Mã số thuế cá nhân (MST) đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mỗi cá nhân đối với nhà nước. Việc đăng ký MST lần đầu có thể mang đến nhiều lợi ích như: thuận tiện cho việc thanh toán thuế, tạo điều kiện cho việc vay vốn ngân hàng, tham gia các hoạt động kinh tế, thương mại,... Bài viết này, ACC sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký MST lần đầu một cách đơn giản và nhanh chóng.
Đăng ký mã số thuế cá nhân lần đầu
1. Quy định chung về MST cá nhân
1.1. Mã số thuế cá nhân là gì?
Mã số thuế cá nhân là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và các ký tự do cơ quan thuế cấp cho mỗi cá nhân có thu nhập chịu thuế nhằm quản lý thuế thu nhập cá nhân của cá nhân đó.
1.2. Đăng ký MST cá nhân để làm gì?
Giúp cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.
Tạo điều kiện cho việc quản lý thuế thu nhập cá nhân của cơ quan thuế.
Đồng thời, việc có MST cá nhân còn mang lại nhiều quyền lợi cho cá nhân đó, như:
- Được thực hiện giảm trừ gia cảnh, người phụ thuộc.
- Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân với mức chiết khấu là 10%.
- Trong những trường hợp người lao động bị bệnh hiểm nghèo, bị ảnh hưởng bởi thiên tai thì sẽ được giảm thuế.
- Được hoàn thuế TNCN khi nộp thừa.
- Được cung cấp những dịch vụ liên quan đến thuế nhanh chóng.
2. Cách thức đăng ký MST cá nhân
Cách thức đăng ký mã số thuế cá nhân
2.1. Đăng ký MST cá nhân trực tiếp tại cơ quan thuế
Hồ sơ đăng ký
STT |
Trường hợp |
Giấy tờ cần thiết |
1 |
Cá nhân làm việc tại tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế |
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT (ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC) + Bản sao CCCD/ CMND còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; + Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài. + Các giấy tờ khác có liên quan |
2 |
Cá nhân làm việc cho tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài |
+ Giấy tờ quy định như trường hợp (1) + Bản sao văn bản bổ nhiệm của Tổ chức sử dụng lao động trong trường hợp cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân được cử sang Việt Nam làm việc nhưng nhận thu nhập tại nước ngoài. |
3 |
Cá nhân phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (đóng thuế đất chưa có MST, chuyển nhượng BĐS,..) |
Giấy tờ quy định như trường hợp (1) |
4 |
Cá nhân thuộc trường hợp khác đăng ký thuế tại nơi cư trú |
Giấy tờ quy định như trường hợp (1)
|
Quy trình thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ như đã liệt kê ở trên
Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ
Công chức tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế
trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính: công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi số văn thư của cơ quan thuế
Bước 3. Trả kết quả
Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đối với hồ sơ thuộc diện cơ quan thuế phải trả kết quả cho người nộp thuế, thời hạn xử lý hồ sơ đối với từng loại hồ sơ đã tiếp nhận.
Bước 4. Kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế (nếu có)
Trường hợp hồ sơ nộp chưa đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu cơ quan thuế sẽ thông báo cho người nộp thuế theo mẫu 01/TB-BSTT-NNT tại Phụ lục II Nghị định 126/2020/NĐ-CP trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
2.2. Cá nhân tự đăng ký MST online
Bước 1: Truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế https://thuedientu.gdt.gov.vn
Bước 2 : Đăng nhập hệ thống, chọn “Cá nhân” sau đó đăng nhập thông tin
Bước 3: Chọn mục “Đăng ký thuế lần đầu”
Bước 4: Chọn mục “Kê khai và nộp hồ sơ”
Bước 5: Lựa chọn đối tượng tương ứng để xác định hồ sơ và thông tin cần điền
Bước 6: Điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu và chọn “Tiếp tục”
Bước 7: Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai đăng ký thuế
Bước 8: Hoàn thành kê khai
Bước 9: Nhận kết quả
Bạn sẽ được cấp mã số thuế cá nhân trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành hồ sơ.
2.3. Đăng ký MST cá nhân qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu ở mục 2.1.
Bước 2: Chờ xử lý
Tổ chức nơi chi trả thu nhập tổng hợp thông tin đăng ký thuế của người lao động vào tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 05-ĐK-TCT (căn cứ vào giấy ủy quyền và giấy tờ cá nhân kèm theo để đưa thông tin vào tờ khai).
Nộp tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 05-ĐK-TCT trực tiếp tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi nhận sơ, cơ quan thuế sẽ xem xét và thực hiện cấp mã số thuế cho người lao động và trả về cho đơn vị/doanh nghiệp. Người lao động nhận kết quả từ đơn vị/doanh nghiệp nơi nộp hồ sơ.
3. Câu hỏi thường gặp
Thời hạn để tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện việc đăng ký MST cho nhân viên là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 33 Luật quản lý thuế 2019 có quy định:
“Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế“
Như vậy:
- Đăng ký mã số thuế cá nhân là trách nhiệm của doanh nghiệp.
- Thời hạn đăng ký mã số thuế cá nhân lần đầu cho cá nhân chưa có MST là 10 ngày kể từ ngày phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Nếu tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập không thực hiện việc đăng ký MST cho nhân viên thì bị xử lý như thế nào?
Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt hành chính như sau:
- Phạt cảnh cáo: Quá hạn đăng ký MST từ 01-10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng: Quá hạn đăng ký MST từ 01 ngày đến 30 ngày trừ các trường hợp được quy định tại khoản 1, điều 10, nghị định 125/2020/NĐ-CP
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng: Quá hạn đăng ký MST từ 31 đến 90 ngày.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: Quá hạn đăng ký MST từ 91 ngày trở lên.
Nội dung bài viết:
Bình luận