Thủ tục thành lập công ty văn phòng phẩm (Cập nhật 2024)

Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin bổ ích và rõ ràng về hình thức đăng kí kinh doanh thành lập công ty văn phòng phẩm. Vì các quy định của pháp luật luôn thay đổi cho phù hợp với thực tế, để được hổ trợ thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Tài Chính ACC.

thu-tuc-hoan-thue-gtgt-doi-voi-hang-xuat-khau-1

 Thủ tục thành lập công ty văn phòng phẩm

1. Mở công ty văn phòng phẩm hay cửa hàng văn phòng phẩm có cần đăng ký kinh doanh ?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP cá nhân hoạt động thương mại không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh và không gọi là thương nhân theo quy định của Luật thương mại bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo): các hoạt động mua bán không có địa điểm cố định , gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm để bán rong;

b) Buôn bán vặt: các hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ;

c) Bán quà vặt: bán quà bánh, đồ ăn, nước uống có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến : mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn/người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, chữa khóa, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, vẽ tranh, cắt tóc, chụp ảnh và các dịch vụ khác;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, nếu cá nhân thuộc một trong các trường hợp trên thì không phải đăng ký kinh doanh. Do bạn mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm hoặc công ty văn phòng phẩm thì sẽ phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục thành lập công ty văn phòng phẩm

thoi-gian-hoan-thanh-dich-vu-hoan-thue-thu-nhap-ca-nhan-2-1
Quy trình lập hồ sơ thành lập công ty văn phòng phẩm

2.1 Lựa chọn loại hình, ngành nghề đăng ký kinh doanh

Trước khi lập hồ sơ để thành lập công ty văn phòng phẩm, cần phải xác định được loại hình chính cho việc kinh doanh mà bạn muốn hướng tới. Có 2 loại hình chính là thành lập doanh nghiệpthành lập hộ kinh doanh cá thể. 

Cả hai hình thức kinh doanh trên đều được pháp luật công nhận và bảo vệ, được cấp giấy phép kinh doanh và phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh thành lập doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn loại hình thành lập hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty văn phòng phẩm, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần sau:

Giấy đề nghị Đăng ký thành lập công ty văn phòng phẩm: Đây là tài liệu chính thức đề xuất việc thành lập công ty văn phòng phẩm. Nó thường cần được điền đầy đủ thông tin về tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, thông tin về các thành viên sáng lập, và các thông tin khác cần thiết.

Dự thảo Điều lệ Công ty văn phòng phẩm và thiết bị: Điều lệ công ty là tài liệu quan trọng quy định các quyền, nghĩa vụ và cơ cấu tổ chức của công ty. Dự thảo điều lệ cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định pháp luật.

Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu và người đại diện: Bạn cần chuẩn bị bản sao hợp lệ của chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu có hiệu lực của chủ sở hữu và người đại diện theo quy định của pháp luật. Đây là để xác minh danh tính của những người liên quan trực tiếp đến việc thành lập công ty.

Các giấy tờ khác đăng ký kinh doanh ngành văn phòng phẩm: Nếu có các giấy tờ khác cần thiết cho việc đăng ký kinh doanh trong ngành văn phòng phẩm, bạn cũng cần chuẩn bị và nộp chúng cùng với hồ sơ đăng ký.

2.2 Soạn thảo hồ sơ, địa điểm nộp

Chuẩn bị tài liệu: Sắp xếp và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết như đã liệt kê ở trên, bao gồm giấy đề nghị, dự thảo điều lệ, giấy tờ chứng thực cá nhân và các giấy tờ khác liên quan đến ngành nghề kinh doanh.

Kiểm tra và điều chỉnh: Đảm bảo rằng mọi thông tin trong hồ sơ đều chính xác và đầy đủ. Kiểm tra lại các điều khoản trong dự thảo điều lệ và đảm bảo rằng nó tuân thủ pháp luật.

Sau khi chuẩn bị tài liệu và kiểm tra, điều chỉnh kỹ càng, hồ sơ sẽ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính của công ty.. Giấy biên nhận được Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư  trao cho người nộp hồ sơ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty văn phòng phẩm. 

2.3 Thủ tục thành lập công ty văn phòng phẩm

a. Chuẩn bị hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Là mẫu số 01/ĐKDN theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Dự thảo Điều lệ công ty: Do các thành viên/cổ đông sáng lập thảo luận và thống nhất.

Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập: Ghi rõ thông tin cá nhân của từng thành viên/cổ đông sáng lập, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số CMND/CCCD/hộ chiếu.

Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân: CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông sáng lập.

Vốn điều lệ: Cần có số vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng.

Giấy ủy quyền: Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên/cổ đông sáng lập.

b. Nộp hồ sơ để được xét duyệt 

Nộp hồ sơ có thể thực hiện trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở chính.

Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty trong vòng 3 ngày làm việc.

c. Những thủ tục còn lại sau khi hồ sơ hợp lệ đã được xét duyệt

Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần khắc dấu và công bố mẫu dấu với Phòng Đăng ký kinh doanh.

Công ty cần mở tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính.

Công ty cần đăng ký thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật.

3. Cách xác định nguồn vốn ban đầu để thành lập công ty văn phòng phẩm

Muốn thành lập công ty văn phòng phẩm, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ kỹ càng, chuẩn xác theo quy định của pháp luật thì vuệc xác định nguồn vốn đầu tư ban đầu là việc hết sức quan trọng, đây là nền móng để xây dựng, phát triển và vận hành công ty một cách thuận lợi. 

Số vốn đầu tư ban đầu là số tiền bạn cần để bắt đầu kinh do

anh, bao gồm các chi phí thuê mặt bằng, sửa chữa mặt bằng nếu cần thiết, mua sắm vật dụng và đầu tư dự trữ nguồn hàng, chi phí quảng cáo ban đầu và tiền dự trữ để trang trải các chi phí khác.

Sau khi xác định được số vốn đầu tư cần có ban đầu, bạn phải lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp từ nhiều nguồn khác nhau như:

Vốn tự có: Sử dụng tiền của bạn hoặc của các đối tác đầu tư nội bộ.

Vay ngân hàng: Vay một khoản vốn từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác. Trong trường hợp này, bạn cần phải có một kế hoạch thanh toán nợ rõ ràng và hiểu rõ về các điều khoản và lãi suất.

Kêu gọi đầu tư: Thu hút vốn từ các nhà đầu tư hoặc các cơ quan đầu tư thông qua việc bán cổ phần hoặc phần lợi nhuận trong công ty.

thu-tuc-hoan-thue-nhap-khau-nop-thua-2
Các hình thức huy động vốn

 4. Nên lập kế hoạch kinh doanh thế nào để công ty văn phòng phẩm vận hành một cách hiệu quả?

Một trong những bước cần chuẩn bị khi thành lập công ty văn phòng phẩm là phải có kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Trước tiên bạn phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng trong lĩnh vực văn phòng phẩm như loại sản phẩm phổ biến, tính năng mới, và sự thay đổi trong yêu cầu của khách hàng. Sau đó phân tích Phân tích và đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong ngành, bao gồm cả các cửa hàng văn phòng phẩm địa phương và các cửa hàng trực tuyến. Tìm hiểu về sản phẩm, giá cả, dịch vụ, và chiến lược tiếp thị của họ. Ngoài ra cần xác định và đặc tả các đối tượng khách hàng tiềm năng, bao gồm các công ty, văn phòng, trường học, và cá nhân. Tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của họ để có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

Sau khi nghiên cứu thị trường, bạn hãy xác định mục tiêu kinh doanh của mình. Đặt ra một mục tiêu cụ thể về doanh số bán hàng mà bạn muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như doanh số hàng tháng hoặc hàng năm. Xác định một mục tiêu về lợi nhuận mong muốn, bằng cách tính toán lợi nhuận trung bình từ mỗi sản phẩm và dịch vụ và đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận theo thời gian và đặt a những mục tiêu dài hạn cho sự phát triển và mở rộng của công ty trong tương lai, bao gồm mục tiêu về mở rộng thị trường, sản phẩm và dịch vụ mới, và tăng cường danh tiếng thương hiệu.

Để xây dựng hình ảnh cho công ty văn phòng phẩm, hình thức quảng cáo và tiếp thị cần được xây dựng theo lộ trình có logic. Chọn các phương tiện quảng cáo phù hợp như quảng cáo trên mạng, bản in, truyền hình, hoặc quảng cáo trực tiếp. Xác định mục tiêu của mỗi chiến lược và cách thức đo lường hiệu quả, xác định các chiến lược bao gồm việc sử dụng mạng xã hội, email marketing, content marketing, và các chiến lược tiếp thị khác để thu hút và giữ chân khách hàng. Sau cùng hãy xác định thời gian và tài nguyên cần thiết cho mỗi hoạt động tiếp thị, và lập lịch trình thực hiện để đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của kế hoạch.

nhung-yeu-cau-khi-thanh-lap-mot-cong-ty-tai-my
Những bước cơ bản khi lập kế hoạch kinh doanh công ty văn phòng phẩm

5. Ưu và nhược điểm của các mô hình kinh doanh

Việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp là một phần quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh của bạn. Dưới đây là một số điểm mạnh và yếu của mỗi mô hình kinh doanh để bạn có thể xem xét:

5.1 Cửa hàng truyền thống

Ưu điểm: Cửa hàng truyền thống phù hợp với khu vực đông dân cư và tập trung nhiều văn phòng, trường học, nơi mà nhu cầu về văn phòng phẩm và dụng cụ học tập cao. Tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tiếp, giúp khách hàng có cơ hội kiểm tra và thử sản phẩm trước khi mua.

Nhược điểm: Chi phí mặt bằng cao, bao gồm tiền thuê mặt bằng và chi phí vận hành cửa hàng khiến cửa hàng truyền thống phải cạnh tranh với các cửa hàng truyền thống khác trong khu vực.

5. 2 Cửa hàng online

Ưu điểm: Mô hình kinh doanh cửa hàng online sẽ giúp tiết kiệm chi phí mặt bằng, không cần phải trả tiền thuê cửa hàng và chi phí liên quan. Tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn, không giới hạn bởi vị trí địa lý và dễ dàng tối ưu hóa và thích nghi với các chiến lược tiếp thị trực tuyến.

Nhược điểm: Mô hình này đòi hỏi kỹ năng marketing online tốt để thu hút và giữ chân khách hàng. Có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng niềm tin từ phía khách hàng do không có một địa điểm cụ thể để kiểm tra sản phẩm.

5.3 Kết hợp cả hai mô hình

Ưu điểm: Khi kết hợp cả hai mô hình trên sẽ tận dụng ưu điểm của cả hai hình thức kinh doanh, tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Cung cấp sự linh hoạt cho khách hàng, cho phép họ chọn lựa giữa việc mua hàng trực tuyến hoặc trải nghiệm mua sắm trực tiếp. Ngoài ra còn giúp tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên cả hai kênh phân phối.

Nhược điểm: Yêu cầu quản lý và vận hành đồng thời cả hai hình thức kinh doanh, đòi hỏi sự quản lý hiệu quả và phối hợp công việc tốt. Cần phải đầu tư thêm vào việc phát triển và duy trì cả hai kênh phân phối, có thể tăng chi phí và rủi ro kinh doanh.

6. Những lưu ý khi thành lập công ty văn phòng phẩm

yeu-cau-ve-hoat-dong-cua-doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-4Những lưu ý khi thành lập công ty văn phòng phẩm

3.1 Góp đủ vốn điều lệ

Khi thành lập công ty văn phòng phẩm, phải đảm bảo vốn điều lệ lệ tối thiểu là 20 tỷ đồng đối với cá nhân làm chủ sở hữu và 10 tỷ đồng đối với tổ chức làm chủ sở hữu. Các thành viên đảm bảo góp đủ vốn điều lệ theo cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Có thể lựa chọn phương thức góp vốn phù hợp như bằng tiền, tài sản hoặc bằng quyền sử dụng đất.

3.2. Trách nhiệm của chủ sở hữu

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Họ có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

3.3. Lựa chọn dịch vụ thành lập công ty uy tín

Để tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thành lập công ty văn phòng phẩm, nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty uy tín để đảm bảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chuẩn bị và nộp đúng theo quy định của pháp luật. Bên cung cấp dịch vụ phải có nghĩa vụ tư vấn các bấm đề liên quan đến pháp luật doanh nghiệp để đảm bảo tuân thủ dúng quy định và giấy phép được cấp đúng thời hạn.

3.4 Những vấn đề cần lưu ý khác

Công ty cần lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh và nhu cầu hoạt động của công ty.

Tạo một con dấu riêng cho công ty để ký kết hợp đồng, hóa đơn và các tài liệu khác của công ty.

Tìm hiểu, lựa chọn ngân hàng phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty để mở tài khoản doanh nghiệp nhằm mục đích thực hiện các giao dịch tài chính của công ty.

Tuyển dụng, đào tạo nhân sự có chuyên môn sâu rộng. Kỹ lưỡng trong vấn đề hạch toán thu chi, kê khai thuế và thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

7. Dịch vụ làm giấy phép của ACC

Để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo được cấp giấy phép thành lập công ty kinh doanh văn phòng phẩm đúng hạn, đúng lộ trình và theo quy định của pháp luật, bạn cần tìm những công ty dịch vụ uy tín để hỗ trợ. Công ty Luật ACC group cam kết tư vấn đúng dịch vụ, cấp giấy phép đúng hạn, thủ tục, hồ sơ đảm bảo theo quy định của pháp luật.

ACC chuyên dịch vụ thành lập công ty kinh doanh văn phòng phẩm

Liên hệ 19003330 hoặc 0846967979 (zalo) để được tư vấn, báo phí ngay! 

Khách hàng cung cấp: Chỉ cần CMND công chứng

Phí dịch vụ trọn gói: 5.000.000

Tham khảo: https://accgroup.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty/

8. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thành lập công ty kinh doanh văn phòng phẩm

Làm thế nào để tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho công ty văn phòng phẩm?

Để tạo dựng lợi thế cạnh tranh, bạn có thể tập trung vào nguồn hàng, đảm bảo cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Tuy nhiên giá thành của sản phẩm phải phù hợp với thị trường và nhu cầu của khách hàng. Chăm sóc khách hàng tận tư, chuyên nghiệp, đào tạo nhân viên có chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn dịch vụ. Xây dựng hình ảnh, tạo uy tín cho công ty và luôn đổi mới sáng tạo, cập nhật các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng như cầu thị trường.

Những rủi ro thường gặp khi thành lập công ty văn phòng phẩm là gì?

Một số rủi ro thường gặp khi thành lập công ty văn phòng phẩm bao gồm:

  • Thiếu vốn: Vấn đề tài chính là một rào cản lớn cho các doanh nghiệp mới thành lập.
  • Cạnh tranh cao: Thị trường cạnh tranh cao khiến cho việc thu hút khách hàng trở nên khó khăn.
  • Thay đổi thị hiếu khách hàng: Nhu cầu khách hàng luôn thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật sản phẩm và dịch vụ.
  • Rủi ro pháp lý: Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro do vi phạm các quy định của pháp luật.

Làm thế nào để lựa chọn tên công ty văn phòng phẩm phù hợp?

Khi lựa chọn tên đặt cho công ty văn phòng phẩm phải độc đáo, không trùng với tên công ty khác, gợi liên tưởng tới sản phẩm và dịch vụ văn phòng phẩm. Ngoài ra phải đảm bảo yếu tố dễ nhớ và dễ phát âm giúp khách hàng tìm kiếm dễ dàng. Đặc biệt tên gọi phải có ý nghãi, thể hiện được thông điệp và giá trị của công ty.

Khách hàng làm thế nào để liên hệ với công ty Luật ACC để sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty kinh doanh văn phòng phẩm?

Hiện nay, khách hàng muốn nhận được sự hỗ trợ, tư vấn pháp lý từ công ty Luật ACC thì có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh liên lạc sau:

– Tư vấn pháp lý: 1900.3330

– Zalo: 084.696.7979

– Văn phòng: (028) 777.00.888

– Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (263 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (10)

    Hen Ho
    Chào ACC, Cho mình hỏi gói gồm CKS và HDĐT bên bạn cung cấp là của nhà cung cấp nào vậy, Và giá này đã gồm VAT chưa ?
    TRẢ LỜI
    Thịnh Văn Thanh
    Mình có ý định thành lập công ty xd, nhưng trong khoảng thời gian mình làm mà doanh nghiệp ko có doanh thu thù như thế nào. Và chi phí hàng tháng cho doanh nghiệp là những mục gì và bao nhiêu. Xin cảm ơn.
    TRẢ LỜI
    Vabaya Handmade Leather
    Chào bạn mình muốn thành lập công ty kinh doanh về đồ da handmade, bạn có thể email cho mình tư vấn được không ạ? Xin cảm ơn!
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo