Bánh ngọt là loại thức ăn nhanh phổ biến, giá rẻ, thường nhật trong cuộc sống hiện đại nói chung. Vì vậy, có rất nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên, đây lại là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để có thể tự do thực hiện hoạt động kinh doanh; Chủ cơ sở kinh doanh cần được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài viết cung cấp thông tin, dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng bán bánh ngọt.
Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cửa hàng bánh ngọt
1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các cơ sở sản xuất hay kinh doanh có loại hình kinh doanh là những thực phẩm thì phải đáp ứng được các yêu cầu ví dụ như: sản phẩm kinh doanh đó có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chủ cơ sở kinh doanh phải chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Để biết thêm về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, vui lòng tham khảo:Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm
2. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với hoạt động bán bánh ngọt:
- Nguồn bánh ngọt nhập phải đạt tiêu chuẩn công bố chất lượng sản phẩm.
- Bao bì đóng gói phải đảm bảo chất lượng hợp quy. Trên bao bì phải có thời gian sử dụng cho từng loại bánh.
- Cơ sở vật chất: các tủ chứa, bảo quản bánh ngọt phải thường được vệ sinh sạch sẽ. Phòng trưng bày bánh ngọt phải trang bị hệ thống điện; nhiệt độ phòng; tủ mát,... ,nhằm đảm bảo cho chất lượng bánh ngọt không thay đổi, hợp vệ sinh.
- Các điều kiện khác theo chỉ dẫn của chuyên viên.
- Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở; có Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
- Chủ cơ sở/ người trực tiếp bán bánh ngọt phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở/ người trực tiếp bán bánh ngọt sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì đáp ứng điều kiện về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Trình tự, thủ tục, hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Khách hàng cung cấp các giấy tờ cần thiết cho chuyên viên ACC
- Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; bán buôn thực phẩm phù hợp theo quy định pháp luật;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở; của người trực tiếp sản xuất; kinh doanh bánh ngọt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công thương;
- Phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm bánh ngọt sẽ bày bán
Chuyên viên nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu;
- Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở; của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công thương.
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực và cơ sở vật chất của cơ sở;
- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở;
- Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán bánh ngọt tại cơ sở;
- Một số giấy tờ khác theo hướng dẫn của chuyên viên.
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả
Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra thẩm định trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép, nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp Giấy chứng nhận attp.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và cơ quan nhà nước đã thẩm định và xác nhận đủ điều kiện, Chủ cơ sở kinh doanh sẽ được cấp Giấy chứng nhận attp;
Để biết thêm thông tin về việc gia hạn giấy chứng nhận, vui lòng tham khảo: Thủ Tục Gia Hạn Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
4. Quy định xử phạt khi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm hiện nay quy định như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả.
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm theo quy định;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định.
5. Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng bán bánh ngọt của ACC có lợi ích gì?
- Tự hào là đơn vị hàng đầu về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách;
- Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh;
- Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi;
- Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh…). ACC thay mặt quý khách soạn thảo;
- Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.
6. Mọi người cũng hỏi khi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng bán bánh ngọt
Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh Cửa hàng bán bánh ngọt?
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho Cơ sở kinh doanh cửa hàng bánh ngọt thuộc về Bộ Công thương.
Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đổi với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…).
Để biết thêm thông tin về chi phí, vui lòng tham khảo:Chi Phí Cấp Giấy An Toàn Thực Phẩm Bao Nhiêu Tiền?
Có xuống cơ sở để khảo sát không?
Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.
Bao lâu sẽ có giấy chứng nhận?
Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).
Nội dung bài viết:
Bình luận