doanh, duy trì hoạt động nếu mức vốn không đảm bảo thì sẽ là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên quá thấp.

4. Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Công ty TNHH 2 thành viên có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi, bổ sung 2022 tại Điều 54 về cơ cấu tổ chức quản lý công ty thì công ty TNHH 2 thành viên công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty

5. Trụ sở công ty

Thực hiện chọn địa điểm đặt trụ sở công ty sao cho phù hợp với quy định pháp luật, theo đó, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Trụ sở công ty nằm ở nơi thuận lợi việc vận hành hoạt động của công ty, xác định được trụ sở công ty ở đâu sẽ xác định nơi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh ở Phòng đăng ký kinh doanh nào.

>> Đọc thêm bài viết Mẫu quyết định thành lập công ty TNHH 2 thành viên để biết thêm thông tin. 

VI. Ưu, nhược điểm của việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

uu-nhuoc-diem-cua-viec-thanh-lap-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-len
Ưu, nhược điểm của việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

1. Ưu điểm của việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Trách nhiệm hữu hạn: Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Điều này giúp hạn chế rủi ro cho các thành viên khi công ty gặp khó khăn về tài chính.
  • Thủ tục thành lập đơn giản: Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Doanh nghiệp có thể tự thực hiện thủ tục thành lập hoặc ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
  • Đa dạng ngành nghề kinh doanh: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được phép kinh doanh trong tất cả các ngành nghề kinh doanh không bị cấm.
  • Cơ hội huy động vốn: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể huy động vốn từ các thành viên, nhà đầu tư bên ngoài thông qua việc phát hành cổ phần, trái phiếu,...

2. Nhược điểm của việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Số lượng thành viên hạn chế: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có số lượng thành viên tối thiểu là 2 và tối đa là 50. Điều này có thể hạn chế khả năng huy động vốn và phát triển của công ty.
  • Quyền hạn của chủ sở hữu bị hạn chế: Quyền hạn của các thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên được quy định trong Điều lệ công ty. Do đó, các thành viên có thể bị hạn chế quyền hạn trong việc quản lý và điều hành công ty.
  • Thủ tục giải thể phức tạp: Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian.

VII. Quy định thành lập công ty TNHH 2 thành viên

1. Về việc góp vốn

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

Khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, có các hình thức góp vốn sau đây:

  • Góp vốn bằng tiền mặt: Thành viên đóng góp tiền mặt vào công ty dưới dạng vốn điều lệ. Số tiền đóng góp phải được xác định trong điều lệ công ty và được nêu rõ trong danh sách thành viên góp vốn.
  • Góp vốn bằng tài sản: Thành viên có thể góp vốn bằng tài sản như tài sản cố định, tài sản lưu động, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại tài sản khác. Giá trị tài sản được đánh giá và ghi nhận trong danh sách thành viên góp vốn.
  • Góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Thành viên có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà họ sở hữu. Quyền sử dụng đất này sẽ được đánh giá và ghi nhận giá trị trong danh sách thành viên góp vốn.
  • Góp vốn bằng lao động: Thành viên có thể góp vốn bằng lao động và kỹ năng của mình. Trong trường hợp này, giá trị công việc và đóng góp lao động sẽ được thỏa thuận và ghi nhận trong danh sách thành viên góp vốn.

2. Nơi nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên

 Theo quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Ví dụ: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng thì hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng.

3. Thời hạn góp vốn khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

✅ Thủ tục:

⭕ Thành lập công ty TNHH 2 thành viên

✅ Kinh nghiệm:

⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm

✅ Năng lực:

⭐ Chuyên viên trình độ cao

✅ Cam kết:

⭕ Thủ tục chuyên nghiệp

✅ Hỗ trợ:

⭐ Toàn quốc

✅ Hotline:

⭕ 1900.3330

VIII. Chủ thể thành lập công ty TNHH 2 thành viên là ai?

Chủ thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là cá nhân hoặc tổ chức. Cá nhân thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Tổ chức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có tư cách pháp nhân.

Cụ thể, chủ thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm:

  • Cá nhân: Cá nhân thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đáp ứng các điều kiện sau:

    • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
    • Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức: Tổ chức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đáp ứng các điều kiện sau:

    • Có tư cách pháp nhân.
    • Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

IX. Câu hỏi thường gặp

1. Vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên bao nhiêu là đủ?

Vốn điều lệ sẽ tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bất động sản thì vốn điều lệ tối thiểu phải là 20 tỷ đồng.

2. Nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay hai thành viên?

Tùy vào số lượng thành viên góp vốn và mục đích kinh doanh mà bạn chọn loại hình thành lập phù hợp, cụ thể: Nếu công ty được góp vốn từ 2-50 thành viên, thì bạn chọn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên; Nếu công ty chỉ do 1 cá nhân làm chủ, tự quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp thì bạn thành lập công ty TNHH một thành viên.

3. Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng?

Sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng mang lại những lợi ích sau:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Tránh rủi ro sai sót trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
  • Đảm bảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ, đúng quy định.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1004 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (12)

    Trần Minh Khôi
    tôi muốn tư vấn thêm về ho so thành lập công ty tnhh 2 thanh vien - 03952176**
    TRẢ LỜI
    A
    ACC
    Quản trị viên
    Chuyên viên bên em sẽ liên hệ với mình ngay ạ
    TRẢ LỜI
    Van Le
    tôi thắc mắc là công ty cổ phần và tnhh cái nào có lợi hơn, thủ tục công ty cổ phần có phức tạp hơn trach nhiệm hữu hạn không?
    TRẢ LỜI
    A
    ACC
    Quản trị viên
    Mình để lại số điện thoại chuyên viên bên em liên hệ nhé
    TRẢ LỜI
    Ánh Tuyet
    cccd của mình đang ở quê thì mở công ty được không nhỉ?
    TRẢ LỜI
    A
    ACC
    Quản trị viên
    Dạ mình để lại số điện thoại bên em kết nối nha
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo