Văn phòng đại diện có được thực hiện chức năng kinh doanh không?

Khi thành lập một văn phòng đại diện, một câu hỏi phổ biến mà các doanh nghiệp thường đặt ra là liệu văn phòng đại diện có được thực hiện chức năng kinh doanh hay không. Văn phòng đại diện đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiện diện của công ty tại một khu vực địa lý cụ thể. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các quy định hiện hành tại Việt Nam liên quan đến việc Văn phòng đại diện có được thực hiện chức năng kinh doanh không?

Văn phòng đại diện có được thực hiện chức năng kinh doanh không?

Văn phòng đại diện có được thực hiện chức năng kinh doanh không?

1. Văn phòng đại diện có được thực hiện chức năng kinh doanh không?

Tại khoản 1 và 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó, văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện chỉ được phép thực hiện các hoạt động sau:

  • Nghiên cứu thị trường: Thu thập thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiềm năng, v.v.
  • Quảng bá thương hiệu: Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng tiềm năng.
  • Thiết lập mối quan hệ: Gặp gỡ, trao đổi với các đối tác kinh doanh tiềm năng.
  • Hỗ trợ hoạt động kinh doanh: Hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp, chẳng hạn như dịch thuật, thủ tục hành chính

Như vậy theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng kinh doanh.

2. Quyền của văn phòng đại diện

Luật thương mại 2005 quy định quyền của văn phòng đại diện như sau:

  • Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Nghĩa vụ của văn phòng đại diện

Luật thương mại 2005 quy định nghĩa vụ của văn phòng đại diện như sau:

  • Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
  • Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
  • Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
  • Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Thành lập văn phòng đại diện được tiến hành theo thủ tục như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2. Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ bằng các hình thức:

  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH và ĐT tỉnh/thành phố nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở;
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính
  • Nộp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 3. Nhận kết quả

Trong vòng 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT sẽ xét duyệt hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT sẽ ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi chỉnh sửa, bổ sung, doanh  tiến hành nộp lại hồ sơ.

5. Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Những hoạt động nào văn phòng đại diện được phép thực hiện?

Trả lời: Văn phòng đại diện được phép thực hiện các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mẹ.

Câu hỏi 2: Văn phòng đại diện có thể ký kết hợp đồng thương mại không?

Trả lời: Không, văn phòng đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại. Các hợp đồng phải được ký bởi doanh nghiệp mẹ hoặc chi nhánh có thẩm quyền.

Câu hỏi 3: Văn phòng đại diện có cần đăng ký kinh doanh không?

Trả lời: Có, văn phòng đại diện phải đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật, nhưng không phải là đăng ký kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo