Trong nền kinh tế hiện đại, chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường. Đây không chỉ là các đơn vị phụ thuộc của pháp nhân mẹ, mà còn là cầu nối trực tiếp giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, đối tác và nguồn lực tại các địa bàn khác nhau. Hãy cũng ACC tìm hiểu về Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh là gì?
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là gì?
Theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Chi nhánh, văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?
Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân thì:
- Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
- Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
Như vậy, chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân không có tư cách pháp nhân mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
4. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Thành lập văn phòng đại diện được tiến hành theo thủ tục như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2. Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ bằng các hình thức:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH và ĐT tỉnh/thành phố nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở;
- Nộp qua dịch vụ bưu chính
- Nộp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 3. Nhận kết quả
Trong vòng 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT sẽ xét duyệt hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT sẽ ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi chỉnh sửa, bổ sung, doanh tiến hành nộp lại hồ sơ.
5. Thủ tục thành lập chi nhánh
Thành lập chi nhánh được tiến hành theo thủ tục như sau:
Bước 1. Hoàn tất hồ sơ thành lập chi nhánh
Bước 2. Nộp hồ sơ bằng 1 trong 2 hình thức sau:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT
- Đối với chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ thì nộp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính
- Đối với chi nhánh khác tỉnh với công ty mẹ thì nộp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở
Nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 3. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy phép thành lập chi nhánh.
6. Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh không?
Có, chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh trong phạm vi chức năng của mình được pháp nhân ủy quyền.
Câu hỏi 2: Chi nhánh có phải nộp thuế không?
Có, chi nhánh phải nộp thuế theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của mình.
Câu hỏi 3: Văn phòng đại diện có phải lập báo cáo tài chính không?
Không, văn phòng đại diện không phải lập báo cáo tài chính riêng nhưng phải báo cáo các hoạt động của mình với pháp nhân mẹ.
Nội dung bài viết:
Bình luận