Xin Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP Hộ kinh doanh [2024]

Ngày nay, lĩnh vực thực phẩm đang là ngành thu hút rất nhiều cá nhân, hộ kinh doanh lựa chọn và phổ biến rộng rãi. Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống bởi đó cũng cần đảm bảo vệ sinh an toàn.  Để đảm bảo chất lượng thực phẩm và hạn chế được các mối nguy hại từ thực phẩm bẩn ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Bài viết cung cấp thông tin về việc xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh.
Thủ Tục Xin Giấy Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Hộ Kinh Doanh
Thủ Tục Xin Giấy Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Hộ Kinh Doanh

1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một tài liệu do cơ quan chức năng cấp sau khi kiểm tra và xác nhận rằng một doanh nghiệp trong ngành thực phẩm tuân thủ đầy đủ các quy tắc và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Tuỳ theo từng địa phương tỉnh thành thì việc quản lý cấp phép an toàn thực phẩm sẽ được phân cấp khác nhau:

  • Ban quản lý an toàn thực phẩm hoặc Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh (Đối với một số ngành nghề như sản xuất nước đóng chai đóng bình, dịch vụ ăn uống...)
  • Phòng y tế Quận Huyện Thị Xã (Đối với các loại hình kinh doanh khác)
  • Và một số trường hợp cơ sở nhỏ lẻ không phải xin giấy phép an toàn thực phẩm, chỉ cần xin Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Mẫu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh cá thể

Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh tại Hà Nội
Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh tại Hà Nội
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh tại bình dương
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh tại bình dương

Để biết thêm thông tin về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây: giấy an toàn thực phẩm

4. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010:
    • Có địa điểm, diện tích thích hợp; có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại; nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
    • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
    • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu; chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
    • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
    • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc; xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
    • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh.

5. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho Hộ Kinh Doanh

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này 155/2018/NÐ-CP.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ Hộ kinh doanh; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Danh sách người sản xuất thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ Hộ kinh doanh
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ Hộ kinh doanh; của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

6. Trình tự quy trình xin cấp Giấy chứng nhận ATTP

  • Bước 1: Hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm; dịch vụ ăn uống; nhà hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đối với cơ quan có hệ thống trực tuyến..
  • Bước 2: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở, nêu rõ lý do.
  • Bước 3: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại Hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm. nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý.

7. Phạt hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

8. Trình tự dịch vụ làm xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh của ACC

Nhằm mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất; hiệu quả và nhanh chóng nhất; công ty chúng tôi đã xây dựng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh cụ thể gồm các bước như sau:

Bước 1: Khảo sát

Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, khảo sát sơ bộ về hồ sơ khách hàng hiện có.

Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh

  • Phân tích; đánh giá tính hợp pháp; sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
  • Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn các thủ tục cần thiết khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan khác cho khách hàng.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng

Công ty và khách hàng thỏa thuận ký hợp đồng.

Bước 4: Tư vấn về cơ sở vật chất thực tế và các giấy tờ hành chính và các vấn đề liên quan

  • Trên cơ sở khảo sát; công ty sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm; các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải; kho chứa; điều kiện về trần, tường, nền,… đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến; sổ lưu mẫu,…
  • Tư vấn về các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm\; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh

  • Chuẩn bị Hồ sơ.
  • Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
  • Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).

Xem chi tiết việc cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định kèm theo qua bài viết của ACC: Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

9. Câu hỏi thường gặp

9.1. Đơn vị nào cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh?

Tùy địa phương sẽ có quy định tương đối khác nhau do quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất giữa các cơ quan quản lý. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh thuộc 2 cơ quan là: 

- Tùy theo lĩnh vực mà sẽ do Sở Y tế, Sở Công Thương hoặc Sở Nông nghiệp tỉnh, thành phố cấp giấy phép;

- Phòng y tế Quận Huyện nơi cơ sở đóng trụ sở chính

9.2. Hộ kinh doanh cá thể gồm các mặt ngành nghề thực phẩm nào?

- Cơ sở sản xuất thực phẩm; 

- Cửa hàng, quán ăn kinh doanh dịch vụ ăn uống;

- Quán cafe, nước giải khát;

- Các hệ thống cửa hàng tiện lợi, bán thức ăn nhanh;

- Các dịch vụ thực phẩm liên quan khác….

9.3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời gian bao lâu?

03 năm kể từ ngày cấp.

9.4. Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể là gì?

  • Thủ tục thành lập khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà;
  • Không phải khai thuế hằng tháng;
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
  • Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
  • Được áp dụng chế độ thuế khoán.

✅ Chứng nhận: Vệ sinh an toàn thực phẩm
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1051 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo