Khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, một trong những quyết định quan trọng cần xem xét là nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện? Mỗi loại hình đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với các chiến lược và mục tiêu kinh doanh khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hai lựa chọn này, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt, nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững.
Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?
1. Chi nhánh là gì?
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là gì?
Theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện không thể tự ký kết hợp đồng, mở tài khoản ngân hàng hay tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mọi hoạt động của văn phòng đại diện đều phải được ủy quyền và báo cáo về trụ sở chính của doanh nghiệp.
3. Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?
Việc lựa chọn thành lập chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện phụ thuộc rất nhiều vào mục đích và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp mong muốn mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường sự hiện diện trên thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận, chi nhánh công ty sẽ là lựa chọn phù hợp. Chi nhánh công ty có nhiều lợi ích:
- Mở rộng mạng lưới phân phối, tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng mới
- Tạo ra nhiều cơ hội hợp tác, kinh doanh mới
- Chi nhánh có thể thực hiện các chức năng như sản xuất, cung ứng dịch vụ, giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và gia tăng hiệu quả hoạt động.
Nếu doanh nghiệp cần một cơ sở để thực hiện các hoạt động hỗ trợ như trao đổi hồ sơ, trưng bày sản phẩm, quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng, thì văn phòng đại diện sẽ là lựa chọn thích hợp hơn. Văn phòng đại diện không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh hay sản xuất mà chủ yếu tập trung vào việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và quản lý dễ dàng hơn so với việc thành lập chi nhánh, đồng thời vẫn đảm bảo được sự hiện diện và hỗ trợ cần thiết trên thị trường.
4. Thủ tục thành lập chi nhánh
Thành lập chi nhánh được tiến hành theo thủ tục như sau:
Bước 1. Hoàn tất hồ sơ thành lập chi nhánh
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT
Bước 3. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy phép thành lập chi nhánh.
5. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Thành lập văn phòng đại diện được tiến hành theo thủ tục như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2. Nộp hồ sơ
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH và ĐT tỉnh/thành phố nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở;
- Nộp qua dịch vụ bưu chính
- Nộp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 3. Nhận kết quả
6. Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi: Sự khác biệt chính giữa chi nhánh và văn phòng đại diện là gì?
Trả lời: Chi nhánh có thể thực hiện hoạt động kinh doanh, còn văn phòng đại diện chỉ được thực hiện chức năng liên lạc, nghiên cứu thị trường và thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh.
Câu hỏi: Khi nào nên thành lập chi nhánh?
Trả lời: Nên thành lập chi nhánh khi công ty muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và trực tiếp tạo ra doanh thu từ hoạt động này.
Câu hỏi: Khi nào nên thành lập văn phòng đại diện?
Trả lời: Nên thành lập văn phòng đại diện khi công ty cần có một đơn vị để liên lạc, nghiên cứu thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư mà không trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Nội dung bài viết:
Bình luận