Mẫu văn bản khước từ sở tài sản chung

Trong quá trình phân chia tài sản, việc một cá nhân từ bỏ quyền sở hữu tài sản chung là một nhu cầu phát sinh từ thực tiễn. Điều này có thể xuất phát từ mong muốn cá nhân, lý do gia đình hoặc các yêu cầu khác. Để việc từ bỏ quyền sở hữu tài sản chung diễn ra hợp pháp và được công nhận bởi các cơ quan chức năng, cần phải tuân thủ đúng quy trình và quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về quy định pháp luật, mẫu văn bản và hồ sơ cần thiết để thực hiện việc khước từ sở hữu tài sản chung.

Mẫu văn bản khước từ sở tài sản chung

Mẫu văn bản khước từ sở tài sản chung

1. Quy định pháp luật về đơn khước từ sở hữu tài sản chung 

Đơn khước từ tài sản được hiểu là văn bản sử dụng trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt là thừa kế, hôn nhân và gia đình có nghĩa là một người từ chối tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó. Chúng ta có thể chia khước từ tài sản là di sản thừa kế và khước từ tài sản là tài sản chung của vợ chồng. Trong đó: 

  • Khước từ tài sản là di sản thừa kế là hình thức của từ chối nhận di sản thừa kế. Theo đó, căn cứ Điều 620 Bộ luật Dân sự, từ chối nhận di sản thừa kế là quyền của người thừa kế trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác.
  • Khước từ tài sản vợ chồng là văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà trong đó hai vợ chồng thoả thuận tài sản là tài sản chung của một trong hai người, người còn lại không có quyền sở hữu tài sản đó. Hay nói cách khác, đây chính là văn bản xác định tài sản riêng của vợ chồng.

Mặc dù hiện nay thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014  chưa có quy định về khước từ tài sản chung của vợ chồng, nhưng theo quy định tại Điều 239 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì bất kỳ Chủ sở hữu nào đều có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong trường hợp tài sản chung thuộc sở hữu chung của nhiều người, việc từ bỏ quyền sở hữu phải được thực hiện dưới sự thỏa thuận của các bên, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia. 

Cụ thể, theo khoản 2 Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, theo thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng: Theo Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, văn bản về việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Do đó, việc khước từ tài sản trong trường hợp này phải được công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo được tính pháp lý và tránh tranh chấp phát sinh sau này.

2. Mẫu văn bản khước từ sở hữu tài sản chung

Dưới đây là mẫu văn bản khước từ sở hữu tài sản chung:

2.1.Văn bản khước từ sở hữu tài sản chung của vợ chồng

Văn bản từ chối tài sản chung vợ chồng là văn bản được ký kết dựa trên sự tự thỏa thuận của hai bên vợ chồng.Nội dung của văn bản thể hiên một bên vợ/ chồng từ chối, không nhận tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình trong khối tài sản chung vợ chồng.Văn bản này được ký kết giữa hai vợ chồng dựa trên cơ sở tự nguyện. Đơn khước từ nhận tài sản chung của vợ chồng được thể hiện dưới dang văn bản. Đối với những loại tài sản cần công chứng, chứng thực thì đơn từ chối những tài sản đó phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.Dưới đây là mẫu văn bản khước từ sở hữu tài sản chung của vợ chồng: 

*Link tải mẫu: Văn bản thỏa thuận tài sản chung vợ chồng.pdf 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 

           ……..,Ngày ….. tháng …. năm ……….

Chúng tôi gồm :

Ông:............................................................ Sinh Năm :..................................................                            CMND/CCCD số: .............. do ......................................... cấp ngày..../...../............

Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................

......................................................................................................................................

Cùng vợ là bà:  .............................................…Sinh năm:.........................................                              CMND/CCCD số: .............. do ........................................ cấp ngày..../...../......

 Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................

......................................................................................................................................

 Chúng tôi là vợ chồng theo giấy chứng nhận kết hôn số ……, quyển số ………. do UBND …………………… cấp ngày ……………

ĐIỀU 1:TÀI SẢN CHUNG VÀ CÔNG NỢ

Trong thời kỳ hôn nhân, ông ……………. và bà ………………. tạo lập được khối tài sản chung cụ thể như sau:

  1. Tài sản chung:

* Tài sản 1:

          Là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: ……………………; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……….., số vào sổ cấp GCN: …………….. do UBND ………………. cấp ngày …………... Mang tên ……………..

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dụng đất:

- Thửa đất số:  ............            - Tờ bản đồ số: ...........

- Địa chỉ thửa đất: ………………………….

- Diện tích: .............  m2 (Bằng chữ: ........................).

- Hình thức sử dụng:  riêng: ................ m2  ;  chung: Không

- Mục đích sử dụng:  ..................

- Thời hạn sử dụng:  ..................

- Nguồn gốc sử dụng: ..........................................

* Tài sản gắn liền với đất: Nhà ở

- Loại nhà: ………..                                ;   - Diện tích xây dựng: ………m2

- Kết cấu nhà: ……………………….. ;   - Diện tích sàn: …………….. m2

  - Năm hoàn thành xây dựng : ......... ; - Số tầng : ……

*Tài sản 2 :

       Là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: ……………………; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……….., số vào sổ cấp GCN: …………….. do UBND ………………. cấp ngày …………... Mang tên ……………..

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dụng đất:

- Thửa đất số:  ............            - Tờ bản đồ số: ...........

- Địa chỉ thửa đất: ………………………….

- Diện tích: .............  m2 (Bằng chữ: ........................).

- Hình thức sử dụng:  riêng: ................ m2  ;      chung: Không

- Mục đích sử dụng:  ..................

- Thời hạn sử dụng:  ..................

- Nguồn gốc sử dụng: ..........................................

* Tài sản gắn liền với đất: Nhà ở

- Loại nhà: ………..                                ;   - Diện tích xây dựng: ………m2

- Kết cấu nhà: ……………………….. ;   - Diện tích sàn: …………….. m2

  - Năm hoàn thành xây dựng : ......... ; - Số tầng : …… 

ĐIỀU 2 :PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG

Nay vợ chồng thống nhất thỏa thuận phân chia tài sản chung trên như sau:

  1. Giao cho bà …………………………... được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt ………………. tại địa chỉ: ………………………..; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ………………, số vào sổ cấp GCN: ……………… do …………… cấp ngày ……………... Ông ………………. không còn quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan.
  2. Giao cho ông …………………………... được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt ………………. tại địa chỉ: ………………………..; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ………………, số vào sổ cấp GCN: ……………… do …………… cấp ngày ……………... Ông ………………. không còn quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan

ĐIỀU 3: CÁC THỎA THUẬN KHÁC

  1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  3. Các tài sản chung còn lại không được thỏa thuận phân chia là tài sản chung của vợ, chồng;

ĐIỀU 4: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

  1. Những thông tin về nhân thân, về tài sản trong Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng này là đúng sự thật;
  2. Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo đúng ý chí và nguyện vọng của chúng tôi và không trái pháp luật;
  3. Tài sản được phân chia thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành.
  4. Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Văn bản thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;
  5. Văn bản thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

 ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

  1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này.
  2. Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tính từ ngày hai bên ký vào Văn bản này. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung này chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên và trước khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.

Chúng tôi đã đọc lại Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản đã ký tên, điểm chỉ vào Văn bản. 

                                 Người vợ                                                                     Người chồng

                        (Ký, ghi rõ họ tên)                                                         (Ký, ghi rõ họ tên)

 2.2. Mẫu văn bản khước từ sở hữu tài sản chung về thừa kế

Căn cứ Điều 620 Bộ luật Dân sự, từ chối nhận di sản thừa kế là quyền của người thừa kế trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác. Dưới đây là mẫu văn bản khước từ sở hữu tài sản chung về thừa kế: 

*Link tải mẫu: Mẫu văn bản từ chối di sản thừa kế.pdf

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Hôm nay, ngày … tháng … năm ………., tại (1)  ………………., chúng tôi gồm: (2)

  1. Ông/bà:............................................. Sinh năm : ...................................................

CMND số: ............. do Công an ............... cấp ngày .................................................

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

(Là (3) ……………… của người để lại di sản thừa kế)

  1. Ông/bà:......................................Sinh năm : ............................................................

CMND số: ............. do Công an ............... cấp ngày ..................................................

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

(Là ……………… của người để lại di sản thừa kế)

Chúng tôi là những người thừa kế của ông/bà …………………..

     Ông/bà (4) ………………… chết ngày…………… theo ………………….do UBND ………………… đăng ký khai tử ngày …………………………………….

   Di sản mà ông/bà ………………… để lại là: (5)

  1. Sổ tiết kiệm ……………………………………………………………………….
  2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: ………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:

- Thửa đất số: ..............;                 - Tờ bản đồ số: .................;

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………….

- Diện tích: ................ m2 (Bằng chữ: .............................................. mét vuông);

- Hình thức sử dụng: riêng:.............. m2; chung: ................ m2;

- Mục đích sử dụng: ....................................................................................................

- Thời hạn sử dụng: .....................................................................................................

- Nguồn gốc sử dụng: .................................................................................................

Nay bằng Văn bản này chúng tôi tự nguyện từ chối nhận kỷ phần thừa kế di sản nêu trên mà chúng tôi được hưởng.

Chúng tôi xin cam đoan:

  1.  Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật.
  2. Việc từ chối nhận tài sản thừa kế này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
  3. Chúng tôi đã đọc nội dung Văn bản này, đã hiểu rõ trách nhiệm pháp lý của mình khi lập và ký/điểm chỉ vào Văn bản này.

Người lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

(Ký/điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

*Chú thích:

(1) Mục “Tại”: Đây là địa chỉ nơi lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Có thể là nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng.

Ví dụ: Văn phòng Công chứng xxx, địa chỉ: SN 12x, phường A, thành phố B, tỉnh C

(2) Mục “chúng tôi gồm”: Mục này nếu người từ chối nhận di sản thừa kế là một người thì chỉ ghi là “tôi là…” kèm tên, năm sinh, số CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân kèm ngày tháng và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú…

Ví dụ: Bà: Nguyễn Thị T.; Sinh năm : 1979; CMND số: 123456xxx do Công an tỉnh D cấp ngày 14/5/2014; Hộ khẩu thường trú: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D

Nếu có từ hai người từ chối di sản thừa kế trở lên thì viết “chúng tôi gồm…” ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại…

(3) Mục “Là…” ghi mối quan hệ giữa người từ chối nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế.

Ví dụ: là con đẻ, là cháu ngoại, cháu nội…

(4) Ghi thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử, trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ nêu trên…

Ví dụ: Ông Trần Ngọc V. chết ngày 10/11/2018 theo Trích lục khai tử số 80/TLKT, do UBND phường B, thành phố C, tỉnh D đăng ký khai tử ngày 14/11/2018

(5) Mục này liệt kê đầy đủ số tài sản mà người từ chối nhận di sản thừa kế được hưởng. Tài sản phải là những loại có giấy tờ sở hữu, có đăng ký quyền sở hữu như: Xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, quyền sử dụng đất và nhà ở…

Nên ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … để xác định chính xác tài sản đó là tài sản nào.

Ví dụ:

  1. Sổ tiết kiệm có kỳ hạn số AC 0000xxxxxx tại Ngân hàng X – Chi nhánh số 2 – tỉnh D ngày 22/02/2018 với số tiền gửi là 15.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn), mang tên ông Trần Ngọc V.
  2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BM 186xxx, số vào sổ cấp GCN: 012xx do UBND thành phố C, tỉnh D cấp ngày 27/9/2012.

Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:

- Thửa đất số: 42;                 - Tờ bản đồ số: 10;

- Địa chỉ: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D

- Diện tích: 448 m2 (Bằng chữ: Bốn trăm bốn mươi tám mét vuông);

- Hình thức sử dụng: riêng: 448 m2; chung: không m2;

- Mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị

- Thời hạn sử dụng: Lâu dài;

- Nguồn gốc sử dụng: Đất nhà nước giao

3. Hồ sơ để thực hiện việc khước từ sở hữu chung bao gồm những gì?

Hồ sơ để thực hiện việc khước từ sở hữu chung bao gồm những gì?

Hồ sơ để thực hiện việc khước từ sở hữu chung bao gồm những gì?

Để thực hiện việc khước từ sở hữu tài sản chung, cá nhân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn khước từ quyền sở hữu tài sản chung (theo mẫu tại mục 2)
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, hoặc các giấy tờ liên quan khác chứng minh quyền sở hữu tài sản chung.
  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (trong trường hợp tài sản chung thuộc vợ chồng).
  • Văn bản thỏa thuận của các bên liên quan: Nếu tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người, cần có văn bản đồng ý hoặc thỏa thuận giữa các bên về việc khước từ.
  • Các giấy tờ khác: Nếu cơ quan chức năng yêu cầu bổ sung các giấy tờ cần thiết khác.

4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp

Có bắt buộc phải công chứng văn bản khước từ không?

Đúng, văn bản khước từ quyền sở hữu tài sản chung cần phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo tính pháp lý.

Người khước từ có phải trả phí không?

Việc khước từ quyền sở hữu tài sản chung thường phải trả một khoản phí công chứng hoặc chứng thực, tùy thuộc vào giá trị tài sản và quy định của cơ quan chức năng.

Sau khi khước từ, có thể rút lại yêu cầu không?

Sau khi khước từ quyền sở hữu và được cơ quan có thẩm quyền công nhận, người khước từ không còn quyền sở hữu đối với tài sản và không thể rút lại yêu cầu.

Ai sẽ sở hữu tài sản sau khi có người khước từ?

Phần tài sản mà người khước từ không còn sở hữu sẽ thuộc về những người đồng sở hữu khác hoặc theo thỏa thuận phân chia của các bên liên quan.

Việc khước từ quyền sở hữu tài sản chung là một thủ tục pháp lý quan trọng, đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Bằng cách nắm rõ quy trình và các yêu cầu pháp lý, cá nhân có thể thực hiện việc từ bỏ quyền sở hữu một cách hợp pháp và tránh những rắc rối không đáng có trong quá trình xử lý tài sản. Để được tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ và biết thêm thông tin chi tiết nhé. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo