Vốn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Việc lựa chọn loại vốn phù hợp sẽ góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững. Bài viết này sẽ phân biệt các loại vốn phổ biến được sử dụng khi thành lập doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt. Để hiểu rõ hơn về Phân biệt các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết sau:
Phân biệt các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp
I. Vốn khi thành lập doanh nghiệp là gì?
Thành lập công ty là một quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý để tạo ra một pháp nhân mới, được gọi là công ty. Công ty có tư cách pháp lý độc lập, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của mình và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Vốn khi thành lập doanh nghiệp, hay còn gọi là vốn điều lệ, là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ thể hiện quy mô hoạt động và năng lực tài chính của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh.
II. Phân biệt các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp
Xuyên suốt quá trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp, vốn luôn là yếu tố quan trọng góp phần hình thành một doanh nghiệp vững chắc. Dưới đây là các loại vốn trong doanh nghiệp được quy định theo luật doanh nghiệp.
1. Vốn điều lệ trong doanh nghiệp
Căn cứ Khoản 29, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ là nguồn vốn được tính dựa trên tổng số tài sản do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một mốc thời gian nhất định khi thành lập công ty và được ghi vào điều lệ của công ty.
Hình thức vốn này sẽ được doanh nghiệp đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô doanh nghiệp khi thành lập.
Có 5 loại tài sản hợp pháp dùng để đóng góp vốn điều lệ:
- Tiền
- Tiền ngoại tệ tự do chuyển đổi
- Vàng
- Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị bản quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và bí quyết kỹ thuật
- Các tài sản khác được ghi trong Điều lệ công ty mà thành viên góp vào để tạo thành vốn của công ty theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
2. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) là phần tài sản thuần thuộc sở hữu của cổ đông trong doanh nghiệp sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu bao gồm cả vốn điều lệ bởi tổng số vốn thuộc về cổ đông được cấu thành từ vốn cổ phần (vốn điều lệ), khoản lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn thu khác.
Vốn chủ sở hữu thường có xuất hiện trong các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới các dạng như vốn cổ đông (hay vốn đầu tư ban đầu), thặng dư vốn cổ đông (khoảng chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá – thực tế phát hành), lãi chưa phân phối, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính hoặc các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu,…
3. Vốn cố định
Vốn cố định là tổng số tiền đầu tư xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình để phục vụ dài hạn cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, các loại tài sản được xếp loại vào vốn cố định của doanh nghiệp phải đáp ứng 2 tiêu chí sau:
- Thời gian sử dụng tài sản phải thường xuyên và tối thiểu từ 1 năm trở lên.
- Giá trị tài sản phải đạt tối thiểu ở một mức nhất định do Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (theo chế độ kế toán ban hành theo nghị định 15/2006/BTC thì TSCĐ có giá từ 10.000.000 trở lên). Đồng thời, tài sản cố định đó có thể tái sử dụng hoặc thời gian sử dụng kéo dài qua nhiều chu kì hoạt động của doanh nghiệp.
Tùy vào góc nhìn, mục đích, cách tiếp cận của nguồn vốn cố định mà ta có thể chia thành 2 loại khác nhau:
Tài sản cố định hữu hình gồm các nhóm sau đây:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc, thiết bị
- Phương tiện vận tải, các thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị, dụng cụ quản lý.
- Súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm
- Các TSCĐ hữu hình khác.
Tài sản cố định vô hình gồm những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh như là:
- Quyền sử dụng đất
- Chi phí thành lập doanh nghiệp
- Chi phí về bằng phát minh sáng chế
- Chi phí nghiên cứu phát triển
- Chi phí về lợi thế thương mại
- Quyền đặc nhượng
- Nhãn hiệu, thương hiệu
Bên cạnh đó, tài sản cố định có thể được phân loại dựa trên trạng thái như đang dùng hoặc chưa dùng hoặc chờ thanh lý. Và cũng có thể phân loại dựa theo công dụng, mục đích sử dụng,…
4. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tổng tài sản được tích lũy hoặc huy động bởi nhà đầu tư nhằm phục vụ cho mục đích phát triển và đầu tư sinh lời của doanh nghiệp. Nói theo cách khác, vốn đầu tư chính là khoản tiền mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện một kế hoạch đã được đề xuất từ trước, có thể được hình thành từ hai nguồn vốn chính là vốn trong nước và vốn nước ngoài.
Trên thị trường hiện nay, vốn đầu tư được chia thành 3 loại:
- Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định
- Vốn đầu tư tài sản lưu động
- Vốn đầu tư vào nhà ở
Vốn đầu tư của doanh nghiệp bao gồm cả vốn điều lệ (có thể là một phần hoặc toàn bộ), vốn huy động, vốn vay từ các cá nhân, tổ chức khác.
5. Vốn tự có
Vốn tự có hoặc vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Equity bank hoặc Owner’s equity bank) là thuật ngữ chỉ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng nhằm thể hiện được nguồn lực tự có mà ngân hàng đang sở hữu.
Vốn tự có của ngân hàng được chia thành 2 loại là vốn điều lệ và quỹ dự trữ. Loại vốn này được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh theo luật định của nhà nước. Trong tỷ trọng tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn tự có chiếm khá ít nhưng có vai trò thiết yếu và bắt buộc phải có của ngân hàng.
Theo quan điểm tài chính, vốn tự có còn được gọi là vốn tự có của doanh nghiệp hay là tự tài trợ đối với một công ty được kỳ vọng có hiệu suất kinh doanh cao thì tài trợ nợ có thể được sử dụng thường xuyên với chi phí thấp hơn so với tài trợ bằng vốn cổ phần.
6. Vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng là giá trị chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên của chủ sở hữu (hoặc nợ dài hạn mà doanh nghiệp sử dụng thời hạn dài hơn một năm) với giá trị tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Trong đó:
- Tài sản cố định là dạng tài sản có giá trị đóng góp vào hoạt động sản xuất với chu kỳ dài và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Tài sản đầu tư dài hạn là dạng tài sản không đóng góp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty nhưng vẫn mang lại lợi nhuận. Ví dụ: trái phiếu (kỳ hạn từ 1 năm trở lên) hay bất động sản,.
Công thức tính vốn lưu động ròng là: VLDR = NVTX – (TSCD + TSDH)
Trong đó:
VLDR: Vốn lưu động ròng
NVTX: Nguồn vốn thường xuyên
TSCD: Tài sản cố định
TSDH: Tài sản dài hạn
7. Vốn tích lũy
Vốn tích lũy hay nguồn vốn lợi nhuận không chia hoặc nguồn vốn tích lũy không chia được dùng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn tích lũy là yếu tố không thể thiếu trong vốn đầu tư được sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chủ đầu tư thường chuyển một phần vốn tích lũy được từ lợi nhuận ròng của doanh nghiệp để tái đầu tư và nâng cao tổng vốn đầu tư ban đầu lên.
8. Vốn vay
Vốn vay là khoản tiền mà doanh nghiệp vay từ các nguồn bên ngoài nhằm phục vụ cho mục đích đầu tư. Khác với vốn đầu tư, vốn vay có thể được sử dụng để tăng lợi nhuận và ngược lại nếu đầu tư kinh doanh không hiệu quả.
Vốn đóng vai trò nòng cốt để doanh nghiệp hoạt động và sử dụng vốn để tạo ra nhiều tài sản hơn. Đối với các doanh nghiệp, vốn bao gồm tổng giá trị tài sản, nhà máy, hàng tồn kho, tiền mặt,… Các doanh nghiệp có hai lựa chọn để có được vốn vay: tài trợ bằng nợ và tài trợ vốn chủ sở hữu.
Trên đây là những chia sẻ ở trên về những thông tin, kiến thức đầy đủ nhất về vốn và các loại vốn trong doanh nghiệp dưới góc độ pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý bạn đọc và doanh nghiệp.
III. Phân loại các loại vốn trong doanh nghiệp dưới góc độ pháp luật
Hiện nay, có nhiều cách để có thể phân loại các loại vốn trong doanh nghiệp, dưới đây là một số cách phân loại vốn cơ bản hiện hành:
- Chức năng kinh tế: Vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính
- Quan hệ sở hữu: Vốn chủ sở hữu và vốn nợ phải trả.
- Nguồn lực huy động: Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.
- Khoảng thời gian huy động và sử dụng vốn: Nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên hay nguồn vốn dài hạn và vốn ngắn hạn.
IV. Vai trò của vốn có trong doanh nghiệp
Vốn là yếu tố cấu thành không thể thiếu của một doanh nghiệp. Hãy cùng NewCA tìm hiểu những vai trò cơ bản vốn:
- Vốn đại diện cho “sự vững chắc” của mỗi doanh nghiệp khi thể hiện tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp và khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để đủ điều kiện tiến hành tái mở rộng quy mô sản xuất thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải ở mức tăng trưởng dương, các hoạt động kinh doanh phải có lãi để đảm bảo cho mọi hoạt động doanh nghiệp tránh được mọi rủi ro và phát triển.
- Vốn là cơ sở pháp lý của doanh nghiệp để xác lập vị trí của doanh nghiệp trên thị trường nhằm đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đi theo kế hoạch đã định.
- Vốn còn là đóng vai trò không thể thiếu cho sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật xuyên suốt quá trình thành lập và phát triển.
- Vốn còn là cơ sở để doanh nghiệp thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường thông qua việc tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh, thâm nhập vào thị trường tiềm năng.
V. Những câu hỏi thường gặp:
1. Mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện (như kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán...) sẽ có yêu cầu về mức vốn pháp định tối thiểu.
2. Trách nhiệm của thành viên, chủ sở hữu đối với vốn góp?
Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không đủ tài sản thanh toán.
Chịu trách nhiệm liên đới với nhau về các nghĩa vụ góp vốn.
3. Thời hạn góp vốn thành lập doanh nghiệp là bao lâu?
Đối với doanh nghiệp mới thành lập: Các thành viên góp vốn theo cam kết trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp góp thêm vốn: Góp vốn trong thời hạn do Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên quyết định.
Nội dung bài viết:
Bình luận