Thủ tục nhập khẩu mật ong theo quy đinh

Mật ong ngày càng được sử dụng phổ biến với những công dụng tuyệt vời như: sử dụng trong làm đẹp, thực phẩm chế biến với rất nhiều chất dinh dưỡng, ngoài ra còn dùng để chữa bệnh. Chính vì nhu cầu sử dụng nhiều nên mặt hàng này được nhập khẩu ngày càng nhiều. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu mật ong theo quy định.

Thủ tục nhập khẩu mật ong theo quy định

Thủ tục nhập khẩu mật ong theo quy định

1. Chính sách mặt hàng mật ong 

Mặt hàng “mật ong tự nhiên” không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2015 của Chính phủ. Do đó, quý khách thực hiện thủ tục nhập khẩu như hàng hoá thông thường khác.

Theo quy định tại Phụ lục III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ thì “Mật ong và các sản phẩm từ mật ong” là sản phẩm/ nhóm sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT thì “sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bột, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa” và “Mật ong tự nhiên” thuộc đối tượng phải kiểm dịch.

>>>> Công bố tiêu chuẩn là bằng chứng rõ ràng về chất lượng của mật ong. Tăng cường niềm tin của người tiêu dùng và đối tác: Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng mật ong 

2. Nhập khẩu mật ong có cần đóng thuế không? Tại sao?

Căn cứ theo biểu thuế xuất nhập khẩu: Thuế nhập khẩu thông thường của mật ong tự nhiên là 15%. Thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%. Thuế giá trị gia tăng (VAT) là 5% chưa qua chế biến và 10% đã chế biến.

>>>> Giải thích đầy đủ về Thuế nhập khẩu mật ong về Việt Nam 

3. Hồ sơ và quy trình thủ tục nhập khẩu mật ong chuẩn quy định

 Thủ tục nhập khẩu mật ong chuẩn quy định

Thủ tục nhập khẩu mật ong chuẩn quy định

Mật ong tự nhiên không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu nên doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu như các loại hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, khi nhập khẩu mật ong tự nhiên cần phải xin giấy phép kiểm dịch, tự công bố sản phẩm, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Xin giấy phép kiểm dịch động vật

Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đăng ký (theo mẫu)

+ Giấy đăng ký kinh doanh của Doanh Nghiệp

+ Giấy kiểm dịch đầu nước ngoài (còn được gọi là Health Certificate)

Bước 2: Thủ tục tự công bố sản phẩm mặt hàng mật ong

Do mật ong là thực phẩm nên theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP phải tiến hành tự công bố sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Thành phần hồ sơ thực hiện tự công bố sản phẩm hũ mật ong tự nhiên:

+ Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu.

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố.

+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Bước 3: Đăng ký làm kiểm tra ATVSTP

Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;

Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa

Bước 4: Khai báo kiểm dịch động vật

Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập, đơn vị có hàng hóa cần nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.

Hồ sơ khai báo kiểm dịch bao gồm:  

+ Đơn khai báo kiểm dịch

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.

+ Hợp đồng thương mại

+ Hóa đơn thương mại 

+ Phiếu đóng gói hàng

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh

Lô hàng của bạn sẽ được cán bộ kiểm dịch lấy mẫu và kiểm tra trực tiếp lô hàng của bạn tại cảng.

Bước 5: Mở tờ khai và thông quan hàng hóa

Sau khi hoàn tất các bước trên người nhập khẩu tiến hành mở tờ khai dựa theo các thông tin trên bộ chứng từ. Lấy kết quả phân luồng và xuất trình bộ hồ sơ để cán bộ hải quan kiểm tra, duyệt thông quan 

Hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  • Danh sách sưởi (Packing list)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Chứng nhận xuất xứ (nếu có)
  • Catalog (nếu có)
  • Giấy đăng ký kiểm dịch động vật
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
  • Giấy chứng nhận không có dư lượng Chloramphenicol do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Bước 6: Bảo quản và sử dụng hàng hóa
Sau khi tờ khai được thông quan, bạn có thể tiến hành thanh lý tờ khai và thực hiện các thủ tục để mang hàng hóa về kho bảo quản và sử dụng.

>>>> Đừng để thương hiệu mật ong của bạn bị sao chép. Tham khảo hướng dẫn chi tiết để bảo vệ quyền lợi của mình: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mật ong

4. Trách nhiệm của thương nhân và những lưu ý khi nhập khẩu mật ong

Trách nhiệm của thương nhân:

  • Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về nhập khẩu mật ong, bao gồm Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐ-CP và các văn bản liên quan.
  • Đảm bảo nguồn gốc và chất lượng của mật ong nhập khẩu, có giấy chứng nhận xuất xứ và chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm.
  • Dán tem nhãn đầy đủ thông tin theo quy định trên bao bì sản phẩm.
  • Áp dụng các biện pháp bảo quản, lưu giữ và vận chuyển mật ong an toàn.
  • Chịu trách nhiệm pháp lý về chất lượng và an toàn sản phẩm mật ong nhập khẩu.

Lưu ý khi nhập khẩu mật ong:

  • Chỉ được phép nhập khẩu mật ong thiên nhiên, không được phép nhập khẩu mật ong giả (nhân tạo).
  • Tuân thủ các quy định về kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm trước khi thông quan.
  • Có biện pháp phân biệt và không được phép lẫn lộn mật ong nhập khẩu với mật ong nội địa.
  • Chỉ được phép nhập khẩu qua các cửa khẩu, cảng biển, sân bay được phép.
  • Thực hiện kê khai và nộp các loại thuế, phí theo quy định.

>>>> Bạn là người nuôi ong và muốn kinh doanh mật ong? Tìm hiểu ngay thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để sản phẩm của bạn được người tiêu dùng tin tưởng

5. Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu mật ong tại Công ty Luật ACC uy tín

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mật ong được thực hiện chính xác, nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý cho bộ hồ sơ nhập khẩu. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng trong quá trình làm thủ tục hải quan, đảm bảo thời gian hoàn tất thủ tục và thông quan lô hàng nhanh nhất có thể. Chúng tôi không chỉ mang đến dịch vụ chất lượng cao mà còn với mức giá hợp lý, giúp quý khách hàng yên tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

6. Câu hỏi thường gặp 

Có cần xin giấy phép nhập khẩu để nhập khẩu mật ong vào Việt Nam không?

Có. Mặt hàng “mật ong tự nhiên” không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2015 của Chính phủ. Do đó, quý khách thực hiện thủ tục nhập khẩu như hàng hoá thông thường khác.

Có được phép nhập khẩu mật ong giả vào Việt Nam không?

Không. Theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, chỉ được phép nhập khẩu mật ong thiên nhiên, không được phép nhập khẩu mật ong nhân tạo hoặc mật ong giả. Mật ong nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ, đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.

Có quy định về tem nhãn cho mật ong nhập khẩu không?

Theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, mật ong nhập khẩu phải có tem nhãn bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Tem nhãn phải ghi đầy đủ các thông tin như: tên sản phẩm, nước sản xuất, tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, khối lượng tịnh.

>>>> Mức thuế chống bán phá giá mật ong là bao nhiêu?

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu mật ong. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo