Hợp đồng PPP là gì? Các loại hợp đồng PPP thông dụng

Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, việc thu hút vốn đầu tư tư nhân vào các dự án hạ tầng và dịch vụ công trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Hợp đồng PPP (Public - Private Partnership) hay còn gọi là hợp đồng đối tác công tư chính là giải pháp hiệu quả cho bài toán này. Vậy hợp đồng PPP là gì? Các loại hợp đồng PPP thông dụng? Hãy cùng ACC tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Hợp đồng PPP là gì_ Các loại hợp đồng PPP thông dụng

Hợp đồng PPP là gì_ Các loại hợp đồng PPP thông dụng

1. Hợp đồng PPP là gì? 

Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020,  Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

Như vậy, Hợp đồng PPP là thỏa thuận được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tư nhân nhằm mục đích thực hiện dự án PPP. Theo đó, nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác dự án trong thời gian nhất định, sau đó sẽ bàn giao lại cho nhà nước.

2. Các loại hợp đồng PPP thông dụng

Căn cứ khoản 1 Điều 45Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, Hợp đồng PP bao gồm các loại hợp đồng sau:

  • Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:

a) Hợp đồng BOT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước;

b) Hợp đồng BTO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và được quyền kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định;

c) Hợp đồng BOO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng;

d) Hợp đồng O&M là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng.

Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế Nhà nước thanh toán trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:

a) Hợp đồng BTL là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành; được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP;

b) Hợp đồng BLT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước.

  • Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng kết hợp giữa các loại hợp đồng trên

3. Nội dung cơ bản của hợp đồng dự án PPP là gì?

Căn cứ Điều 47 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, Nội dung của hợp đồng PPP bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

  • Mục tiêu, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn hợp đồng;
  • Phạm vi và yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp;
  • Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phương án tài chính, trong đó có kế hoạch thu xếp tài chính; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, trong đó có phương pháp và công thức để thiết lập hoặc điều chỉnh; vốn nhà nước trong dự án PPP và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có);
  • Điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác; phương án tổ chức xây dựng công trình phụ trợ; yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường; trường hợp bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng;
  • Trách nhiệm thực hiện các thủ tục xin cấp phép theo quy định của pháp luật có liên quan; thiết kế; tổ chức thi công; kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng trong giai đoạn xây dựng; nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư và xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án;
  • Trách nhiệm trong việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp liên tục, ổn định; điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng; quyền sở hữu, quyền quản lý, khai thác các loại tài sản liên quan đến dự án; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; thỏa thuận về việc sử dụng dịch vụ bảo lãnh của bên thứ ba đối với nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng;
  •  Phương án xử lý trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự để tiếp tục thực hiện hợp đồng; biện pháp xử lý, bồi thường, xử phạt trong trường hợp một trong các bên vi phạm hợp đồng;
  • Trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo mật thông tin; chế độ báo cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát;
  • Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên; quyền của bên cho vay; thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên khi thanh lý hợp đồng;
  • Ưu đãi, bảo đảm đầu tư, phương án chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, bảo đảm cân đối ngoại tệ, các loại bảo hiểm (nếu có);
  • Pháp luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.

4. Thời hạn hợp đồng PPP

Căn cứ Điều 51 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020:

  •  Thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận căn cứ vào quyết định phê duyệt dự án và kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
  • Các bên ký kết hợp đồng được điều chỉnh thời hạn hợp đồng nhưng bảo đảm tổng thời hạn hợp đồng, bao gồm thời gian điều chỉnh không vượt quá thời hạn giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và không làm thay đổi các nội dung khác của quyết định chủ trương đầu tư dự án.
  • Các trường hợp điều chỉnh thời hạn hợp đồng bao gồm:
  • Chậm trễ hoàn thành giai đoạn xây dựng hoặc gián đoạn trong quá trình vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự vượt quá tầm kiểm soát hợp lý của một bên
  • Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước đình chỉ dự án, trừ trường hợp phải đình chỉ do lỗi của doanh nghiệp dự án PPP
  • Chi phí gia tăng phát sinh do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng chưa được xác định khi ký kết hợp đồng và nếu không được gia hạn thì doanh nghiệp dự án PPP không thể thu hồi các chi phí này
  • Khi có sự thay đổi về quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan làm giảm doanh thu dưới 75% so với mức doanh thu trong phương án tài chính quy định tại hợp đồng.
  • Khi doanh thu tăng từ 125% trở lên so với mức doanh thu trong phương án tài chính quy định tại hợp đồng. 

5. Hợp đồng PPP áp dụng trong lĩnh vực, dự án nào?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 35/2021/NĐ-CP, hợp đồng PPP có thể được áp dụng trong các lĩnh vực, dự án sau:

  • Giao thông vận tải

+ Lĩnh vực: đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không;

+ Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên.

  • Lưới điện, nhà máy điện

+ Lĩnh vực: năng lượng tái tạo; nhiệt điện than; nhiệt điện khí (bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng - LNG); điện hạt nhân; lưới điện; trừ các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;

+ Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên; riêng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên.

  • Lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải: quy mô dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.
  • Y tế

+  Lĩnh vực: cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm;

+ Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.

  • Giáo dục - đào tạo

+  Lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp;

+ Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.

  • Hạ tầng công nghệ thông tin

+ Lĩnh vực: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng; hệ thống ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) cho đô thị thông minh;

 +  Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.

Hợp đồng PPP áp dụng trong lĩnh vực, dự án nào?

Hợp đồng PPP áp dụng trong lĩnh vực, dự án nào?

6. Câu hỏi thường gặp

Ai là các bên tham gia trong hợp đồng PPP?

Một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên còn lại là nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Có những tiêu chí nào để lựa chọn đối tác tư nhân trong một dự án PPP?

Các tiêu chí lựa chọn đối tác tư nhân có thể bao gồm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương ứng, khả năng tài chính, hiệu suất quản lý, cam kết về bảo trì và sửa chữa, và uy tín trong cộng đồng và ngành công nghiệp.

Lợi ích của hợp đồng PPP là gì?

Cho phép sử dụng vốn tư nhân để xây dựng hoặc cải thiện cơ sở hạ tầng công cộng mà không tốn nhiều vốn ngân sách. Tạo điều kiện cho việc áp dụng kỹ thuật quản lý hiệu quả từ phía tư nhân trong vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Hợp đồng PPP là gì? Các loại hợp đồng PPP thông dụng. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (812 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo