Một số vấn đề pháp lý khi mở quán cafe

Kinh doanh quán cà phê là một lĩnh vực hấp dẫn và đang ngày càng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thưởng thức cà phê và không gian thư giãn ngày càng tăng cao. Để mở quán cafe bạn cũng cần phải quan tâm đến các giấy tờ, thủ tục pháp lý cần thiết. Để giải đáp được thắc mắc về một số vấn đề pháp lý khi mở quán cafe, mời quý bạn đọc đến với bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC.

Một số vấn đề pháp lý khi mở quán cafe

Một số vấn đề pháp lý khi mở quán cafe

1. Mở quán cafe là gì?

Mở quán cafe là một loại hình kinh doanh dịch vụ ẩm thực, nơi khách hàng có thể thưởng thức các loại đồ uống, chủ yếu là cafe, cùng với những món ăn nhẹ hoặc bánh ngọt. Những quán cafe thường tạo ra một không gian thoải mái và thân thiện, nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng, từ việc trò chuyện, học tập, làm việc cho đến thư giãn.

>> Bạn đọc có thể tham khảo bài viết về Hợp đồng hợp tác kinh doanh quán cà phê để được tư vấn một cách cụ thể nhất

2. Một số vấn đề pháp lý khi mở quán cafe

Một số vấn đề pháp lý khi mở quán cafe

Một số vấn đề pháp lý khi mở quán cafe

2.1 Giấy phép đăng ký kinh doanh

Trước khi tiến hành thực hiện giấy phép đăng ký kinh doanh, bạn cần xác định được loại hình đăng ký kinh doanh quán cafe. Hiện nay có 2 loại hình phổ biến chính là: Hộ gia đình và Doanh nghiệp. Với mỗi một loại hình được quy định về thủ tục, hồ sơ khác nhau

a, Đối với loại hình kinh doanh hộ gia đình

Theo quy định cụ thể tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục, hồ sơ được quy định như sau:

“Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh

  1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
  2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

  1. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  2. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.”

b, Đối với loại hình kinh doanh doanh nghiệp

Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn đăng ký, mỗi loại hình sẽ có thủ tục và hồ sơ đăng ký kinh doanh khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật Doanh Nghiệp 2020 bao gồm:

  • Công ty TNHH (Một thành viên hoặc Hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hữu danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục tiến hành đăng ký kinh doanh đối với loại hình doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Soạn hồ sơ theo quy định và nộp online thông qua công thông tin quốc gia hoặc nộp trực tiếp bằng hồ sơ giấy đến Sở kế hoạch đầu tư tỉnh.

Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.
  • Điều lệ công ty (đối với công ty TNHH hoặc công ty cổ phần).
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
  • Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân (CMND/CCCD hoặc hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật và các thành viên góp vốn.
  • Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác thực hiện).

Nộp hồ sơ:
Có hai hình thức nộp:

  • Nộp online: Thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
  • Nộp trực tiếp: Bằng hồ sơ giấy tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Sau 3 ngày làm việc thì cơ quan thẩm quyền sẽ thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không đúng thì sẽ thông báo sửa đổi bổ sung.

Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét:

  • Nếu hợp lệ: Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Nếu không hợp lệ: Cơ quan sẽ gửi thông báo yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ qua email hoặc thông báo trực tiếp trên hệ thống (nếu nộp online)

Bước 3: Nộp lệ phí và nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

  • Doanh nghiệp nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
  • Sau đó, đến bộ phận trả kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu nộp hồ sơ giấy) hoặc tải bản điện tử từ Cổng thông tin quốc gia (nếu nộp online).

Lưu ý: Sau khi nhận giấy chứng nhận, doanh nghiệp cần khắc dấu, đăng ký tài khoản ngân hàng, và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử để hoàn thiện thủ tục kinh doanh.

>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết chi tiết về Quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh quán cafe

2.2 Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo cơ sở đáp ứng các điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm theo quy định. Với quán cà phê, giấy này là yêu cầu quan trọng để đảm bảo quyền lợi và an toàn cho khách hàng. Điều kiện để nhận được Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP về Hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm và Điều 34 Luật An toàn thực phẩm. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

“Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.”

“Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
  2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này.”

Về trình tự, thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm như sau:

“Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

  1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018.NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu bạn kinh doanh quán cafe nhỏ với loại hình kinh doanh là hộ gia đình thì bạn không cần phải xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với trường hợp khi mở quán cà phê dưới hình thức doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

>> Bạn đọc có nhu cầu có thể tham khảo bài viết cụ thể về Thủ tục cấp giấy phép con an toàn thực phẩm

2.3 Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Giấy phép PCCC là văn bản do cơ quan công an cấp cho các cơ sở kinh doanh, xác nhận cơ sở đáp ứng đủ các yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy. Việc có giấy phép này không chỉ giúp tuân thủ quy định pháp luật mà còn bảo vệ tài sản, tính mạng cho khách hàng và nhân viên. Quán cà phê cần giấy phép PCCC nếu có diện tích lớn hơn 300 m² hoặc được thiết kế trong các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, hoặc khu phức hợp. Ngoài ra, quán có trang bị nhiều thiết bị điện, hệ thống bếp gas, hoặc sử dụng các vật liệu dễ cháy (như gỗ, giấy) cũng thuộc diện phải tuân thủ quy định PCCC.

Theo quy định cụ thể tại Phục lục I Nghị định 136/2020/NĐ-CP, kinh doanh quán cafe là cơ sở bắt buộc phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy. Thủ tục xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại Cơ quan Cảnh sát PCCC thuộc quận hoặc tỉnh.

Bước 2: Cơ quan PCCC tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu cần, cơ quan sẽ yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ.

Bước 3: Sau khi hồ sơ được chấp nhận, cơ quan PCCC sẽ kiểm tra thực tế tại quán. Quá trình này bao gồm việc đánh giá hệ thống PCCC, các lối thoát hiểm và khả năng xử lý khi có cháy nổ.

Bước 4: Nếu cơ sở đáp ứng các yêu cầu, giấy phép PCCC sẽ được cấp. Nếu không đạt, quán sẽ phải khắc phục các lỗi và nộp lại hồ sơ.

2.4 Giấy phép xây dựng (nếu có)

Giấy phép xây dựng là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp, cho phép tổ chức hoặc cá nhân được phép xây dựng công trình mới, cải tạo, sửa chữa, hoặc mở rộng công trình. Đối với quán cà phê, giấy phép xây dựng giúp đảm bảo công trình phù hợp với quy hoạch, an toàn trong quá trình thi công và đáp ứng các tiêu chuẩn pháp luật liên quan.

Quán cà phê cần xin giấy phép xây dựng nếu:

  • Xây dựng mới trên đất trống hoặc cải tạo lại công trình cũ (mở rộng, nâng tầng, sửa chữa lớn).
  • Chuyển đổi công năng từ một công trình khác (như nhà ở) sang mô hình kinh doanh quán cà phê.
  • Thi công trong khu vực yêu cầu quy hoạch hoặc ở những nơi đặc biệt như đô thị, trung tâm thương mại, khu phức hợp.

Về quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng mở quán cafe bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp tại UBND quận/huyện nơi dự kiến xây dựng.

Để xin giấy phép xây dựng, chủ quán cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (sổ đỏ hoặc giấy tờ hợp pháp tương đương).
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng: Bao gồm sơ đồ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, và hệ thống điện nước. Bản vẽ này phải do đơn vị có chức năng thiết kế cung cấp.
  • Bản sao giấy tờ về đăng ký kinh doanh nếu đã đăng ký trước đó.
  • Cam kết đảm bảo an toàn xây dựng và phòng cháy chữa cháy nếu công trình nằm trong khu vực có quy định nghiêm ngặt về an toàn.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu thiếu hoặc chưa hợp lệ, hồ sơ sẽ được yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế để xem xét công trình có phù hợp với quy hoạch và tiêu chuẩn an toàn không. Nếu cần, đơn vị sẽ kiểm tra thực tế địa điểm xây dựng.

Bước 4: Sau khi hồ sơ đạt yêu cầu, giấy phép xây dựng sẽ được cấp trong vòng 15-30 ngày làm việc. Nếu không cấp phép, cơ quan sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn khắc phục.

Lưu ý: Nếu chỉ sửa chữa nhỏ, không làm thay đổi kết cấu chịu lực hoặc diện mạo bên ngoài, có thể không cần xin giấy phép nhưng vẫn phải thông báo với cơ quan quản lý xây dựng địa phương.

>> Bạn đọc có nhu cầu có thể tham khảo bài viết chi tiết về Thủ tục xin cấp giấy xây dựng quán cafe

3. Một số lưu ý khi tiến hành thực hiện các vấn đề pháp lý khi mở quán cafe

3.1. Đăng ký thuế và tuân thủ các nghĩa vụ tài chính

Sau khi đăng ký kinh doanh, quán cà phê cần đăng ký mã số thuế tại Chi cục Thuế nơi đặt trụ sở. Mã số này dùng để kê khai, nộp thuế và quản lý hoạt động tài chính.

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Nếu doanh thu hàng năm của quán đạt ngưỡng quy định (trên 100 triệu đồng/năm), quán cần kê khai và nộp VAT. Hiện tại, thuế suất VAT phổ biến cho quán cà phê là 10%. Nếu áp dụng VAT, hóa đơn phải được lập và xuất đầy đủ khi giao dịch với khách hàng.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Doanh nghiệp kinh doanh cà phê dưới mô hình công ty phải nộp TNDN với thuế suất 20% trên lợi nhuận sau khi trừ các khoản chi phí hợp lệ. Nếu kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể, quán sẽ nộp thuế theo phương thức khoán dựa trên mức doanh thu ước tính.
  • Thuế môn bài: Quán cà phê phải nộp thuế môn bài hàng năm. Mức thuế môn bài dao động từ 300.000 – 3.000.000 đồng/năm, tùy thuộc vào quy mô và hình thức kinh doanh (hộ kinh doanh hay doanh nghiệp).

Lưu ý: Việc kê khai và nộp thuế đúng hạn là bắt buộc. Nếu không tuân thủ, chủ quán có thể bị phạt hành chính hoặc tính lãi chậm nộp. Chủ quán cần lưu trữ đầy đủ hóa đơn và chứng từ để phục vụ cho công tác kiểm tra thuế. Hóa đơn cần hợp lệ và ghi rõ các thông tin cần thiết để tránh sai sót. Nếu muốn thuê kế toán bên ngoài, chủ quán nên chọn đơn vị uy tín để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật thuế.

3.2. Biển hiệu kinh doanh và các quy định quảng cáo

Biển hiệu kinh doanh là một trong những yếu tố giúp quán cà phê tạo ấn tượng với khách hàng và đồng thời tuân thủ quy định pháp luật. Biển hiệu cần đảm bảo đúng kích thước cho phép, không che khuất lối đi hoặc ảnh hưởng đến giao thông. Nếu biển hiệu treo trên cao hoặc lắp đặt màn hình điện tử lớn, cần xin phép Phòng Văn hóa Thông tin địa phương.

Biển hiệu phải ghi rõ tên quán, địa chỉ và số điện thoại liên hệ. Nếu quán thuộc doanh nghiệp, biển hiệu cần có mã số doanh nghiệp và tên tiếng Việt chính thức. Các ngôn ngữ nước ngoài nếu sử dụng phải có chữ tiếng Việt đi kèm và không vi phạm thuần phong mỹ tục. Nếu quán tổ chức sự kiện hoặc chương trình quảng bá bằng âm nhạc, cần tuân thủ quy định về tiếng ồn và thời gian hoạt động. Một số địa phương yêu cầu giấy phép nếu quán tổ chức sự kiện công cộng hoặc quảng cáo ngoài trời.

Lưu ý: Chủ quán cần kiểm tra và xin phép lắp đặt biển quảng cáo nếu cần để tránh bị xử phạt. Việc sử dụng biển hiệu không đúng quy định có thể dẫn đến phạt hành chính và yêu cầu tháo dỡ. Ngoài ra, nếu quán sử dụng ứng dụng mạng xã hội hoặc nền tảng trực tuyến để quảng bá, cần đảm bảo nội dung quảng cáo minh bạch, không gây hiểu nhầm cho khách hàng.

3.3. Các quy định về lao động và hợp đồng nhân sự

Quản lý nhân sự tại quán cà phê đòi hỏi chủ quán tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Lao động. Điều này giúp tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, đồng thời tránh các rủi ro pháp lý. Đối với nhân viên làm việc trên 3 tháng, quán bắt buộc phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản. Hợp đồng cần ghi rõ công việc, mức lương, thời gian làm việc, chế độ phúc lợi và quy định nghỉ phép.

Quán cà phê cần tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho nhân viên theo quy định. Mức đóng bảo hiểm được trích từ lương của nhân viên và phần đối ứng từ quán. Chủ quán phải tuân thủ quy định về thời gian làm việc tối đa (8 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần). Nhân viên cần được nghỉ ít nhất 1 ngày/tuần và hưởng lương đầy đủ nếu làm việc vào ngày lễ, Tết theo luật.

Quán cần ban hành nội quy lao động để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quản lý nhân sự. Các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật cần thực hiện đúng quy trình để tránh tranh chấp lao động.

Lưu ý: Nếu chủ quán không ký hợp đồng lao động hoặc không đóng bảo hiểm đầy đủ, có thể bị phạt hành chính và gặp khó khăn trong quản lý nhân sự. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp lao động, quán cần làm việc với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội để giải quyết đúng quy trình pháp luật.

4. Mở quán cafe có bắt buộc cần giấy phép kinh doanh không?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào có hoạt động kinh doanh thường xuyên và có lợi nhuận đều phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Điều này bao gồm các hoạt động dịch vụ ăn uống, như quán cà phê, kể cả khi mô hình kinh doanh đơn giản và quy mô nhỏ như quán cà phê cóc. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Những trường hợp không cần đăng ký kinh doanh như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:

  1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”

Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp cũng đã quy định đối với các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Như vậy, việc mở quán cafe dù dưới bất cứ hình thức nào cũng phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Mở quán cafe cóc không chỉ cần đăng ký kinh doanh mà còn yêu cầu tuân thủ nhiều quy định pháp lý khác. Việc thực hiện đúng các bước đăng ký không chỉ giúp bạn hoạt động hợp pháp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh trong tương lai. Do đó, hãy chú ý đến các thủ tục pháp lý ngay từ đầu để tránh những rắc rối không cần thiết sau này.

>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không?

5. Một số câu hỏi thường gặp

Có thể tự thiết kế biển hiệu cho quán cafe hay không?

Bạn có quyền tự thiết kế biển hiệu, nhưng cần phải tuân thủ các quy định về kích thước, nội dung và vị trí lắp đặt. Biển hiệu không được gây cản trở giao thông và phải có tên quán, địa chỉ rõ ràng. Nếu bạn muốn lắp đặt biển hiệu lớn hoặc bảng điện tử, cần phải xin phép từ Phòng Văn hóa và Thông tin địa phương. Việc không tuân thủ quy định có thể dẫn đến phạt hành chính hoặc yêu cầu tháo dỡ.

Có cần phải đóng thuế khi kinh doanh quán cà phê?

Khi kinh doanh quán cà phê, bạn phải đăng ký mã số thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của Nhà nước. Các loại thuế mà quán cà phê cần nộp bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoặc thuế môn bài. Việc không nộp thuế đầy đủ có thể dẫn đến phạt hành chính và các hệ lụy khác cho hoạt động kinh doanh.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Một số vấn đề pháp lý khi mở quán cafe. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo