Ý nghĩa của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Cập nhật 2024)

Thành lập doanh nghiệp, đăng ký góp vốn, thay đổi loại hình kinh doanh là những thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, để giúp mọi người hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ACC sẽ tư vấn cho mọi người biết giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì và một số lưu ý quan trọng.

dn

Ý nghĩa của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Cập nhật 2023)

1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ta cần biết đây là loại giấy tờ gì?

Căn cứ Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.”

Có thể thấy, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước; ghi nhận một số thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp; và là cơ sở xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước.

2. Đặc điểm của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Dựa trên khái niệm cũng như các quy định của pháp luật liên quan, có thể rút ra một vài đặc điểm của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

  1. Về cơ quan có thẩm quyền cấp phép:

Đây là loại giấy phép do cơ quan hành chính công của Nhà nước cấp phép.

Cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định tại Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

  1. Về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật doanh nghiệp 2014 sau đây:

- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định;

- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

  1. Về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thể hiện một số nội dung quy định tại Điều 29 Luật doanh nghiệp 2014, bao gồm:

- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Vốn điều lệ.

Lưu ý: Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

  1. Về hồ sơ, trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập.

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký để nộp hồ sơ, nhận kết quả qua đường bưu điện.

3. Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

- Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp

- Địa chỉ đặt trụ sở doanh nghiệp.

- Thông tin, địa chỉ, số CMND/ Hộ chiếu của người đại diện pháp luật doanh nghiệp.

- Vốn điều lệ.

- Mã số doanh nghiệp

4. Ý nghĩa của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đây là Văn bản do Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm cấp cho doanh nghiệp nhằm mục đích quản lý và bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp tại Việt Nam.

5. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Ngành nghề kinh doanh không nằm trong danh sách cấm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

- Tên doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định Nhà nước.

- Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.

- Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Nếu trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bị mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể xin cấp lại và hoàn thành lệ phí như quy định.

Qua những thông tin trên, mong rằng doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về ý nghĩa của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và biết được những thủ tục pháp lý khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó ý thức được về tầm quan trọng của giấy tờ này mà tự giác thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật. Để được tư vấn thêm, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với ACC để được giải đáp miễn phí.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo