Lò nướng điện nhập khẩu từ các nước EU, Trung Quốc, Thái Lan,… được các doanh nghiệp, người tiêu dùng tại Việt Nam vô cùng ưa chuộng. Tuy nhiên, sản phẩm này thuộc dạng hàng hóa phải đăng ký kiểm tra chất lượng nên thủ tục nhập khẩu khá phức tạp. Dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu lò nướng điện cũng như một số lưu ý quan trọng để bạn nắm rõ.
Thủ tục nhập khẩu lò nướng điện đúng quy định
1. Căn cứ pháp lý liên quan đến thủ tục nhập khẩu lò nướng điện
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện được Quy định tại những văn bản pháp luật sau đây:
- Thông tư số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
- Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
- Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009;
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
- Thông tư 2711/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2022.
Trên đây là những văn bản pháp luật quy định về quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện.
>>>> Cập nhật đầy đủ về Giấy phép nhập khẩu hiện nay: Giấy phép nhập khẩu là gì? Các loại giấy phép nhập khẩu hiện nay
2. Mã HS của mặt hàng lò nướng điện
Đối với mặt hàng lò nướng điện, đây là sản phẩm có mã HS thuộc Chương 85 – Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; Máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo mã HS sau:
- 851660 – Các loại lò khác; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng:
- 85166090 – Loại khác.
3. Thủ tục nhập khẩu lò nướng điện đúng quy định
Thủ tục nhập khẩu lò nướng điện đúng quy định
Đăng ký kiểm tra chất lượng lò nướng điện:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh. Doanh nghiệp mở tờ khai hải quan tại Chi cục nào thì tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa tại Chi cục tỉnh, thành phó đó.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan, chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu và làm thủ tục thông quan
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan, truyền tờ khai hải quan điện tử và chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục thông quan.
Bước 3: Thử nghiệm và làm công bố hợp quy
Sau khi kéo hàng về kho, doanh nghiệp lấy mẫu và mang mẫu lên Trung tâm thử nghiệm để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy.
Bước 4: Công bố hợp quy cho sản phẩm
Sau khi hoàn tất bước thử nghiệm, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục công bố hợp quy cho hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Bước 5: Dán tem năng lượng, tem hợp quy cho sản phẩm
Cuối cùng để hàng hóa đủ điều kiện bán ra thị trường, doanh nghiệp cần dán tem năng lượng và tem hợp quy cho sản phẩm.
>>>> Thay đổi về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu? Xem ngay: Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu chi tiết
Tiến hành làm thủ tục hải quan cho lò nướng điện:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Bước 2: Đăng ký tờ khai, làm thủ tục hải quan.
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan sẽ trả kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục hải quan để làm tiếp các khâu thủ tục hải quan. Tùy theo kết quả phân luồng xanh, vàng, đỏ của cơ quan hải quan mà thực hiện các bước khâu làm thủ tục hải quan.
Bước 3. Thông quan hàng hóa
Sau khi cán bộ hải quan tiến hành đánh giá và kiểm tra thông tin ở tờ khai hải quan (đối với luồng vàng & luồng đỏ), đánh giá và kiểm tra thực tế hàng hóa nếu có (đối với luồng đỏ), tờ khai sẽ được thông quan luôn.
Bước 4: Nhận hàng và vận chuyển về kho để chuẩn bị phân phối ra thị trường.
>>>> Cập nhật liên tục: Danh sách đầy đủ mã ngành nghề kinh doanh đồ gia dụng mới nhất
4. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện
Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu lò nướng điện nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu những mặt hàng khác khái quát theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Cụ thể:
- Tờ khai hải quan;
- Hợp đồng thương mại (Sale Contract);
- Phiếu đóng gói/ Hóa đơn thương mại (Packing List/Commercial Invoice);
- Vận đơn đường biển (Bill of Lading);
- Giấy báo hàng đến (Arrival notice);
- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin-C/O) (nếu có);
- Tài liệu khoa học kỹ thuật (catalogue) (nếu có)
- Bản đăng ký đánh giá chất lượng lò nướng điện (trên 1 cửa).
>>>> Hướng dẫn nhập khẩu nồi chiên không dầu đơn giản chỉ với vài bước
5. Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện uy tín, nhanh chóng tại Công ty Luật ACC
Bạn đang tìm kiếm dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí? Hãy đến với Công ty Luật ACC - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu.
Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, Công ty Luật ACC tự tin mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, giúp bạn hoàn thành thủ tục nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí.
Vì sao bạn nên chọn dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện của Công ty Luật ACC?
- Công ty Luật ACC giúp quý khách hàng hoàn thành làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Công ty Luật ACC là công ty uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu, đảm bảo quý khách hàng được cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng nhất.
- Công ty Luật ACC hỗ trợ quý khách hàng thực hiện làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện một cách đơn giản, dễ dàng, không cần phải lo lắng về các vấn đề phức tạp.
- Công ty Luật ACC sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu về luật pháp và quy định liên quan đến làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện, luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách tận tình và chu đáo.
6. Câu hỏi thường gặp
Quy định về chính sách nhập khẩu lò nướng điện?
Theo quy định hiện hành, lò nướng điện không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu về Việt Nam nên doanh nghiệp có thể nhập khẩu mặt hàng này về nước như bình thường.
Tuy nhiên, lò nướng điện lại là hàng hóa thuộc danh mục quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ. Do đó, khi nhập khẩu mặt hàng này doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu sau thông quan.
Cụ thể, căn cứ vào Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019, khi nhập khẩu lò nướng điện ngoài thủ tục thông quan hàng hóa, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu sau thông quan theo đúng quy định.
Thuế phải trả khi nhập khẩu lò nướng điện?
Khi nhập khẩu lò nướng điện người nhập khẩu cần phải nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT:
- Thuế VAT của lò nướng điện là 10%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi của lò nướng điện là 20%
>>>> Giải thích đầy đủ về Các phương pháp tính thuế nhập khẩu theo quy định pháp luật
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục nhập khẩu lò nướng điện đúng quy định. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận