Mẫu hợp đồng mua bán inox chi tiết là văn bản thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về việc cung cấp và nhận hàng hóa là sản phẩm inox với các điều kiện cụ thể. Hợp đồng này quy định rõ các điều khoản như số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, và thời gian giao nhận, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình giao dịch.
Mẫu hợp đồng mua bán inox chi tiết
1. Hợp đồng mua bán inox là gì?
Hợp đồng mua bán inox là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên, trong đó một bên (bên bán) đồng ý chuyển giao quyền sở hữu đối với một lượng inox xác định cho bên còn lại (bên mua), và bên mua đồng ý thanh toán một khoản tiền nhất định cho bên bán.
2. Hợp đồng mua bán inox phải có những nội dung nào?
Thông tin các bên: Tên, địa chỉ, thông tin liên hệ của bên mua và bên bán.
Đối tượng giao dịch: Loại inox, quy cách, số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Giá cả: Giá thành của mỗi đơn vị sản phẩm, tổng giá trị hợp đồng, hình thức thanh toán.
Điều kiện giao hàng: Thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng, trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình giao hàng.
Chất lượng hàng hóa: Tiêu chuẩn chất lượng của inox, các điều khoản bảo hành, đổi trả.
Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Giải quyết tranh chấp: Cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
Điều khoản bất khả kháng: Các trường hợp bất khả kháng và cách xử lý.
Thời hạn hợp đồng: Thời gian hiệu lực của hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng mua bán inox chi tiết
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
……….., ngày…. tháng…. năm…..
HỢP ĐỒNG MUA BÁN INOX
(Số:……/HĐMB-……..)
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
– Căn cứ…;
– Căn cứ khả năng và nhu cầu của các bên.
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…… tại địa chỉ…………….., chúng tôi gồm:
Bên Bán (Bên A):
Họ và tên:………………………………. Sinh năm:………
CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….
Địa chỉ thường trú:………………………………
Nơi cư trú hiện tại:…………………………….
Số điện thoại liên hệ:……………………..
(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:
Tên công ty:………………………………………
Địa chỉ trụ sở:……………………………………….
Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..
Hotline:………………….. Số Fax/email (nếu có):…………………
Người đại diện theo pháp luật:Ông/Bà……………………. Sinh năm:………
Chức vụ:…………………….. Căn cứ đại diện:……………….
Địa chỉ thường trú:…………………………….
Nơi cư trú hiện tại:…………………………….
Số điện thoại liên hệ:……………………….)
Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……………
Và:
Bên Mua (Bên B):
Họ và tên:………………………………. Sinh năm:………
CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….
Địa chỉ thường trú:………………………………
Nơi cư trú hiện tại:…………………………….
Số điện thoại liên hệ:……………………..
(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:
Tên công ty:………………………………………
Địa chỉ trụ sở:……………………………………….
Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..
Hotline:………………….. Số Fax/email (nếu có):…………………
Người đại diện theo pháp luật:Ông/Bà……………………. Sinh năm:………
Chức vụ:…………………….. Căn cứ đại diện:……………….
Địa chỉ thường trú:…………………………….
Nơi cư trú hiện tại:…………………………….
Số điện thoại liên hệ:……………………….)
Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……………
Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng mua bán inox số……………. ngày…./…../…… để ghi nhận việc Bên A sẽ bán …… (thành phẩm/sản phẩm….) inox cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…./…. đến hết ngày…./……/…….. tại địa điểm………….. với giá………….. VNĐ (Bằng chữ:…………………… Việt Nam Đồng). Nội dung Hợp đồng như sau:
Điều 1. Đối tượng Hợp đồng
Bên A đồng ý bán những mặt hàng được liệt kê trong Bảng sau:
STT |
Tên mặt hàng |
Nguyên liệu |
Chất lượng |
Giá |
Số lượng |
Tổng |
Ghi chú |
1. |
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./….. tại địa điểm……………
Chất lượng của những mặt hàng trên được xác định theo những tiêu chí sau:…………… (hoặc theo những tiêu chí được ghi nhận tại Phụ lục kèm theo Hợp đồng này).
Điều 2. Giá và phương thức thanh toán
Bên A đồng ý bán toàn bộ mặt hàng đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).
Số tiền trên đã bao gồm:……………………………. (……..VNĐ (Bằng chữ:…………… Việt Nam Đồng) thuế giá trị gia tăng/…)
Và chưa bao gồm:…………………………………
Toàn bộ số tiền đã xác định ở trên sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A qua …. đợt, cụ thể từng đợt như sau:
– Đợt 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức…………… (chuyển khoản qua ngân hàng/trả tiền mặt/…).
…
– Đợt… . Thanh toán toàn bộ số tiền còn lại, tức là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức…………… (chuyển khoản qua ngân hàng/trả tiền mặt/…).
Số tiền đã xác định theo nội dung trên sẽ được Bên B trả trực tiếp cho đại diện theo……../… của Bên A, cụ thể là:
Ông:…………………………………. Sinh năm:…………
Chức vụ:………………………
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….
Và được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của những cá nhân sau:
1.Ông:…………………………. Sinh năm:…………
Chức vụ:………………………
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….
2.Bà:…………………………. Sinh năm:…………
Chức vụ:………………………
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….
…
(Hoặc:
Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản số…………….. Chi nhánh…………….. – Ngân hàng………… có biên lai xác nhận/……… chứng minh)
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên nếu có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc thay đổi/phát sinh các chi phí/…………… thì số tiền chênh lệch/phát sinh trên/… sẽ do Bên …. chịu trách nhiệm.
Điều 3. Thực hiện hợp đồng
1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng
Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. đến hết ngày…/…../…..
Trong đó, Bên A phải đảm bảo sẽ …………. (giao mẫu hàng/…) cho người đại diện……. của Bên B/Ông……….. trong thời hạn…. ngày, kể từ ngày……………
Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,……………. thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính theo các quy định/căn cứ sau:
…………………
2.Địa điểm và phương thức thực hiện
Toàn bộ số hàng hóa đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này sẽ được Bên A giao cho Bên B qua…… đợt, cụ thể từng đợt như sau:
-Đợt 1. Thực hiện vào ngày…/…../….. tại địa điểm………………, với số lượng hàng hóa như sau:…………………………. Được Bên A giao trực tiếp cho:
Ông……………………….. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….
-Đợt 2. Thực hiện vào ngày…/…../….. tại địa điểm………………, với số lượng hàng hóa như sau:…………………………. Được Bên A giao trực tiếp cho:
Ông……………………….. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….
…
Ngay sau khi nhận được số hàng hóa trong từng đợt, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, tình trạng của hàng hóa đã nhận, lập văn bản xác nhận việc đã nhận cũng như tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản…. trực tiếp cho:
Ông……………………….. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….
Trong thời hạn….ngày, kể từ ngày nhận hàng hóa ghi nhận trong Biên bản…. tương ứng, Bên B có quyền trả lại/…. hàng hóa nếu phát hiện………….. và yêu cầu Bên A………………
Điều 4. Đặt cọc
Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua toàn bộ số hàng hóa bằng inox đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này mà Bên A giao tới theo đúng nội dung Hợp đồng này, trừ trường hợp…………..
-Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….
-Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/… thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………
-Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua-bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ nghĩa vụ thanh toán của Bên B/…
-Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..
Điều 5. Cam kết của các bên
1.Cam kết của bên A
Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.
Cam kết thực hiện đúng các quy định về …. theo quy định của pháp luật và khu vực.
…
2.Cam kết của bên B
Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…
Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.
…
Điều 6. Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:
-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng)
-Ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….
-Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.
-…
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
…
Điều 7. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:
– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;
– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;
– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;
– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.
– …
Điều 8. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..
Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…
Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….
Bên A |
………., ngày…. tháng…. năm……….. Bên B |
4. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng mua bán inox
4.1. Hợp đồng chấm dứt do nghĩa vụ đã được hoàn thành
Chấm dứt hợp đồng thương mại do hợp đồng đã được hoàn thành được hiểu là khi các bên đã thực hiện đúng và đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình với bên kia. Đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng tốt nhất bởi các bên đều đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng của mình. Hợp đồng thương mại là hợp đồng song vụ nên nghĩa vụ và quyền của hai bên chủ thể đều phát sinh. Do đó đối với trường hợp hợp đồng thương mại sẽ hoàn thành khi tất cả các bên đều đã hoàn thành đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên còn lại. Nếu chỉ một bên hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình mà bên còn lại chưa thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ thì hợp đồng không được coi là hoàn thành.
Ví dụ: Hợp đồng mua sắt thép xây dựng công trình của Công ty A (bên mua) và Công ty B (bên bán) được chấm dứt trong trường hợp này khi: Công ty B giao lô sắt thép công trình cho Công ty A với đầy đủ số lượng và đúng chất lượng được quy định trong hợp đồng đã thỏa thuận, đồng thời Công ty A giao đầy đủ và chính xác khoản tiền đối với lô hàng ấy cho bên Công ty B khi nhận được hàng hóa. Tức là khi Công ty B giao hàng, nhận tiền và Công ty A giao tiền, nhận hàng là lúc nghĩa vụ hợp đồng được hoàn thành. Do vậy hợp đồng thương mua sắt thép giữa công ty A và Công ty B lúc này được chấm dứt.
4.2. Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên
Xét về bản chất, hợp đồng thương mại là hợp đồng dân sự, do vậy, hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên trong xác lập, ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng. Theo đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, các bên có thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng dù cho nghĩa vụ của hợp đồng chưa được hoàn thành xong. Tuy nhiên, các bên phải thỏa thuận về việc xử lý hậu quả do việc chấm dứt hợp đồng này gây ra. Lúc này, sự thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thương mại được coi là hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên, nếu pháp luật có quy định về trường hợp mà các bên không được phép thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thì các bên không được chấm dứt hợp đồng. Như trường hợp hợp đồng được xác lập vì lợi ích của người thứ ba thì việc chấm dứt hợp đồng phải có sự đồng ý của người thứ ba theo Điều 417 Bộ luật dân sự 2015: " Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý". Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của người thứ ba, tránh bị ảnh hưởng do việc chấm dứt hợp đồng mà họ được hưởng lợi ích bị chấm dứt.
4.3. Hợp đồng chấm dứt do cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện ký kết
Hợp đồng được xác lập mà các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh theo hợp đồng gắn liền với nhân thân thì khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại thì sẽ không thực hiện được hợp đồng và sẽ là căn cứ chấm dứt hợp đồng.
Trường hợp này thường xuất hiện trong hợp đồng dịch vụ. Theo đó, một bên trong hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện một công việc nhất định theo yêu cầu của bên còn lại mà theo thỏa thuận, công việc ấy phải do chính người có nghĩa vụ đó tiến hành.
Tuy nhiên, nếu như hợp đồng có nhiều pháp nhân hoặc có nhiều người cùng thực hiện phải thực hiện thì việc một cá nhân chết hoặc một pháp nhân chấm dứt hoạt động thì hợp đồng vẫn sẽ có giá trị với những chủ thể còn lại. Tức là nghĩa vụ đối với cá nhân đã chết, đối với pháp nhân chấm dứt tồn tại đã được chuyển giao với những người còn lại cùng ký kết hợp đồng.
4.4. Hợp đồng chấm dứt khi bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
Về nguyên tắc chung, hợp đồng thương mại đã được giao kết thì các bên tiến hành thực hiện các nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại do các bên có thể thỏa thuận hoặc được pháp luật quy định.
Hợp đồng thương mại chấm dứt khi bị hủy bỏ
Căn cứ Điều 423 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về trường hợp hủy bỏ hợp đồng. Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 312 Luật thương mại 2005 đang có hiệu lực có quy định một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận: Sự vi phạm hợp đồng của một bên có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng, tuy nhiên khi sự vi phạm đó trở thành điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng sẽ bị chấm dứt. Và sự vi phạm hợp đồng này phải được hai bên thỏa thuận từ trước, nên trong trường hợp không thỏa thuận trước thì các bên không được tự ý hủy bỏ hợp đồng.
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng: Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
- Trường hợp khác do luật quy định. Có thể kể đến như chậm thực hiện nghĩa vụ, hợp đồng không có khả năng thực hiện, tài sản bị mất, hư hỏng.
Trong trường hợp này, bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Về bản chất, khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng thương mại ấy không có giá trị từ thời điểm giao kết, tức là coi như hợp đồng này chưa hề tồn tại trên thực tế. Hậu quả của việc hủy hợp đồng được giải quyết giống như hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu: các bên không phải thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng mà sẽ thực hiện nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và giải quyết tranh chấp nếu có.
4.5. Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn
Đối tượng của hợp đồng thương mại là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng. Khi đối tượng của hợp đồng không còn, mục đích giao kết hợp đồng của các bên không đạt được thì các bên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng và hợp đồng sẽ chấm dứt. Đối với trường hợp này, các bên có thể thỏa thuận để thay thế đối tượng của hợp đồng bằng cách chấm dứt hợp đồng cũ và giao kết hợp đồng mới hoặc bồi thường thiệt hại.
4.6. Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015:
- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
- Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, hợp đồng thương mại sẽ chấm dứt khi có các điều kiện sau: Ít nhất một bên bị ảnh hưởng đến lợi ích khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản; Các bên không thỏa thuận được việc sửa đổi hợp đồng trong thời hạn hợp lý.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu hợp đồng mua bán inox chi tiết. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận