Thủ tục và điều kiện thành lập doanh nghiệp dự án 2024

Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án là các bước bắt buộc để một doanh nghiệp dự án được hình thành và được sự công nhận của pháp luật Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau mà pháp luật đặt ra các quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp khác nhau.Dưới đây là bài phân tích về thành lập công ty dự án và các thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án theo pháp luật hiện hành.

thanh-lap-cong-ty-tai-my

Thủ tục và điều kiện thành lập doanh nghiệp dự án 2024 

1. Doanh nghiệp dự án là gì? Thành lập doanh nghiệp dự án là gì?

Căn cứ vào Điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định:

  • Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất.
  • Doanh nghiệp dự án được thành lập mục tiêu duy nhất là thực hiện các dự án mà không tham gia bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác.

Như vậy, việc thành lập doanh nghiệp dự án là kết quả của việc thỏa thuận, hợp tác trong thực hiện dự án đầu tư của chủ thể theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc dự án có sử dụng đất. Doanh nghiệp dự án được thành lập mục tiêu duy nhất là thực hiện các dự án mà không tham gia bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác.

2. Thủ tục đăng ký thành lập công ty dự án

2.1 Các bước để có thể thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án

Xác định hình thức hợp đồng. Thuộc loại hợp đồng Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT); Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO);  Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT); Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO); Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL); Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT); Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M).

Xác định lĩnh vực đầu tư

Xác định được nguồn vốn đầu tư tham gia dự án

Xây dựng văn bản đề xuất thực hiện dự án

Cơ quan báo cáo nghiên cứu khả thi

Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật vè đấu thầu

Ký hợp thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án 

Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Dự án nhóm C không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)

Sau khi có được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì có thể thành lập doanh nghiệp dự án.

2.2 Quy định về thành lập doanh nghiệp dự án 

Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.”

Vậy theo quy định trên thủ thì thủ tục thành lập sẽ dựa vào pháp luật về doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau: Hiện tại Sở kế hoạch và đầu tư chỉ tiếp nhận hồ sơ qua đường trực tuyến tại website của Sở.

2.3 Trình tự xin cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án

Bước 1: Người đại diện theo pháp luật hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin; tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Sau khi hoàn thành sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế; Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. ( trong vòng 03 ngày kể từ khi nhận hồ sơ).

Bước 5: Sau khi nhận được thông báo, doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy; kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Bước 6: Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

Bước 7: Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

2.4 Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận

Văn bản cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Bản thỏa thuận đầu tư cùng với dự thảo hợp đồng của dự án;

Bản báo cáo nghiên cứu tính khả thi, giấy quyết định phê duyệt dự án;

Văn bản chấp thuận sử dụng vốn Nhà nước (nếu là dự án có Nhà nước tham gia);

Bản hợp đồng liên doanh, bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp (nếu có);

Giấy chứng nhận quyết định lựa chọn đầu tư dự án.

2.5 Thủ tục thực hiện

Với các dự án cấp quốc gia, dự án do cơ quan ủy quyền Bộ, Ban; Ngành Nhà nước, dự án được thực hiện từ trên 2 địa bàn trở lên; cấp thành phố trung ương. Bạn sẽ đem nộp lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Với các dự án không thuộc khoản 1 của Điều này, bạn sẽ đem nộp lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Với các dự án nhóm C, bạn không cần làm thủ tục cấp giấy đăng ký.

2.6 Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử; ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế; Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

2.7 Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin; tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế; Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. ( trong vòng 03 ngày kể từ khi nhận hồ sơ).

Sau khi nhận được thông báo, doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy; kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Tuy nhiên, quý khách hàng cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp dự án về các loại thuế phải đóng cũng như chi phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp dự án hiện nay

3. Mục đích thành lập doanh nghiệp dự án?

Doanh nghiệp dự án được thành lập là để thực hiện, quản lý; giám sát và vận hành dự án tốt hơn; hiệu quả hơn theo đúng quy định và hợp đồng dự án tránh thất thoát, lãng phí tài sản công. 

Như vậy, việc thành lập doanh nghiệp dự án có cần thiết cho quá trình hoạt động của dự án bởi hợp tác là một trong những vấn đề mà các chủ thể kinh doanh ai cũng muốn kéo phần lợi về mình. Khi một doanh nghiệp dự án ra đời như một doanh nghiệp độc lập, có sự tham gia của hai bên đều bảo đảm cho cán cân hai bên đều công bằng, được lợi và thúc đẩy dự án phát triển.

Đồng thời hành lập công ty để thực hiện dự án thành công 100%. Hiện nay, theo quy định tại Điều 38 Nghị định 63/2018/NĐ-CP thì việc thành lập doanh nghiệp dự án PPP được quy định cụ thể như sau:

- Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp mới thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

- Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.

- Tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp đồng dự án.

- Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được góp theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ góp vào vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án thấp hơn mức vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết huy động, hợp đồng dự án phải bao gồm lộ trình tăng vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án, phù hợp với tiến độ triển khai dự án.

4. Các lĩnh vực đầu tư có thể được thành lập doanh nghiệp dự án

Nghị định 63/2018/NĐ-CP có quy định vầ các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư:

Giao thông vận tải;

Nhà máy điện, đường dây tải điện;

Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;

Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;

Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;

Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các dự án thành lập doanh nghiệp dự án đầu tư có sử dụng đất cũng có thể là một trong những dự án được khuyến khích đầu tư trong hiện nay.

5. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thành lập doanh nghiệp dự án?

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thành lập doanh nghiệp dự án. Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

6. Vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp dự án

Vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp dự án là số tiền mà các nhà đầu tư phải đóng góp vào doanh nghiệp để tham gia vào quản lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Việc xác định mức vốn điều lệ phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

Lĩnh vực đầu tư: Mỗi lĩnh vực đầu tư có mức vốn điều lệ tối thiểu khác nhau do các yếu tố như rủi ro, cần thiết về vốn đầu tư và quy định pháp lý. Ví dụ, dự án kinh doanh bất động sản thường yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu là 20 tỷ đồng, trong khi dự án xây dựng công trình giao thông có thể yêu cầu tối thiểu 50 tỷ đồng và dự án sản xuất, kinh doanh điện có thể yêu cầu 100 tỷ đồng.

Quy mô dự án: Dự án có quy mô lớn thường đòi hỏi mức vốn điều lệ cao hơn so với dự án có quy mô nhỏ. Điều này là do dự án lớn thường có nhu cầu tài chính lớn hơn để đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, nhân lực và vận hành.

Hình thức doanh nghiệp: Mức vốn điều lệ cũng phụ thuộc vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Công ty cổ phần thường có mức vốn điều lệ cao hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn vì cổ đông của công ty cổ phần phải đóng góp vốn vào doanh nghiệp theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ, trong khi các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm với số vốn mà họ đã cam kết.

nhung-yeu-cau-khi-thanh-lap-mot-cong-ty-tai-my-2
Các yếu tố quyết định vốn điều lệ khi thành lập công ty dự án

 

7. Tổ chức nhân sự khi thành lập doanh nghiệp dự án

Tổ chức nhân sự khi thành lập doanh nghiệp dự án là một quy trình quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả và hiệu suất cao. 

7.1 Cấu trúc tổ chức nhân sự của doanh nghiệp dự án

Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp dự án thường bao gồm các bộ phận chính như sau:

Ban lãnh đạo: Bao gồm giám đốc dự án và các phó giám đốc dự án tùy thuộc vào quy mô và phức tạp của dự án.

Bộ phận quản lý dự án: Chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, theo dõi và giám sát tiến độ thực hiện dự án.

Bộ phận tài chính: Phụ trách quản lý tài chính, kế toán và thuế của doanh nghiệp.

Bộ phận kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về thiết kế, thi công và nghiệm thu dự án.

Bộ phận hành chính: Quản lý văn phòng, nhân sự và các nhiệm vụ hậu cần khác.

7.2 Nhân sự của doanh nghiệp dự án cần đảm bảo những tiêu chí nào?

Quá trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp dự án cần tuân thủ các tiêu chí sau:

Kinh nghiệm: Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tương tự hoặc có kinh nghiệm liên quan đến dự án.

Kiến thức: Ứng viên cần có kiến thức chuyên môn phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Kỹ năng: Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề là những yếu tố quan trọng.

Thái độ: Thái độ làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm và cẩn thận cũng rất quan trọng.

thu-tuc-sau-khi-thanh-lap-cong-ty-2

 Những tiêu chí của doanh nghiệp dự án mà dân sự cần đảm bảo

7.3 Một số lưu ý khác khi xây dựng tổ chức nhân sự cho doanh nghiệp dự án

Xây dựng bảng mô tả công việc (Job Description) cho từng vị trí là cần thiết để đảm bảo tuyển dụng được nhân sự phù hợp.

Cần có chính sách thu hút và giữ chân nhân sự hiệu quả để đảm bảo ổn định và liên tục về nhân sự.

Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho nhân sự là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của dự án và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tổ chức nhân sự đúng cách là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp dự án hoạt động một cách hiệu quả và thành công.

8. Những thắc mắc thường gặp khi thành lập doanh nghiệp dự án

8.1 Chi phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp dự án là bao nhiêu?

ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

8.2 Có đại diện theo ủy quyền làm việc với các cơ quan có thẩm quyền không?

ACC luôn hướng đến sự tiện ích, lợi ích và nhu cầu của khách hàng. ACC có đội ngũ nhân viên đầy đủ kiến thức, trình độ để đảm nhận việc đại diện theo ủy quyền.

8.3 ACC có cung cấp dịch vụ xin giấy phép con không?

ACC cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến giấy phép con; các giấy phép có liên quan trong quá trình kinh doanh cho Khách hàng.

Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn. Nếu như có thắc mắc về vấn đề này, hãy đến liên hệ với chúng tôi qua:

Tổng đài tư vấn: 1900.3330

Zalo:  084.696.7979

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (276 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo