Các hộ kinh doanh khi dừng công việc hoạt động kinh doanh việc đầu tiên các hộ kinh doanh phải làm là chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Vậy đóng mã số thuế hộ kinh doanh cần làm những gì và thủ tục như thế nào. Bài viết sau ACC sẽ cung cấp cho các bạn đọc những thông tin cần thiết về Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh cá thể năm 2024, hãy theo dõi bài viết nhé.Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh cá thể
1. Đóng mã số thuế hộ kinh doanh là gì?
Đóng mã số thuế là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Với các doanh nghiệp muốn giải thể. Thủ tục đóng mã số thuế chính là thủ tục cần thiết để giải thể tại cơ quan thuế. Để có thể đóng mã số thuế doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Nộp đầy đủ các loại tờ khai, báo cáo thuế;
- Nộp đầy đủ các loại thuế (không còn nợ thuế).
Xem thêm: Mẫu đơn xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh mới nhất 2024
2. Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh
Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh cá thể được quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh
Hồ sơ thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế quy định tại khoản 3 - Điều 17 - Thông tư số 95/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được Thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động hoặc người nộp thuế về việc giải thể, chấm dứt hoạt động, sắp xếp lại doanh nghiệp, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế, người nộp thuế phải thực hiện nộp các hồ sơ liên quan và quyết toán các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo quy định;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ người nộp thuế, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra quyết toán thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Theo quy định này, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được thông báo của hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo hộ gia đình ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ hộ gia đình của quý bạn đọc cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra quyết toán thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành khác.
Việc tra cứu nợ thuế của cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh… hiện nay đã được đơn giản hoá bằng cách chỉ cần truy cập vào website trang thông tin của chi cục thuế là bạn có thể dễ dàng kiểm tra ở bất kì đâu thông qua số CMND/CCCD. Trong bài viết này, ACC sẽ hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế điện tử đơn giản nhất cho quý bạn đọc.
Xem thêm: Trình tự thủ tục đóng mã số thuế của hộ kinh doanh
3. Nguyên tắc đóng mã số thuế doanh nghiệp
Việc đóng mã số thuế doanh nghiệp hiện nay cần phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản được quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế năm 2019, cụ thể như sau:
Thứ nhất, mã số thuế của doanh nghiệp không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
Thứ hai, mã số thuế của doanh nghiệp khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp khôi phục mã số thuế theo quy định tại Điều 40 của Luật này;
Thứ ba, khi doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
Thứ tư, doanh nghiệp là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Xem thêm: Dịch vụ đóng mã số thuế tại thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên tắc đóng mã số thuế doanh nghiệp
4. Câu hỏi thường gặp
Hộ kinh doanh có bắt buộc phải đóng mã số thuế khi ngừng hoạt động không?
Có. Việc đóng mã số thuế là bắt buộc khi hộ kinh doanh ngừng hoạt động để đảm bảo việc hoàn tất các nghĩa vụ thuế và tránh việc bị phạt.
Có cần phải nộp đơn yêu cầu đóng mã số thuế không?
Có. Hộ kinh doanh phải nộp đơn yêu cầu đóng mã số thuế tại cơ quan thuế nơi đăng ký kinh doanh.
Thủ tục đóng mã số thuế có yêu cầu phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế không?
Có. Hộ kinh doanh phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế trước khi yêu cầu đóng mã số thuế được chấp nhận.
Như vậy bài viết trên đã cung cấp các thông tin về thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh và một số quy định về thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn đọc biết về các quy định về việc đóng mã số thuế hộ kinh doanh.
>>Để hiểu thêm về thủ tục đăng ký kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký kinh doanh cùng Công ty Luật ACC
Nếu có thắc mắc gì về thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh hay các nghiệp vụ kế toán khác hãy liên hệ ngay Công ty luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ.
Dịch vụ về đóng mã số thuế tại Công ty luật ACC hãy liên hệ để được giúp đỡ nhé!
Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến hotline qua số điện thoại 1900.3330 để được tư vấn.
Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử [email protected] được được tư vấn.
Tư vấn trực tiếp qua Zalo: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 084.696.7979 để được tư vấn.
✅ Thủ tục: | ⭕ Đóng MST Hộ kinh doanh |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận