Quyền định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

Trong một hộ gia đình, việc quản lý và định đoạt tài sản chung không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn liên quan mật thiết đến quyền lợi của các thành viên. Để bảo vệ quyền lợi và tránh những mâu thuẫn có thể phát sinh, việc hiểu rõ về quyền định đoạt tài sản chung của hộ gia đình là rất cần thiết. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về quyền định đoạt tài sản chung, nguyên tắc quản lý, và quy định về việc chấm dứt sở hữu chung tài sản của hộ gia đình.

Quyền định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

Quyền định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

1. Quyền định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

Đối với tài sản chung của hộ gia đình thì mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình, và việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.Cụ thể, Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: 

  • Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. 
  • Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
  • Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
  • Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.

*Lưu ý: Đối với quyền ưu tiên mua của đồng sở hữu tài sản thì pháp luật cũng đưa ra quy định về thời gian như sau: 

  • Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung. 
  • Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

Theo đó Căn cứ vào tài sản chung là hợp nhất hay theo phần mà quyền định đoạt đối với tài sản này có sự khác biệt với nhau.

2. Nguyên tắc quản lý tài sản chung của hộ gia đình

Đối với vấn đề liên quan đến tài sản chung của hộ gia đình, thì pháp luật luôn đề cao yếu tố bình đẳng, thỏa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Cụ thể, tại Điều 216 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì : “Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” 

Như vậy, nguyên tắc quản lý tài sản chung của hộ gia đình được quy định rõ ràng nhằm mục đích đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc sử dụng và bảo quản tài sản. Bên cạnh nguyên tắc nhất trí, đề cao sự thỏa thuận trên thì đối với việc quản lý tài sản chung của hộ gia đình, chúng ta phải chú ý để các nguyên tắc sau:

  • Công khai và minh bạch: Tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải được thông báo và tham gia vào các quyết định quan trọng liên quan đến tài sản chung.
  • Bình đẳng: Mọi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý tài sản, không phân biệt tuổi tác hay vị trí trong gia đình.
  • Đồng thuận: Quyết định về việc sử dụng hoặc định đoạt tài sản chung phải có sự đồng thuận của tất cả các thành viên liên quan. Nếu không đạt được đồng thuận, vấn đề sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Việc chấm dứt sở hữu chung tài sản của hộ gia đình diễn ra khi nào?

Việc chấm dứt sở hữu chung tài sản của hộ gia đình diễn ra khi nào?

Việc chấm dứt sở hữu chung tài sản của hộ gia đình diễn ra khi nào?

Căn cứ theo Điều 220 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì Việc chấm dứt sở hữu chung tài sản của hộ gia đình có thể xảy ra trong một số trường hợp như: 

  • Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung
  • Tài sản chung không còn
  • Tài sản chung đã được chia: Đây là trường hợp phổ biến nhất, khi các thành viên đồng ý chia tài sản chung theo một thỏa thuận cụ thể.Nếu có mâu thuẫn hoặc nhu cầu riêng, một thành viên có thể yêu cầu chia tài sản chung, dẫn đến việc chấm dứt sở hữu chung.
  • Trường hợp khác theo quy định của luật. Đó chính là trong trường hợp có tranh chấp mà không thể giải quyết nội bộ, tòa án sẽ can thiệp và quyết định việc chia tài sản, dẫn đến chấm dứt sở hữu chung.

4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp

Chủ hộ có thể tự ý quyết định bán tài sản chung của gia đình không?

Không, chủ hộ không thể tự ý quyết định bán tài sản chung mà không có sự đồng ý của các thành viên khác trong gia đình.

Tài sản chung của hộ gia đình có thể được thế chấp để vay vốn không?

Có, tài sản chung có thể được thế chấp để vay vốn, nhưng cần có sự đồng thuận của tất cả các thành viên có quyền lợi liên quan.

Trong trường hợp có tranh chấp về tài sản chung, thành viên trong gia đình nên làm gì?

Trong trường hợp có tranh chấp, các thành viên nên cố gắng thương lượng để đạt được thỏa thuận. Nếu không thể giải quyết, có thể nhờ đến sự can thiệp của tòa án.

Khi nào tài sản chung của hộ gia đình sẽ bị chấm dứt quyền sở hữu?

Quyền sở hữu tài sản chung sẽ chấm dứt khi tài sản được phân chia theo thỏa thuận, yêu cầu của thành viên, hoặc theo quyết định của tòa án.

Với những giá trị truyền thống tốt đẹp đã được lưu giữ qua nhiều thế hệ, hộ gia đình vẫn luôn là một hình thái xã hội “thu nhỏ” tồn tại một cách khách quan. Mà trong đó, quyền định đoạt tài sản chung của hộ gia đình là một vấn đề quan trọng cần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của tất cả các thành viên. Việc quản lý tài sản chung đòi hỏi sự minh bạch, công bằng và đồng thuận từ mọi người trong gia đình. Khi có nhu cầu hoặc xảy ra mâu thuẫn, việc tuân thủ các quy định pháp luật sẽ giúp giải quyết vấn đề một cách hợp lý và hiệu quả.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo