Thủ Tục Thành Lập Công Ty Tư Vấn Giám Sát Xây Dựng 2024

Khi mà xây dựng cơ sở hạ tầng là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, thì sự xuất hiện của các công ty xây dựng ngày càng tăng. Đây cũng là nguyên nhân trong thời gian gần đây hàng loạt các công ty tư vấn giám sát xây dựng ra đời. Công ty giám sát xây dựng công trình là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề, các bạn đang gặp khó khăn với thủ tục, hồ sơ xin phép hoạt động kinh doanh ngành, nghề trên. Hãy liên hệ tới công ty ACC, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng cập nhật mới nhất năm 2023.

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Tư Vấn Giám Sát Xây Dựng
Thủ Tục Thành Lập Công Ty Tư Vấn Giám Sát Xây Dựng

1. Công ty tư vấn giám sát xây dựng là gì ?

Công ty tư vấn giám sát xây dựng là doanh nghiệp được thành lập để hoạt động kinh doanh những công việc sau: Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng và tiến độ hay chưa; Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng những điều khoản trên hợp đồng;Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; Đề xuất với Chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi.

2. Quy định về ngành, nghề tư vấn giám sát xây dựng

Theo danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại phụ lục IV Luật Đầu Tư 2014, ngành nghề tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng là một trong những ngành có điều kiện, cần đáp ứng những tiêu chí nhất định để được thực hiện việc kinh doanh.

Hiện nay, việc cấp giấy phép liên quan đến lĩnh vực này được quy định tại nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Để công ty tư vấn giám sát đi vào hoạt động bạn cần thực hiện 2 thủ tục là thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép hoạt động ngành nghề.

3. Thủ tục thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng.

Thủ tục 1: Thành lập doanh nghiệp tư vấn giám sát xây dựng.

Trước khi thực hiện thành lập, quý khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với khả năng, nhu cầu kinh doanh. Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân…

Sau khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp, quý khách thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định. Cụ thể:

Chuẩn bị hồ sơ bao gồm

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là loại giấy tờ thể hiện những thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cần đảm bảo sự chính xác của các thông tin trên giấy đề nghị, làm cơ sở để thể hiện các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo mẫu quy định.
  • Điều lệ công ty: Điều lệ của công ty bao gồm những quy định cụ thể, hình thức, chức năng và phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Điều lệ của công là nền tảng và cơ sở hoạt động của doanh nghiệp. Điêu lệ công ty không được trái với quy định của
  • Danh sách thành viên: Danh sách thành viên của công ty hợp danh phải thể hiện đầy đủ và chi tiết thông tin về các thành viên trong công ty bao gồm: tên/ tuổi/ địa chỉ/ giấy tờ cá nhân/ số vốn góp…
  • Giấy tờ được chứng thực: Đối với cá nhân (chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu) hoặc tổ chức ( Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư).

Thủ tục 2: Xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Sau khi thành lập, doanh nghiệp thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Điều kiện cấp chứng chỉ:

  • Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
  • Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

3 hạng chứng chỉ có thể đăng ký:

Hiện nay, chứng chỉ hành nghề của tổ chức, giám sát thi công công trình xây dựng được phân thành III hạng. Bao gồm:

  • Hạng I:

a) Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

  • Hạng II: 

a) Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

  • Hạng III:

a) Có ít nhất 05 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực

**Lưu ý: Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có hiệu lực tối đa trong thời hạn 5 (năm) năm. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày có thay đổi, hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại.

Hồ sơ cấp chứng chỉ

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức; bản quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan và kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo quy định kèm theo các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt, công nhân kỹ thuật (nếu có) liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện (mỗi lĩnh vực và loại không quá 03 hợp đồng, 03 biên bản nghiệm thu hoàn thành của công việc tiêu biểu đã thực hiện).
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản kê khai năng lực tài chính trong thời gian 03 năm tính đến thời Điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (226 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo