Đóng mã số thuế hay còn gọi là “chấm dứt hiệu lực mã số thuế” là một trong các công việc cần thiết khi khi tiến hành giải thể. Trường hợp nào đóng mã số thuế? Nghĩa vụ trước khi đóng mã số thuế ra sao? Bài viết về dịch vụ đóng mã số thuế tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho Quý khách:
1. Đóng mã số thuế là gì?
Đóng mã số thuế là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Với các doanh nghiệp muốn giải thể. Thủ tục đóng mã số thuế chính là thủ tục cần thiết để giải thể tại cơ quan thuế. Để có thể đóng mã số thuế doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện:
- Nộp đầy đủ các loại tờ khai, báo cáo thuế
- Nộp đầy đủ các loại thuế (không còn nợ thuế)
2. Các trường hợp đóng mã số thuế tại thành phố Hồ Chí Minh
Các trường hợp đóng mã số thuế đối với doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế của Bộ tài chính quy định:
Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 29 Luật quản lý thuế, cụ thể:
Đối với doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
- Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất);
Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:
- Tổ chức kinh tế, tổ chức khác chấm dứt hoạt động; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức kinh tế, tổ chức khác bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do vi phạm pháp luật.
- Tổ chức lại đối với tổ chức kinh tế (chia, sáp nhập, hợp nhất), chuyển đổi tổ chức từ đơn vị trực thuộc thành đơn vị độc lập hoặc đơn vị độc lập thành đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản này thành đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản khác.
- Tổ chức kinh tế, tổ chức khác bị cơ quan thuế ra Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trên một năm và không đăng ký hoạt động trở lại.
- Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
- Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng.
Đối với đơn vị trực thuộc:
- Đơn vị trực thuộc có Quyết định chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản.
- Đơn vị trực thuộc bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Đơn vị trực thuộc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương theo quy định của pháp luật.
Đối với cá nhân không kinh doanh:
Cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Người nộp thuế cần phải thực hiện nghĩa vụ nào trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại thành phố Hồ Chí Minh
Đóng mã số thuế đối với doanh nghiệp
– Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
– Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế;
– Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Đóng mã số thuế đối với đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện)
– Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
– Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
4. Lợi ích khi chọn dịch vụ đóng mã số thuế tại thành phố Hồ Chí Minh của ACC
- Tư vấn nhiệt tình mọi vấn đề pháp lý cho khách hàng, khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của ACC;
- Hỗ trợ giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của khách hàng;
- Chúng tôi hiểu rằng chi phí luôn là vấn đề được quý vị quan tâm do đó tại ACC chi phí luôn bảo đảm ở mức hợp lý, không phát sinh bất cứ chi phí nào khác ngoài chi phí đã báo từ đầu.
- Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối.
5. Những câu hỏi liên quan đến dịch vụ đóng mã số thuế tại thành phố Hồ Chí Minh
5.1. Các trường hợp nào đóng mã số thuế của đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện)?
– Đơn vị trực thuộc có Quyết định chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản.
– Đơn vị trực thuộc bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
– Đơn vị trực thuộc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương theo quy định của pháp luật.
5.2. Doanh nghiệp không được làm điều gì khi bị đóng mã số thuế?
Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về hóa đơn bất hợp pháp là:
“Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)”.
Theo quy định trên, khi bị đóng mã số thuế, nếu doanh nghiệp tiếp tục sử dụng hóa đơn, thì hóa đơn đó là hóa đơn bất hợp pháp.
5.3. Mất bao lâu để đóng mã số thuế?
Đối với các doanh nghiệp, thời hạn chấm dứt hiệu lực mã số thuế gắn liền với thời gian tình trạng pháp lý giải thể của doanh nghiệp được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung bài viết:
Bình luận