Mục lục luật du lịch 2017 [Cập nhật chi tiết] - Luật ACC

Luật Du lịch 2017 quy định về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch. Trong bài viết này ACC sẽ gửi đến bạn đọc Mục lục luật du lịch 2017 [Cập nhật chi tiết] - Luật ACC

Mục Lục Luật Du Lịch 2017 [cập Nhật Chi Tiết] Luật Acc

Mục lục luật du lịch 2017 [Cập nhật chi tiết] - Luật ACC

1. Luật Du Lịch 2017 là gì?

Luật du lịch là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch.

2. Mục lục luật du lịch 2017 

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Điều 4. Nguyên tắc phát triển du lịch

Điều 5. Chính sách phát triển du lịch

Điều 6. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch

Điều 7. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch

Điều 8. Bảo vệ môi trường du lịch

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch

Chương II. KHÁCH DU LỊCH

Điều 10. Các loại khách du lịch

Điều 11. Quyền của khách du lịch

Điều 12. Nghĩa vụ của khách du lịch

Điều 13. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch

Điều 14. Giải quyết kiến nghị của khách du lịch

Chương III. TÀI NGUYÊN DU LỊCH, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ QUY HOẠCH VỀ DU LỊCH
Mục 1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Điều 15. Các loại tài nguyên du lịch

Điều 16. Điều tra tài nguyên du lịch

Điều 17. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch

Mục 2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

Điều 18. Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch

Điều 19. Phát triển du lịch cộng đồng

Mục 3. QUY HOẠCH VỀ DU LỊCH

Điều 20. Nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch

Điều 21. Nội dung quy hoạch về du lịch

Điều 22. Lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch

Chương IV. ĐIỂM DU LỊCH, KHU DU LỊCH

Điều 23. Điều kiện công nhận điểm du lịch

Điều 24. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận điểm du lịch

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch

Điều 26. Điều kiện công nhận khu du lịch

Điều 27. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnh

Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia

Điều 29. Quản lý khu du lịch

Chương V. KINH DOANH DU LỊCH

Mục 1. DỊCH VỤ LỮ HÀNH

Điều 30. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều 32. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Điều 34. Cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều 35. Cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều 36. Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều 38. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều 39. Hợp đồng lữ hành

Điều 40. Kinh doanh đại lý lữ hành

Điều 41. Hợp đồng đại lý lữ hành

Điều 42. Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành

Mục 2. VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH

Điều 45. Kinh doanh vận tải khách du lịch

Điều 46. Cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch

Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch

Mục 3. LƯU TRÚ DU LỊCH

Điều 48. Các loại cơ sở lưu trú du lịch

Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Điều 50. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

Điều 51. Công bố, kiểm tra chất lượng cơ sở lưu trú du lịch

Điều 52. Thu hồi quyết định công nhận hạng, thay đổi hạng cơ sở lưu trú du lịch

Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Mục 4. DỊCH VỤ DU LỊCH KHÁC

Điều 54. Các loại dịch vụ du lịch khác

Điều 55. Phát triển các loại dịch vụ du lịch khác

Điều 56. Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Chương VI. HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Điều 58. Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch

Điều 59. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa

Điều 61. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm

Điều 62. Cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch

Điều 63. Cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch

Điều 64. Thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch

Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch

Điều 66. Trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch

Chương VII. XÚC TIẾN DU LỊCH, QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Mục 1. XÚC TIẾN DU LỊCH

Điều 67. Nội dung xúc tiến du lịch

Điều 68. Hoạt động xúc tiến du lịch

Điều 69. Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực

Mục 2. QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Điều 70. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

Điều 71. Mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

Điều 72. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

Chương VIII. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

Điều 73. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Chính phủ

Điều 74. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Bộ, cơ quan ngang Bộ

Điều 75. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Ủy ban nhân dân các cấp

Chương IX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 76. Sửa đổi, bổ sung Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13

Điều 77. Hiệu lực thi hành

Điều 78. Quy định chuyển tiếp

3. Một số điểm mới của Luật Du lịch 2017

Luật Du lịch năm 2017 có 09 chương, 78 điều, giảm 2 chương, 10 điều so với Luật Du lịch năm 2005 với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung nhằm thúc đẩy du lịch phát triển; nâng cao chất lượng hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp du lịch; tăng cường tính chuyên nghiệp của hoạt động hướng dẫn; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch, cụ thể một số điểm mới của Luật Du Lịch 2017 như sau:

Một là, Luật Du lịch 2017 đã có các quy định về khách du lịch, thể hiện rõ quan điểm lấy khách du lịch làm trung tâm trong mọi hoạt động du lịch như: tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch (khoản 5, điều 4) quy định về các loại khách du lịch (Điều 10); quyền và nghĩa vụ của khách du lịch (Điều 11); bảo đảm an toàn cho khách du lịch (Điều 13) và giải quyết kiến nghị của khách du lịch (Điều 14),.. Bên cạnh trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, Luật Du lịch 2017 đã bổ sung thêm quy định khách du lịch có nghĩa vụ ứng xử văn minh, tuân thủ pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch để giữ gìn hình ảnh quốc gia khi đi du lịch nước ngoài của công dân Việt Nam.

Hai là, Luật Du lịch 2017 quy định về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch và phát triển du lịch cộng đồng (Điều 18, Điều 19) nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân sáng tạo, xây dựng, phát triển, kinh doanh các sản phẩm du lịch có chất lượng, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Luật Du lịch 2017 đã bổ sung quy định về du lịch cộng đồng, một loại hình du lịch đặc thù, có tính văn hóa và nhân văn sâu sắc nhằm phát triển du lịch vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.

Ba là, Luật Du lịch 2017 cũng quy định về trách nhiệm, quyền lợi của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch (Điều 6): Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường. Cộng đồng dân cư cũng sẽ được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch.

Bốn là, quy định về các loại hướng dẫn viên du lịch (Điều 58 đến Điều 66) bao gồm các loại hướng dẫn viên du lịch, điều kiện hành nghề hướng dẫn du lịch; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp,cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch; quyền, nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch và trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch. Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động hành nghề hướng dẫn; điều kiện về trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế được điều chỉnh từ trình độ cử nhân thành trình độ cao đẳng để phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Trên đây là bài viết Sự cần thiết của luật du lịch 2017 - Công ty Luật ACC. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo