Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh chất phụ gia thực phẩm

 

Phụ gia thực phẩm là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ định đưa vào thành phần thực phẩm trong quá trình sản xuất nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính của sản phẩm thực phẩm. Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đang nhắm đến phát triển sản xuất; kinh doanh ngành thực phẩm này. Bài viết cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh chất phụ gia thực phẩm.


Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh phụ gia thực phẩm

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh phụ gia thực phẩm

 


1. Chất phụ gia thực phẩm là gì?

Các chất phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản; cải thiện hương vị và bề ngoài của thực phẩm và đã được sử dụng qua nhiều thế kỷ. Loại chất này thường dùng để trộn thêm vào đồ ăn hoặc đồ uống để chúng không bị ôi thiu, kéo dài thêm thời gian bảo quản mà không hề làm thay đổi chất lượng của thực phẩm.

2. Loại hình của các công ty và cơ sở kinh doanh

2.1. Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ; chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm; sử dụng không quá mười lao động; không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2.2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; Công ty có tư cách pháp nhân; Công ty không được quyền phát hành cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

2.3. Công ty cổ phần

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu sau khi thành lập.

2.4. Công ty Hợp doanh

Là doanh nghiệp, trong đó, phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty; cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

2.5. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân: Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhận làm chủ; chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với mọi hoạt động của Công ty.

3. Điều kiện kinh doanh chất phụ gia thực phẩm

Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm

  • Có địa điểm; diện tích thích hợp; có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại; nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu; chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị; dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng; nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải; được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc; xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất; kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
  • Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
  • Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
  • Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
  • Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Các quy định khác

  • Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.
  • Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.

4. Hồ sơ đăng ký kinh doanh chất phụ gia thực phẩm

Đối với doanh nghiệp

Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
    • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
    • Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
    • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

Đối với hộ kinh doanh

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước)

5. Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng phụ gia thực phẩm

Bên cạnh thủ tục đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm, bạn cũng cần làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng phụ gia thực phẩm. Hồ sơ cần có:

  • Đơn xin công bố và lập hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phụ gia thực phẩm;
  • Giấy Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phụ gia thực phẩm;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm;
  • Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn;
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận.

Để biết thêm thông tin chi tiết về hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm, xin vui lòng tham khảo bài viết dưới đây: Hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm

6. Dịch vụ thực hiện đăng ký kinh doanh chất phụ gia thực phẩm của ACC có lợi ích gì?

  • Khách hàng được tư vấn trọn vẹn tất cả các điều kiện pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.
  • Có tất cả các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp. Hỗ trợ trọn vẹn cho doanh nghiệp các giấy tờ hồ sơ.
  • Đội ngũ luật sư cùng chuyên viên kế toán nhiều kinh nghiệm sẽ đảm bảo tính đúng đắn; an tâm cho khách hàng.
  • Không phải đi lại và nhận giấy phép hồ sơ tại nhà.
  • Có hợp đồng cam kết trách nhiệm.
  • Chi phí hợp lý và luôn được báo giá trọn gói. Không gây hiểu lầm và báo phí nhiều lần.
  • Hồ sơ thủ tục khách hàng cung cấp đơn giản, dễ dàng.

7. Những thắc mắc thường gặp khi đăng ký kinh doanh chất phụ gia thực phẩm

Những loại giấy phép nào cần thiết khi đăng ký giấy phép kinh doanh chất phụ gia thực phẩm?

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Ngoài ra, cần làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng phụ gia thực phẩm.

Chi phí trọn gói khi đăng ký giấy phép kinh doanh chất phụ gia thực phẩm là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ trọn gói:
    • Đối với thành lập loại hình công ty: 5.000.000 đồng.
    • Đối với hộ kinh doanh: 2.000.000 đồng.

Chi phí xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm đối với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…) ; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng. ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Có xuống cơ sở khảo sát không?

  • Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.
 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    L
    lena
    Ngoài các chi phí dịch vụ trên còn cần chi phí nào khác không?
    Trả lời
    N
    nlq
    Cảm ơn ACC đã tư vấn đầy đủ, rõ ràng, giải đáp được thắc mắc của tôi.
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo