Mẫu đơn xin giải thể doanh nghiệp chi tiết [Cập nhật 2024]

 

Trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phải giải thể tăng lên nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn; đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân đi đến quyết định giải thể doanh nghiệp. Vậy cần có đơn xin giải thể doanh nghiệp như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin

Mẫu đơn xin giải thể doanh nghiệp chi tiết [Cập nhật 2023]

Mẫu đơn xin giải thể doanh nghiệp chi tiết [Cập nhật 2023] 

1. Đơn xin giải thể doanh nghiệp là gì? 

Đơn xin giải thể doanh nghiệp là một văn bản hoặc hồ sơ pháp lý mà công ty hoặc tổ chức nộp tới cơ quan chức năng có thẩm quyền để chính thức yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh và giải thể doanh nghiệp. Đơn này thể hiện ý định và quyết định của công ty về việc giải thể và cần được chuẩn bị và nộp theo các quy định và quy trình pháp lý của địa phương hoặc quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động.

2. Khi nào gửi đơn xin giải thể doanh nghiệp?

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
  • Nộp đơn xin giải thể doanh nghiệp khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

✅ Chủ đề:

⭕ Mẫu đơn xin giải thể doanh nghiệp chi tiết [Cập nhật 2023] 

✅ Kinh nghiệm:

⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm

✅ Năng lực:

⭐ Chuyên viên trình độ cao

✅ Cam kết::

⭕ Thủ tục nhanh gọn

✅ Hỗ trợ:

⭐ Toàn quốc

✅ Hotline:

⭕ 1900.3330

3. Mẫu đơn xin giải thể doanh nghiệp

CÔNG TY ……..-----------Số: /CV/20….V/v: Giải thể doanh nghiệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc------------------------------Hà Nội, ngày.....tháng......năm 20.....

ĐƠN XIN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Kính gửi: Chi cục thuế ………………………………………………………………...

Công ty …...….............………..được thành lập theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số......................

Mã số thuế:

……………………………………………………………………………………

Trụ sở chính: ………………………………………………………………………………..........

Ngành nghề kinh doanh: ……………………………………………………………………........

Vì lý do hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả ………………………………………......

……………………………………………………………………………………………..............

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020 về thủ tục giải thể doanh nghiệp, Công ty …………………………. quyết định giải thể doanh nghiệp(Quyết định được gửi kèm theo công văn), đồng thời xin xác nhận về việc không nợ thuế, đóng cửa Mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp được thu hồi.

Vậy chúng tôi kính báo và đề nghị Quý cơ quan giúp đỡ để công ty tiến hành thủ tục giải thể theo đúng Luật định.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:- Cục thuế tp Hà Nội- Chi cục thuế ……….- Sở kế hoạch và đầu tư ………..- Lưu VP Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpGiám đốc

4. Nội dung đơn xin giải thể doanh nghiệp

      Đơn xin giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Lý do giải thể
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động
  • Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

5. Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Bước 1: Quyết định giải thể

  • Ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc đại hội cổ đông (nếu có) phải tổ chức cuộc họp và thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định này cần được ghi thành biên bản và công bố theo quy định.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều cổ đông, quyết định giải thể cần được thông qua với đa số cổ đông chấp thuận theo tỷ lệ quy định.

Bước 2: Lập hồ sơ giải thể

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ giải thể đầy đủ. Hồ sơ này bao gồm:
    • Biên bản quyết định giải thể doanh nghiệp.
    • Báo cáo tài chính cuối kỳ (báo cáo tài sản, nợ, thu, chi và lợi nhuận cuối kỳ).
    • Báo cáo thuế cuối kỳ, chứng từ liên quan đến thuế.
    • Hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội và các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực.
    • Danh sách tài sản và nợ của doanh nghiệp.
  • Hồ sơ giải thể này sẽ được gửi tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, thường là Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Cục Thuế.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán nợ

  • Doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý tài sản để trả nợ, thanh toán các khoản phải thu và trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Thanh lý tài sản có thể bao gồm việc bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trả lại tài sản cho các bên liên quan hoặc tiến hành các thủ tục khác để chấm dứt quyền sở hữu tài sản.

Bước 4: Thông báo giải thể

  • Doanh nghiệp phải thông báo giải thể đến các bên liên quan, bao gồm:
    • Cơ quan thuế: Cần thông báo giải thể để chấm dứt quyền và nghĩa vụ thuế.
    • Ngân hàng và các đối tác kinh doanh: Cần thông báo để thanh lý các khoản nợ, đảm bảo quyền lợi của các bên.
    • Công chức, viên chức, người lao động: Cần thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết các quyền lợi liên quan đến lao động.
    • Các bên liên quan khác: Bao gồm các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp, v.v.

Bước 5: Giai đoạn thanh lý

  • Sau khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp phải tiến hành giai đoạn thanh lý, bao gồm:
    • Hoàn thành các thủ tục thanh lý thuế, bảo hiểm xã hội và các vấn đề pháp lý khác theo quy định.
    • Đăng ký chấm dứt hoạt động kinh doanh và hủy bỏ giấy phép kinh doanh tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
    • Các thủ tục khác như báo cáo tình trạng giải thể doanh nghiệp, báo cáo tài chính kết thúc, v.v.

Bước 6: Công bố giải thể

  • Sau khi hoàn thành toàn bộ các thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải công bố thông tin về giải thể trên Công báo điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các phương tiện thông tin đại chúng.

Quá trình giải thể doanh nghiệp có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định pháp luật và tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Tham khảo thêm thủ tục phá sản của ACC tại bài viết của chúng tôi nhé.

Giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp
Xem thêm thông tin tại: Thủ tục giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty (Mới 2023)

 

6. Mẫu công văn xin quyết toán thuế

 
Tên Công ty (in đậm)                                           Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
                                                                                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                                                        ————————————-
 
 
                                           Hà Nội, ngày … tháng … năm…
 
                                          ĐƠN XIN QUYẾT TOÁN THUẾ
 
 
Kính gửi: Chi cục thuế quận  ….., thành phố……
 
– Tên công ty: ……….
– Số giấy chứng nhận đầu tư……. cấp lần đầu ngày ….. tháng ……. năm …… và thay đổi lần thứ ….. ngày …… tháng ….. năm …..
– Mã số thuế:…………
– Địa chỉ trụ sở chính:…………………..(sau đây gọi tắt là “Công Ty”)
 
Công ty đã hoạt động được  …… năm và chưa thực hiện quyết toán. Nay bằng văn bản này đề nghị Chi cục thuế quận……. thành phố…… xem xét, quyết toán thuế cho Công ty tại địa chỉ trụ sở đơn vị: …………
– Niên độ quyết toán từ năm …… đến…….
– Nội dung xin được quyết toán: ……….. (Thuế GTGT, Thuế TNDN,….)
– Thời gian xin được quyết toán: ………..
 
Để Công ty hoàn tất thủ tục theo đúng quy định của pháp luật, rất mong Chi cục thuế quận….. thành phố…. xem xét quyết toán thuế cho Công ty trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng cám ơn và kính chào!
.
 
                                                                                    Hà Nội, ngày ….tháng… năm ….
 
                                                                                        ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
                                                                                              CỦA DOANH NGHIỆP
                                                                                                          (giám đốc)
 

7. Mẫu công văn đề nghị giải thể Công đoàn cơ sở

CÔNG TY ……..
-----------

Số:     /CV/20….


V/v: Giải thể doanh nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------

 

Hà Nội, ngày… tháng…năm 20….

 

 

Kính gửi:       Chi cục thuế …………………………………

Công ty ………..được thành lập theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số……………

Mã số thuế: …………………………………………………

Trụ sở chính: ………………………………………………

Ngành nghề kinh doanh: …………………………………

Vì lý do hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả ……………………

Căn cứ vào Điều 208 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về thủ tục giải thể doanh nghiệp, Công ty ………. quyết định giải thể doanh nghiệp (Quyết định được gửi kèm theo Công văn), đồng thời xin xác nhận về việc không nợ thuế, đóng cửa Mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp được thu hồi.

Vậy chúng tôi kính báo và đề nghị Quý cơ quan giúp đỡ để công ty tiến hành thủ tục giải thể theo đúng Luật định.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:
- Cục thuế tp Hà Nội
- Chi cục thuế ……….
- Sở kế hoạch và đầu tư ………..
- Lưu VP

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Giám đốc 

 

Mẫu Công Văn đề Nghị Giải Thể Công đoàn Cơ Sở 2023
Mẫu công văn đề nghị giải thể Công đoàn cơ sở 2023 [Mới 2023]

Đọc thêm thông tin tại: Mẫu công văn đề nghị giải thể Công đoàn cơ sở [Mới 2023]

8. Mẫu Quyết định giải thể doanh nghiệp

TÊN DOANH NGHIỆP                                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   Số:…………/QĐ                                                                Độc Lập  - Tư Do - Hạnh Phúc

 

Hà Nội, ngày………… tháng……… năm………..

QUYẾT ĐỊNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP  

 

-  Căn cứ Điều 207, Điều  208, Điều 209, Điều 210 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14;

-  Căn cứ tình hình hoạt động của doanh nghiệp;

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Giải thể doanh nghiệp ........................................................................................

- Mã số doanh nghiệp…………………………………ngày cấp…… ……nơi cấp ………..

- Địa chỉ trụ sở:…………………………………………………………………….

 

Điều 2: Lý do giải thể: ............................................................................................................

 

Điều 3: Thời hạn, thủ tục thanh lý các hợp đồng đã ký kết:

-  Các hợp đồng đã ký kết, đang thực hiện: (nêu rõ nội dung hợp đồng, thủ tục và thời hạn thanh lý hợp đồng. Lưu ý: thời hạn thanh lý không vượt quá 6 tháng kể từ ngày quyết định giải thể).

-  Kể từ thời điểm quyết định giải thể,  doanh nghiệp không ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp.

- Không được chấm dứt thực hiện các hợp đồng đã có hiệu lực.

 

Điều 4: Thời hạn, thủ tục thanh toán các khoản nợ:

- Doanh nghiệp còn các khoản nợ: (Doanh nghiệp nêu rõ từng loại nợ đối với khách hàng, đối với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ khác, thời điểm thanh toán. Lưu ý: Thời hạn thanh toán nợ  không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.)

-  Kể từ thời điểm quyết định giải thể, doanh nghiệp không huy động vốn dưới mọi hình thức.

 

Điều 5: Xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động:

Doanh nghiệp sử dụng ………. (nêu số lượng lao động). Thời hạn thanh toán các khoản lương và trợ cấp cho người  lao động, xử lý tất cả các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động chậm nhất là vào ngày     /         /        .

Điều 6: Thanh lý tài sản sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp (nếu có)

Ông/bà …. là Chủ doanh nghiệp trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản còn lại (nêu rõ các loại tài sản còn lại và phương thức thanh lý)

 

Điều 7: Ông/bà …. là Chủ doanh nghiệp ……………………………………. phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

 

Điều 8: Quyết định này được niêm yết công khai tại trụ sở doanh nghiệp và trụ sở các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được gởi đến các chủ nợ kèm phương án giải quyết nợ, được gởi đến người lao động, được gởi đến người có quyền và nghĩa vụ liên quan, gởi đến cơ quan Nhà Nước.

 

Điều 9 : Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

 

 

     Nơi nhận                                                                         ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CÔNG TY

- Như điều 8;                                                                         (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

- Lưu.

Xem thêm một số thông tin liên quan tại: Mẫu Quyết định giải thể doanh nghiệp công ty mới nhất

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm về mẫu quyết định giải thể công ty TNHH MTV tại: Mẫu quyết định giải thể công ty TNHH 1 thành viên [2023]

9. Tại sao nên sử dụng mẫu đơn xin giải thể doanh nghiệp do Công ty Luật ACC cung cấp?

Nhiều khách hàng trong thời gian qua đã tin tưởng sử dụng mẫu đơn xin giải thể doanh nghiệp của Luật ACC bởi một số lý do sau:

  • Mẫu đơn gồm đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật
  • Mẫu giải thể công ty tnhh 1 thành viên được soạn chi tiết, đầy đủ
  • Khi sử dụng đơn mà có vướng mắc gì sẽ được hướng dẫn chi tiết, giải đáp kịp thời để đơn được viết đúng và chính xác.
  • Khách hàng được tư vấn trọn vẹn tất cả các điều kiện pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.
  • Có tất cả các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp. Hỗ trợ trọn vẹn cho doanh nghiệp các giấy tờ hồ sơ.

10. Mọi người cũng hỏi

Khi giải thể công ty có phải quyết toán thuế không?

Trước khi nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh công ty phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế, đóng cửa mã số thuế doanh nghiệp.

Thủ tục giải thể công ty thực hiện tại những cơ quan nào?

  • Cơ quan hải quan: xác nhận nghĩa vụ hải quan (áp dụng với tất cả các công ty);
  • Cơ quan thuế: quyết toán, đóng cửa mã số thuế;
  • Cơ quan bảo hiểm: chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động;
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh: trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi giải thể công ty có được thành lập công ty mới không?

Khác với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Sau khi giải thể công ty/doanh nghiệp hợp pháp, các thành viên, cổ đông, người đại diện theo pháp luật của công ty hoàn toàn có quyền thành lập công ty mới mà không có bất kỳ hạn chế gì.

Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về đơn xin giải thể doanh nghiệp. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về đơn xin giải thể doanh nghiệp hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

>> Xem thêm:
Dịch vụ giải thể công ty nhanh chóng, trọn gói 2022 của ACC.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo