Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Thực Dưỡng (Cập Nhật Thủ Tục 2023)

Phương pháp thực dưỡng ngày càng trở thành chủ đề “hot” trên các diễn đàn về sức khỏe; cuộc sống; đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh. Thực dưỡng đang thật sự trở thành một lựa chọn để con người có cuộc sống khỏe hơn; hạnh phúc hơn trong xã hội hiện đại. Cùng với sự phổ biến của phương pháp thực dưỡng; nhu cầu kinh doanh thực dưỡng cũng tăng mạnh. Để giúp những ai có nhu cầu kinh doanh ngành nghề này, ACC xin được phép các thông tin cần thiết về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thực dưỡng (Thủ tục 2020).

Đăng ký kinh doanh thực dưỡng
Đăng ký kinh doanh thực dưỡng

Đăng ký kinh doanh thực dưỡng là thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành kinh doanh. ACC xin được cung cấp thông tin về Đăng ký giấy phép kinh doanh thực dưỡng (Thủ tục 2023).

1. Khái niệm

Thực dưỡng là đường lối ăn uống; sinh hoạt đúng quy luật để cơ thể luôn khỏe mạnh; tinh thần minh mẫn. Kinh doanh thực dưỡng chính là kinh doanh thực phẩm dưỡng sinh. Do là bản chất là kinh doanh buôn bán thực phẩm; nên chủ kinh doanh cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định mới có thể được phép kinh doanh. 

2. Điều kiện kinh doanh thực dưỡng

  • Về nhân lực:
    • Chủ cơ sở, người trực tiếp buôn bán thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
    • Chủ cơ sở và người trực tiếp buôn bán thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
  • Nơi buôn bán:
    • Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường; các khu tập trung; xử lý chất thải sinh hoạt; công nghiệp, bệnh viện;
    • Tách biệt khu vực vệ sinh với khu vực bảo quản; khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.
  • Thiết bị, dụng cụ:
    • Có thiết bị, dụng cụ vận chuyển, bảo quản sản phẩm đáp ứng các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;
    • Có thiết bị, dụng cụ sơ chế, chứa đựng, bao gói, bày bán sản phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
    • Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.
  • Đảm bảo điều kiện và xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Trình tự thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thực dưỡng

Chủ kinh doanh khi thực hiện đăng ký kinh doanh cần xác định hình thức kinh doanh của mình. Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai hình thức là Hộ kinh doanh hoặc Doanh nghiệp. Mỗi hình thức kinh doanh sẽ có thủ tục đăng ký khác nhau, thông thường việc đăng ký Hộ kinh doanh sẽ đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.

3.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh thực dưỡng

Đối với doanh nghiệp

Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
    • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
    • Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
    • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có). Giấy tờ tùy thân của người đại diện nộp hồ sơ.

Đối với hộ kinh doanh

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước)

3.2. Nộp hồ sơ

  • Hộ kinh doanh: nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại quận/huyện đặt địa điểm kinh doanh.
  • Doanh nghiệp: nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. 
  • Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua Cổng thông tin quốc gia.

3.3. Nhận kết quả

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực dưỡng, chủ kinh doanh cần phải thực hiện thêm một số thủ tục khác mới có thể tiến hành kinh doanh thực dưỡng. 

4. Xin cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

Chủ cơ sở kinh doanh và những người trực tiếp kinh doanh thực dưỡng phải tham gia lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi hoàn thành khóa học bạn sẽ được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

5.1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)

Đây là loại giấy tờ quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình kinh doanh. Chủ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ:

  • Mẫu giấy đề nghị cấp phép an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành thực phẩm bản sao
  • Bản vẽ sơ đồ địa điểm kinh doanh
  • Quy trình sản xuất bảo quán tại đơn vị kinh doanh
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ kinh doanh và các nhân viên làm việc chế biến tại cơ sở
  • Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ nguồn nước sử dụng
  • Bản cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

5.2. Giá dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói

ACC cung cấp dịch vụ trọn gói xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng.

Lưu ý:

Giá trên đã bao gồm: Lệ phí thẩm định hồ sơ, lệ phí thẩm định địa bàn, chi phí tập huấn kiến thức, chi phí tiếp đoàn thẩm định. Chưa bao gồm thuế VAT và chi phí khám sức khỏe.

5.3. Quy trình thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm

  • Khách hàng thanh toán 50% giá trị hợp đồng sau khi ký hợp đồng
  • Khách hàng cung cấp những thông tin và giấy tờ cơ bản theo quy định với sự hướng dẫn của ACC (giấy chứng nhận kinh doanh photo công chứng, giấy tập huấn kiến thức (nếu có), giấy khám sức khỏe theo thông tư 14)
  • ACC tiến hành tư vấn, soạn thảo, nộp hồ sơ và tiếp đoàn thẩm định.
  • Khách hàng chỉ thanh toán phần còn lại 50% khi đã nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ACC bàn giao.

Mời bạn tham khảo dịch vụ chi tiết: https://accgroup.vn/giay-phep-an-toan-thuc-pham/

6. Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh thực dưỡng

  • Bản sao Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) hoặc Hộ Chiếu passport của các thành viên sáng lập.
  • Đối với một số ngành nghề có điều kiện, ACC sẽ hướng dẫn quý khách chuẩn bị thêm giấy tờ.

7. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh thực dưỡng của ACC có lợi ích gì?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về giấy chứng nhận kinh doanh thẩm mỹ; tỷ lệ ra được giấy phép rất cao.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ).
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản. ACC thay mặt quý khách soạn thảo
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý; tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

8. Những câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép kinh doanh thực dưỡng

Chi phí trọn gói khi đăng ký giấy phép kinh doanh thực dưỡng là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ trọn gói:
    • Đối với thành lập loại hình công ty: 5.000.000 đồng.
    • Đối với hộ kinh doanh: 2.000.000 đồng.

Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phếp an toàn thực phẩm là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…); ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Có xuống cơ sở khảo sát không?

Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.

Bao lâu sẽ có giấy phép?

Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).

Tham khảo các chủ đề liên quan:

Đăng Ký Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Thực Phẩm Sạch

Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Cấp Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Hộ Kinh Doanh

Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm (Quy trình trọn vẹn)

Chi Phí Cấp Giấy An Toàn Thực Phẩm Bao Nhiêu Tiền?

Dịch Vụ Làm Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)

Thủ Tục Giấy An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Đối Với Nhà Hàng

Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Quán Ăn 2020

Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm

}

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (321 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo