Văn phòng đại diện là gì? Khái niệm và đặc điểm như thế nào?

Sự ra đời của văn phòng đại diện được gắn liền trên cơ sở sự có sẵn của doanh nghiệp. Do vậy, với những quy định về văn phòng đại diện là gì? Ý nghĩa ra sao đều được cập nhật trong Luật Doanh nghiệp năm 2020

Luật Doanh nghiệp năm 2020 ra đời, thay thế cho Luật năm 2014 tiếp tục giữ nguyên khái niệm về văn phòng đại diện và tiếp tục quy định những căn cứ pháp lý cho sự hoạt động của tổ chức này. Mặc dù quy mô nhỏ hơn song ý nghĩa của văn phòng đại diện vô cùng lớn bởi không chỉ mở rộng tình hình kinh doanh mà còn giúp khẳng định vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Vậy nên, văn phòng đại diện là gì? Ý nghĩa chi tiết thế nào? Tất cả sẽ được Luật ACC giải đáp trong bài viết dưới đây!

Van Phong Dai Dien La Gi
Van Phong Dai Dien La Gi

1. Văn phòng đại diện là gì?

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì văn phòng đại diện được định nghĩa như sau:

  • Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Để phân biệt văn phòng đại diện với chi nhánh hay các tổ chức khác, những đặc điểm pháp lý riêng biệt của văn phòng đại diện bao gồm:

  • Không phát sinh nghĩa vụ thuế độc lập: Nghĩa vụ thuế của văn phòng đại diện phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do đó, việc chi trả thuế sẽ do doanh nghiệp chủ quản tiến hành mà văn phòng đại diện không cần thực hiện nghĩa vụ này
  • Văn phòng đại diện có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động riêng và con dấu riêng để phục vụ các hoạt động trong nội bộ của văn phòng đại diện: Điều này chứng tỏ sự độc lập của văn phòng đại diện so với doanh nghiệp và nhờ quy định này, trong một số hoạt động, văn phòng đại diện có những quyền nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp chủ quản
  • Không được thực hiện chức năng kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở văn phòng đại diện đó và đóng dấu của doanh nghiệp.

2. Ý nghĩa của văn phòng đại diện khi thành lập?

Những ý nghĩa của văn phòng đại diện khi thành lập gồm:

  • Mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên những địa bàn nhất định và từ đó giúp nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp chủ quản, uy tín nói chung
  • Sự ra đời của văn phòng đại diện góp phần giải quyết việc làm, giúp đỡ về mặt người lao động trong nền kinh tế thị trường hiện nay
  • Đồng thời, văn phòng đại diện còn làm nhiệm vụ đại diện gặp gỡ khách hàng, giải quyết phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp, tạo tính thuận lợi, đồng bộ trong quản lý bộ máy hoạt động công ty
Để biết thêm thông tin chi tiết về văn phòng chia sẻ, khách hàng có thể tham khảo bài viết sau đây của công ty Luật ACC: Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Chia Sẻ Trọn Gói [Ưu Đãi 2022]
Van Phong Dai Dien La Gi
Van Phong Dai Dien La Gi

3. Quy định về thành lập văn phòng đại diện theo Luật Doanh nghiệp năm 2020

- Hiện nay, doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. Hồ sơ thành lập được nộp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm

  • Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp

- Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

>> Tham khảo cụ thể hơn về hồ sơ, điều kiện, thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại bài viết Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của ACC nhé! 

4. Những câu hỏi thường gặp

Đối với thuế thu nhập cá nhân của văn phòng đại diện

Theo quy định Điều 24, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, văn phòng đại diện có trách nhiệm trong việc nộp thuế từ phần thu nhập tiền công, tiền lương của nhân viên làm việc tại văn phòng.

Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân sự của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện có thể thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện hoặc chuyển để công ty mẹ đóng bảo hiểm cho nhân viên đều được.

Có cần khắc con dấu mới cho văn phòng đại diện hay không?

- Tùy vào nhu cầu của công ty, có thể khắc mới hoặc không khắc.

Chức năng kinh doanh của văn phòng đại diện là gì?

- Giao dịch và tiếp thị.

Như vậy, trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC liên quan đến câu hỏi Văn phòng đại diện là gì? Khái niệm và đặc điểm như thế nào? Thông qua các nội dung trên, có thể thấy sự ra đời của văn phòng đại diện cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Khi có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện, thay đổi nội dung hoặc các vấn đề pháp lý khác về hoạt động công ty. Liên hệ Luật ACC để nhận được tư vấn từ đội ngũ nhân viên pháp lý lành nghề qua:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (260 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo