Hiện nay, việc kinh doanh dịch vụ lưu trú đã góp phần thúc đẩy kinh tế và nâng cao trải nghiệm du khách. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách, các cơ sở lưu trú cần đáp ứng các điều kiện và có Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu tầm quan trọng, quy trình xin cấp liên quan đến loại giấy phép này.
Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú
1. Tại sao kinh doanh dịch vụ lưu trú lại phải có giấy phép an ninh trật tự?
Theo quy định tại điều Điều 49 Luật Du lịch năm 2017, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Cũng theo đó, tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP, kinh doanh dịch vụ lưu trú được xem là một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý. Việc cấp phép an ninh trật tự cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nhằm đảm bảo an ninh, trật tự cho khách lưu trú. Phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự. Đồng thời giúp cho an ninh trật tự được đảm bảo sẽ góp phần đảm bảo trật tự xã hội tại địa phương.
Tóm lại, để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, đặc biệt là loại hình nhà nghỉ có phòng cho khách du lịch thuê, cá nhân hoặc tổ chức cần đáp ứng các điều kiện về an ninh, trật tự và cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Điều kiện để được cấp giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Doanh nghiệp có người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định, cụ thể:
- Người chịu trách nhiệm an ninh, trật tự của doanh nghiệp là người Việt Nam, thì không thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử;
- Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án;
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Người chịu trách nhiệm an ninh trật tự của doanh nghiệp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài hoặc người nước ngoài chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
- Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Xem thêm chi tiết công việc Điều kiện phòng cháy, chữa cháy
- Doanh nghiệp phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự. Nội dung của phương án bảo đảm an ninh, trật tự gồm có:
- Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;
- Biện pháp thực hiện;
- Lực lượng phục vụ thường xuyên;
- Phương tiện phục vụ;
- Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;
- Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;
- Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú
Hồ sơ xin cấp giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú
Hồ sơ xin cấp giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú.
- Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
- Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội);
- Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp quản lý (trừ cơ sở kinh doanh). Đối với những người không thuộc đối tượng nêu trên phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;
- Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Đối với Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao dưới 03 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3 trở lên thì cần Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
- Đối với khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch thì cần Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy.
4. Thủ tục xin cấp phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú
Thủ tục xin cấp phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú
Thủ tục xin cấp phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú được xếp hạng từ 05 sao trở lên nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô trên 20 phòng nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô từ 10 đến 20 phòng nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô kinh doanh dưới 10 phòng nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú xin được cấp Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại cơ quan Công an có thẩm quyền vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Bước 2: Kiểm tra và xét duyệt hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thông tin, thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ.
Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì không tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho cơ sở kinh doanh hoặc người được cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải có văn bản trả lời cơ sở kinh doanh và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian giải quyết 05 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ, lễ, tết) căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ để nhận Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính sau khi đã hoàn thành nộp phí thẩm định.
5. Dịch vụ xin giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú tại ACC
ACC tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và cấp giấy phép, đặc biệt là về xin giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú. Chúng tôi cam kết đảm bảo mọi vấn đề pháp lý và không nhận dự án nếu không chắc chắn. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Báo giá trọn gói, không phát sinh chi phí.
- Hỗ trợ toàn diện từ tư vấn đến ký hồ sơ.
- Tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.
Chúng tôi có kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên được đào tạo, đảm bảo cung cấp thông tin và dịch vụ nhanh chóng và đáng tin cậy nhất.
6. Câu hỏi thường gặp
Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú có thời hạn hiệu lực không?
Không.Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không quy định thời hạn sử dụng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 96/2016/NĐ-CP.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú có bắt buộc phải xin cấp Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú hay không?
Có. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú, mọi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú đều phải xin cấp Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú. Việc không xin cấp hoặc không có Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo quy định.
Không có Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú có bị xử phạt không?
Có, hành vi kinh doanh dịch vụ lưu trú mà không có Giấy phép an ninh trật tự sẽ bị xử phạt hành chính.
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
- Ngoài mức phạt tiền, cơ quan chức năng có thể áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung khác như:
- Tước giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú.
- Buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trong thời hạn nhất định.
- Phá dỡ công trình vi phạm.
Xem thêm Quy định xử phạt không có giấy phép an ninh trật tự
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ lưu trú. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận