Việt Nam được biết đến là một trong những nước xuất khẩu lượng lớn mật ong hàng năm. Đây được xem là một ngành triển vọng trong tương lai do nhu cầu thị trường ngày một lớn, việc đăng ký nhãn hiệu mật ong đang được đặc biệt quan tâm. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu mật ong như thế nào, trong bài viết này Luật ACC sẽ giới thiệu đến các bạn.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mật ong
1. Có phải đăng ký kinh doanh mật ong không?
Dựa theo luật, cụ thể điều 3 Nghị định 39/2007 về hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập, không phải đăng ký kinh doanh có nêu rõ: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện các hoạt động được pháp luật cho phép về cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động sau đây:
– Buôn bán rong, mua, bán không có địa điểm cố định, gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định để bán rong;
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước);
– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn/bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ: cắt tóc, vẽ tranh, đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, chụp ảnh và các dịch vụ khác;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác theo quy định.
Dựa vào quy định trên có thể thấy hoạt động kinh doanh mật ong không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh. Chính vì thế, muốn thực hiện các hoạt động kinh doanh mật ong hợp pháp thì cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Tại sao nên đăng ký thương hiệu mật ong?
Đăng ký thương hiệu là một thủ tục hành chính không bắt buộc phải thực hiện nhưng lại cần phải có trong một số trường hợp như: muốn đăng ký mã số mã vạch, nhượng quyền thương mại, bán hàng trên các hệ thống siêu thị… Và với những lý do sau đây, quý vị có thể cân nhắc việc đăng ký thương hiệu:
– Sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm mật ong, chủ thể có thương hiệu chính thức đã xác lập quyền sở hữu đối với thương hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc thương hiệu sẽ nhận được sự bảo vệ từ pháp luật, chủ sở hữu bảo vệ hợp pháp đối với việc kinh doanh. Đăng ký thương hiệu là bước nền tảng cho sự phát triển của công ty và chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước vào cuộc điều tra, xử lý những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ đối với mật ong mà đơn vị mình đưa ra thị trường.
– Trên thị trường, vấn nạn hàng giả, hàng nhái là vấn đề ở Việt Nam chưa thể khắc phục được, nó ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như doanh thu của nhà sản xuất. Đối với sản phẩm mật ong cũng vậy, việc làm giả hình ảnh thương hiệu để kiếm lời hoàn toàn có thể xảy ra, chính vì thế doanh nghiệp cần phải tự có phương pháp bảo vệ tối ưu cho thương hiệu mình, và đăng ký thương hiệu là cách thức hữu hiệu nhất.
– Bên cạnh vấn nạn hàng giả, việc nhầm lẫn thương hiệu cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Khi thương hiệu đã được pháp luật bảo hộ thì các thương hiệu khác có hình ảnh tương tự hay giống hệt sẽ không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ nữa.
– Và một lý do quan trọng nhất mà chắc hẳn nhà kinh doanh nào cũng đều mong muốn đạt được, đó chính là việc đăng ký thương hiệu là nền tảng cho sự mở rộng kinh doanh. Bởi chỉ khi đã đăng ký thương hiệu thành công, doanh nghiệp mới liên kết được với các siêu thị, sản phẩm mật ong mới có thể được bày biện bán ở hệ thống siêu thị hay thậm chí là xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
3. Phân nhóm đăng ký thương hiệu mật ong
Xác định nhóm hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu là việc rất quan trọng và cần thiết để xác định phạm vi bảo hộ của thương hiệu. Theo đó, các loại hàng hóa, dịch vụ được phân chia thành 45 nhóm, trong đó từ nhom 1 đến nhóm 34 là các nhóm về hàng hóa, nhóm từ 35 đến 45 là nhóm về dịch vụ.
Các hàng hóa, dịch vụ được phân loại nhóm theo Thỏa ước Nice 10 và cụ thể đăng ký thương hiệu mật ong, sản phẩm mật ong được phân vào nhóm 30, nhóm này bao gồm: Cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm làm từ bột ngũ cốc, bánh mì, bánh, kẹo, kem ăn; Mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối, tương hạt cải; Dấm và nước xốt (gia vị); Gia vị; Kem lạnh.
Ngoài ra, nếu quý vị muốn đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm khác có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ xác định nhóm hàng hóa, dịch vụ cũng như tư vấn về đăng ký thương hiệu.
4. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mật ong
4.1 Thủ tục đăng ký kinh doanh mật ong bạn cần biết
Với kinh doanh mật ong, tùy vào quy mô, số lao động sử dụng cùng chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong tương lai mà bạn có thể lựa chọn đăng ký thành lập công ty hoặc đăng ký kinh doanh với hình thức kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, nếu chỉ kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, hơn nữa chỉ muốn mở 1 cửa hàng thì bạn nên tiến hành đăng ký hộ kinh doanh. Bởi đây được xem là cách thức đăng ký kinh doanh đơn giản nhất. Cụ thể, để đăng ký kinh doanh bằng hộ kinh doanh, bạn chuẩn bị hồ sơ gồm những thành phần sau:
– Giấy đề nghị được cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
– Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu bản sao còn hiệu lực có công chứng của đại diện hộ kinh doanh,người đăng ký kinh doanh.
– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc mở cửa hàng kinh doanh trong trường hợp cửa hàng kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Sau 05 ngày làm việc, Cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho cửa hàng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ thông báo nội dung cần sửa đổi và bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc
4.2 Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận ATTP
Bên cạnh việc đăng ký kinh doanh thì để kinh doanh, buôn bán mật ong bạn còn cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an thành thực phẩm trước khi đi vào hoạt động. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an thành thực phẩm khi kinh doanh mật ong bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an thành thực phẩm mật ong và các sản phẩm từ mật ong
– Giấy chứng nhận kinh doanh mật ong hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại
– Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh;
– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh mật ong đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh mật ong, s được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
Giấy chứng nhận an thành thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 3 năm.
5. Những điều cần biết khi đăng ký nhãn hiệu mật ong
Tra cứu nhãn hiệu
Để đảm bảo không trùng lặp, tương tự các nhãn hiệu đã được đăng ký trước hay nói cách khác là đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu thì bước tra cứu này cực kì cần thiết.
Để thực hiện tra cứu được đơn giản và chính xác hơn, bạn nên tìm đến các đại diện sở hữu công nghiệp để được tư vấn hoặc tham khảo dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mật ong của luật Hùng Sơn.
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cho cục SHTT Việt Nam.
Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có văn phòng làm việc chính tại Hà Nội, cùng với đó là 01 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và 01 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu mật ong
– 02 Tờ khai đăng ký thương hiệu, đánh máy
– 05 mẫu thương hiệu kèm theo.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu mật ong có thể kéo dài từ 14 đến 16 tháng tùy từng trường hợp. Thời gian đó được chia làm 04 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: giai đoạn này kéo dài khoảng 1 đến 2 tháng kể từ ngày cục SHTT nhận hồ sơ, các cán bộ chuyên môn sẽ thẩm định hồ sơ có đúng hình thức hay không?
Giai đoạn 2: công bố hồ sơ đã qua giai đoạn 1
Giai đoạn 3: kiểm tra, xác minh nội dung hồ sơ
Giai đoạn 4: cấp văn bằng bảo hộ
Dán nhãn cho sản phẩm mật ong
Để nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm và tạo nên thương hiệu riêng của mật ong khi kinh doanh, sau khi đăng ký kinh doanh, bạn nên tiến hành dán nhãn cho sản phẩm mật ong của mình. Về việc dán nhãn cho sản phẩm mật ong thì theo Nghị định về nhãn hàng hóa, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm:
– Tên hàng hoá;
– Xuất xứ hàng hóa;
– Định lượng;
– Ngày sản xuất;
– Hạn sử dụng;
– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
– Thành phần hoặc thành phần định lượng;
– Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
– Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
– Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh mật ong, bạn phải tuân thủ các quy định kiểm tra, giám sát được quy định tại Thông tư số 23/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 29/4/2009.
Trên đây là một số giấy tờ cần thiết, tùy từng trường hợp đăng ký thương hiệu cụ thể, chủ thể đăng ký phải lựa chọn, bổ sung các tài liệu phù hợp để hoàn chỉnh bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu mật ong. Chúc các bạn đăng ký nhãn hiệu mật ong thành công. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc đến các nội dung liên quan vấn đề trên vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận