Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp, Công Ty 2023

Trong thời gian gần đây, dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ACC liên tục nhận được những câu hỏi, những yêu cầu được tư vấn về thủ tục phá sản/giải thể của rất nhiều Doanh nghiệp. Do đó, tại bài viết này, ACC sẽ cung cấp cho Bạn một cái nhìn tổng quan hơn về thủ tục phá sản Doanh nghiệp và cách thức thực hiện thủ tục này nhé!

Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp, Công Ty
Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp, Công Ty

1. Điều kiện để các Doanh nghiệp công khai phá sản

Phá sản Doanh nghiệp là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản (theo quy định/giải thích của Luât phá sản 2014)

Do đó, Doanh nghiệp công bố Phá sản khi đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;

Thứ hai, Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Để giải thích rõ hơn khái niệm thế nào là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, Theo quy định của Pháp luật hiện hành quy định Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;

Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

2. Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp

Thủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm các đối tượng sau:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Bước 2: Tòa án nhận đơn

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.

Nếu Đơn yêu cầu chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.

Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.

Bước 3: Tòa án thụ lý đơn

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).

Bước 4: Mở thủ tục phá sản

Tòa Án sau khi thị lý đơn sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và gửi các quyết định này tới người có liên quan được quy định tại Bước 1.

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu cần thiết có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng...

Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.

  • Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.

Hội nghị chủ nợ lần thứ hai: Tại hội nghị chủ nợ Lần 2, những nội dung chủ yếu được đưa ra bàn luận xoay quanh các vấn đề:

  • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
  • Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
  • Đề nghị tuyên bố phá sản.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh mà Doanh nghiệp vẫn không có khả năng thanh toán, Thẩm phán sẽ ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

  • Thanh lý tài sản phá sản;
  • Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

3. Phân biệt giữa Phá sản và Giải thể

Có rất nhiều điểm khác biệt giữa Phá sản và giải thể và một trong số đó được nêu ra dưới đây:

Tiêu chí Phá sản Giải thể
Điều kiện/căn cứ Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm đến hạn thanh toán - Kết thúc thời hạn hoạt động theo quy định tại Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

 

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Luật áp dụng Luật Phá sản 2014 Luật Doanh nghiệp 2012
Chủ thể ra quyết định Tòa Án Chủ sở hữu Doanh nghiệp (đối với giải thể tự nguyện)

Cơ quan nhà nước (đối với giải thể bắt buộc)

4. Lệ phí phá sản là bao nhiêu?

Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,5 triệu đồng (theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).

Tuy nhiên trong một số trường hợp dưới đây, chủ thể nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

  • Người lao động, công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.
  • Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

5. Chi phí phá sản là gì? Tính thế nào?

Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Mức thù lao được xác định dựa vào thỏa thuận hoặc tính theo tỷ lệ trên tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý, cụ thể như sau:

6. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp bị phá sản

Đối với tài sản được phân chia sau khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố được ưu tiên áp dụng như sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân;

Lưu ý: Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các chi phí theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Nếu có bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến Thủ tục phá sản doanh nghiệp công ty cập nhật quy định 2023, hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:

Thông qua hình thức Trực tuyến

  • Hotline 090.992.8884
  • ĐT Tổng đài 1800.0006
  • ĐT Văn Phòng 028.77700888
  • Kết nối Zalo 090.992.8884
  • Mail: [email protected]

Địa chỉ trụ sở:

  • Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3,

520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

  • Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
  • Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1081 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo