Thuế xuất nhập khẩu Là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới. Thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch. Vậy thuế xuất nhập khẩu mật ong hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.
Khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Theo quan niệm chung, thuế là khoản tiền do các tổ chức, cá nhân nộp cho Nhà nước để góp phần chia sẻ gánh nặng chi tiêu với Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Trong cấu trúc hệ thống thuế ở mỗi quốc gia, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có vai trò và ý nghĩa thiết thực, không chỉ trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước hàng năm mà quan trọng hơn, nó còn là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với nước ngoài, bảo hộ sản xuất trong nước và thực hiện các mục tiêu đối ngoại của Chính phủ trong từng thòi kì, đối với từng quốc gia hoặc từng nhóm quốc gia cụ thể. Mặc đù xuất hiện muộn hơn so với một số sắc thuế nội địa nhưng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nhanh chóng khẳng định được vai trò, tác dụng to lớn của mình đối với nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là vai trò kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với bên ngoài và bảo hộ nền sản xuất trong nước. Ngày nay, cho dù xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang từng bước ảnh hưởng đến số phận của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng hạn chế vai trò của loại thuế này ở mỗi quốc gia song về cơ bản, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vẫn sẽ là giải pháp quản lí vĩ mô có hiệu quả đoi với nền kinh tế trong nước, nhất là đối với những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường như Việt Nam.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tuỳ thuộc vào từng góc độ tiếp cận.
Xét về phương diện kinh tế, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quan niệm là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, khi họ có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới của một nước. Với cách tiếp cận này, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quan niệm như là một quan hệ phân phối các nguồn lực tài chính, phát sinh giữa các chủ thể là tổ chức, cá nhân nộp thuế với người thu thuế là Nhà nước. Mặt khác, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn có thể được hiểu như là đòn bẩy kinh tế hay biện pháp kinh tế để Nhà nước điều tiết trực tiếp đối với quá trình sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi mồi quốc gia và chi phối một cách gián tiếp đối với hoạt động kinh tế trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Xét về phương diện pháp lí, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể hình dung như là quan hệ pháp luật phát sinh giữa Nhà nước (ngựời thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế), theo đó các bên phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí đối với nhau trong quá trình hành thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Quan hệ pháp luật này phát sinh từ cơ sở pháp lí là đạo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành mà hậu quả pháp lí chủ yếu của việc áp dụng đạo luật đó trong thực tiễn là làm phát sinh quyền thu thuế cho Nhà nước và nghĩa vụ đóng thuế cho các tổ chức, cá nhân là người nộp thuế. Việc tiếp cận khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từ góc độ pháp lí có nhiều ý nghĩa thiết thực, trước hết là giúp chúng ta nhận diện rõ hơn về bản chất của thuế nói chung và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng, thực chất là một quyết định hành chính đơn phương của quốc gia đối với người đóng thuế, hay là một “thoả thuận” song phương giữa người thu thuế với người nộp thuế? Trên cơ sở lí thuyết đó, giúp cho Nhà nước hoạch định và thực thi chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp hơn với quyền lợi của quốc gia và của người đóng thuế, xét trong mối quan hệ lợi ích với các quốc gia khác trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được điều tiết và kiểm soát bởi hai công cụ chủ yếu là “hàng rào thuế quan” và “hàng rào phi thuế quan”. Hàng rào thuế quan ở những nước này được hiểu thực chất là thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá nhập khẩu, chứ không bao gồm cả thuế xuất khẩu đánh vào hàng hoá xuất khẩu như Việt Nam hay Trung Quốc.
Thuế xuất nhập khẩu mật ong
Doanh nghiệp phải nộp thuế suất thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) khi nhập khẩu mật ong:
- Mật ong tự nhiên có thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%
- Mật ong nhân tạo có thuế nhập khẩu ưu đãi 15%
- Thuế giá trị gia tăng mật ong (VAT) là 10%
Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu mật ong. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé
Nội dung bài viết:
Bình luận