Đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Thành lập công ty đa ngành nghề có tốt không?

Hiện nay, theo Luật doanh nghiệp 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn ghi nhận danh sách ngành, nghề kinh doanh, thông tin này được Phòng đăng ký kinh doanh ghi trong giấy xác nhận thông tin đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy ưu tiên hàng đầu khi đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là đảm bảo đăng ký đủ ngành nghề bao gồm cả các lĩnh vực dự trù sẽ phát triển kinh doanh sau này. Vì vậy hầu như các chủ doanh nghiệp đều lựa chọn thành lập công ty đa ngành nghề để tiện cho việc phát triển kinh doanh và đỡ phải thay đổi giấy phép kinh doanh.

Đăng ký ngành nghề kinh doanh như thế nào cho chuyên nghiệp

Theo luật sư Trí Nam bộ ngành nghề kinh doanh chính là một trong 2 yếu tố đối tác đánh giá về quy mô và lĩnh vực hoạt động của một doanh nghiệp, do đó kỹ năng lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi đăng ký là vấn đề nên xem trọng. Để có được một bộ ngành nghề kinh doanh ưng ý, doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề sau:

  • Một là, danh sách ngành nghề kinh doanh cần có đủ các lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp. Ví dụ một công ty xây dựng công trình công nghiệp nếu thiếu ngành nghề về san lấp mặt bằng, xây dựng công trình xả thải thì đối tác sẽ nhận định quy mô hoạt động của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức thầu phụ theo các công việc nhỏ lẻ.
  • Hai là, cần đăng ký bổ sung các ngành nghề kinh doanh dự kiến cho kế hoạch phát triển trong tương lai. Ví dụ một công ty về nhà hàng cần đăng ký ngành nghề về nhượng quyền thương mại, ngành nghề về chế biến thực phẩm, ngành nghề về lưu trú.
  • Ba là, cần đăng ký đủ ngành nghề về quản lý doanh nghiệp và trợ giúp doanh nghiệp. Đây là danh sách các ngành nghề có thể hỗ trợ chi phí cho đối tác như Hoạt động tư vấn quản lý, Ủy thác xuất nhập khẩu, ...

Với hơn 12 năm kinh nghiệm triển khai dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Hà Nội, chúng tôi luôn chau chuốt bộ ngành nghề kinh doanh của khách hàng trong mọi gói dịch vụ pháp lý cung cấp.

Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cho doanh nghiệp

Quy trình lựa chọn ngành nghề kinh doanh bao gồm:

  • Bước 1: Tải hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam

Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam mới nhất được quy định tại Phụ lục I quyết định 37/2018/QĐ-TTg, được diễn giải chi tiết bời phụ lục II quyết định 37. Do đó bạn cũng có thể kiểm tra nhanh phạm vi kinh doanh của từng ngành nghề tại phụ lục II đã nói.

  • Bước 2: Lựa chọn các ngành, nghề kinh doanh cấp 4 trong hệ thống mã ngành
  • Bước 3: Các ngành nghề không có trong mã ngành thì đăng ký dựa theo việc tra cứu thông tin sau:
  1. Tra cứu các ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống mã ngành để tìm văn bản pháp luật điều chỉnh.
  2. Tra cứu nội dung hoạt động để tìm mã ngành tương tự hoặc phù hợp.
  • Bước 4: Tổng hợp lại thành một bộ ngành nghề kinh doanh đầy đủ.
1ahdnt-1

 

Đăng ký ngành nghề kinh doanh thường gặp vướng mắc gì?

Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp quy định doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Thực tế khi đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành doanh nghiệp gặp một số các bất cập sau:

  • Có những ngành nghề kinh doanh chưa được quy định trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
  • Theo luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm miễn sao đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đương nhiên chưa đầy đủ vì có những lĩnh vực kinh doanh phát triển sau thời điểm văn bản pháp luật được ban hành, hoặc có những ngành nghề chưa được ghi nhận do thiếu sót của người tổng hợp. Khi đăng ký các ngành nghề này doanh nghiệp cần:
  1. Ghi chi tiết quy định pháp luật điều chỉnh nội dung liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
  2. Trường hợp ngành nghề không có văn bản pháp luật thực tế điều chỉnh bạn cần làm công văn giải trình với Phòng đăng ký kinh doanh về thực tiễn tồn tại ngành nghề kinh doanh để cơ quan này được rõ.
  • Có những ngành nghề kinh doanh có nội dung chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ví dụ: Sản xuất phân bón được cho vào mã ngành sản xuất khác chưa được phân vào đâu gây khó khăn cho việc giới thiệu doanh nghiệp tới các đối tác. Tuy vậy bạn cũng nên biết: Ngành nghề kinh doanh không còn hiển thị trên GCN đăng ký doanh nghiệp; Hoạt động kinh doanh được quản lý theo mã ngành chứ không quản lý theo câu chữ của ngành nghề. Do vậy bất cập này không làm gián đoạn hay ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp

Luật ACC chuyên dịch vụ thành lập doanh nghiệp và thay đổi giấy phép kinh doanh uy tín tại Hà Nội, với trên 12 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp chúng tôi đảm bảo luôn cung cấp giải pháp tốt nhất, hoàn thiện nhất trong phương án triển khai các dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Hiện tại:

  • Mức giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói có bao gồm tư vấn tối ưu ngành nghề kinh doanh đăng ký chỉ từ 1.200.000đ.
  • Mức giá thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói có bao gồm rà soát ngành nghề kinh doanh đăng ký bổ sung chỉ từ 1.000.000đ
  • Phương thức giao dịch công việc của chúng tôi rất chuyên nghiệp, giao nhận trực tiếp để tích kiệm thời gian cho khách hàng.

Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Đăng ký ngành nghề kinh doanh là gì?

Trả lời 1: Đăng ký ngành nghề kinh doanh là quy trình hoặc thủ tục mà một doanh nghiệp hoặc cá nhân phải thực hiện để xác định và chính thức đăng ký hoạt động kinh doanh của họ với cơ quan chính phủ hoặc tổ chức có thẩm quyền. Quy trình này thường liên quan đến việc cung cấp thông tin về loại hình kinh doanh, mục tiêu, và thông tin liên quan khác.

Câu hỏi 2: Tại sao cần đăng ký ngành nghề kinh doanh?

Trả lời 2: Đăng ký ngành nghề kinh doanh cần thiết vì:

  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Đăng ký giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ tất cả các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh.

  • Bảo vệ người tiêu dùng: Nó đảm bảo rằng doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp và đáng tin cậy cho khách hàng.

  • Tạo điều kiện cạnh tranh công bằng: Đăng ký giúp ngăn chặn các hoạt động kinh doanh không hợp pháp hoặc không công bằng, giữ cho môi trường kinh doanh lành mạnh.

Câu hỏi 3: Làm thế nào để đăng ký ngành nghề kinh doanh?

Trả lời 3: Quy trình đăng ký ngành nghề kinh doanh có thể khác nhau tùy theo quốc gia, khu vực, và ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, thường bao gồm các bước sau:

  1. Chuẩn bị tài liệu: Thu thập và chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc đăng ký, bao gồm hồ sơ doanh nghiệp và thông tin về hoạt động kinh doanh.

  2. Đăng ký với cơ quan chính quyền: Nộp đơn đăng ký và tài liệu liên quan đến cơ quan chính quyền hoặc tổ chức có thẩm quyền.

  3. Thanh toán lệ phí: Thanh toán các khoản phí liên quan đến việc đăng ký.

  4. Xét duyệt và cấp giấy phép: Cơ quan chức năng sẽ xem xét hồ sơ và sau khi duyệt, cấp giấy phép hoặc chứng nhận đăng ký.

Câu hỏi 4: Thời gian cần thiết để hoàn thành quy trình đăng ký ngành nghề kinh doanh là bao lâu?

Trả lời 4: Thời gian cần thiết để hoàn thành quy trình đăng ký ngành nghề kinh doanh có thể biến đổi tùy theo quốc gia, khu vực, và loại hình kinh doanh. Trong một số trường hợp, việc đăng ký có thể hoàn thành trong vài ngày hoặc vài tuần, trong khi ở những nơi khác, nó có thể mất vài tháng. Để biết thời gian cụ thể, bạn nên tham khảo với cơ quan chức năng hoặc tổ chức có thẩm quyền.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo