Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu đá ngày càng gia tăng. Bởi thế mà hoạt động nhập khẩu đối tượng này luôn được Nhà nước quản lý chặt chẽ. Vậy nên khi làm thủ tục nhập khẩu đá doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các chính sách quy định và quy trình làm thủ tục hải quan để đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng. Chi tiết các chính sách pháp luật và quy trình làm thủ tục nhập khẩu đá sẽ được Công ty Luật ACC trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thủ tục nhập khẩu đá theo quy định
1. Những yêu cầu khi nhập khẩu đá cần đáp ứng
Theo quy định hiện hành, đá Granite không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu đá như bình thường.
Về quy định và chính sách nhập khẩu, mặt hàng này đã được quy định cụ thể như sau:
- Thông tư 10/2017/TT-BXD (đã được thay thế bằng Thông tư 19/2019/TT-BXD của Bộ Xây Dựng) thì các loại đá ốp lát tự nhiên, trong đó có đá Granite, đá hoa và gạch ốp lát là những sản phẩm phải làm thủ tục công bố hợp quy khi nhập khẩu vào Việt Nam.
- Kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN 16:2019/BXD. Căn cứ vào Thông tư và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa và công bố hợp quy theo đúng quy định.
2. Những hồ sơ cần chuẩn bị khi nhập khẩu đá
Căn cứ Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018, hồ sơ nhập khẩu đá như sau:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu;
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa);
- Bill of lading (Vận đơn);
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt);
- Giấy đăng ký hợp quy do trung tâm kiểm định cấp (1 bản chính);
- Các chứng từ khác (nếu có).
3. Thủ tục nhập khẩu đá theo quy định
Thủ tục nhập khẩu đá theo quy định
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu đá, cũng như cho các mặt hàng khác, được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Bước 1: Đăng ký test mẫu hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy tại trung tâm kiểm định
Trước khi nhập đá về nước, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để đăng ký test mẫu hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy tại trung tâm kiểm định.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu và nộp hồ sơ cho cơ quan Hải quan
Sau khi hoàn tất bước đăng ký chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan hàng nhập khẩu.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu đá sau khi chuẩn bị đủ, doanh nghiệp nộp cho Hải quan để tiến hành các thủ tục thông quan cho lô hàng. Đồng thời, khi nộp hồ sơ bạn cần nộp công văn xin mang hàng về kho lưu trữ để lấy mẫu kiểm định.
Bước 3: Mang mẫu đi test và nhận chứng nhận hợp quy
Sau khi kéo hàng về kho, doanh nghiệp cần liên hệ trung tâm kiểm định để họ cử người xuống lấy mẫu sản phẩm.
Bước 4: Nộp chứng nhận hợp quy và thông quan tờ khai
Cuối cùng sau khi có chứng nhận hợp quy doanh nghiệp nộp lại cho cơ quan hải quan và tiến hành thông quan cho lô hàng.
>>>> Theo quy định mới nhất của Hải quan, thủ tục nhập khẩu đá granite đã có những thay đổi đáng kể. Tìm hiểu để tuân thủ đúng pháp luật và tránh rủi ro.
4. Thuế và các khoản chi phí khác khi nhập khẩu đá vào Việt Nam
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đá cá nhân, doanh nghiệp cần nắm được thông tin về các loại thuế phải nộp khi nhập hàng về nước. Với mặt hàng đá thuộc nhóm 68.02, khi nhập khẩu về Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng VAT và thuế nhập khẩu. Theo quy định, mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp khi nhập khẩu loại hàng này là:
- Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT): 10%;
- Thuế suất thuế nhập khẩu đá: 12%.
Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu đá từ các nước có ký Hiệp định thương mại tự do về Việt Nam, hàng hóa có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
>>>> Phí thuế bảo vệ môi trường đối với khai thác đá
5. Dịch vụ làm giấy phép nhập khẩu đá tại Công ty Luật ACC uy tín, nhanh chóng
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đá được thực hiện chính xác, nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý cho bộ hồ sơ nhập khẩu. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng trong quá trình làm thủ tục hải quan, đảm bảo thời gian hoàn tất thủ tục và thông quan lô hàng nhanh nhất có thể. Chúng tôi không chỉ mang đến dịch vụ chất lượng cao mà còn với mức giá hợp lý, giúp quý khách hàng yên tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
6. Mọi người cũng hỏi
Nhập khẩu đá có giới hạn khối lượng không?
Việt Nam quy định có hạn ngạch nhập khẩu đá hàng năm, áp dụng cho tất cả các loại đá như đá vôi, đá granite, đá cẩm thạch,... Hạn ngạch này được xác định dựa trên nhu cầu sử dụng trong nước và chính sách quản lý tài nguyên khoáng sản.
Mức hạn ngạch nhập khẩu đá thường được cập nhật hàng năm, nhưng thông thường nằm trong khoảng từ 5 đến 10 triệu tấn/năm. Mức hạn ngạch cụ thể có thể thay đổi tùy theo các yếu tố như nhu cầu trong nước, tình hình khai thác trong nước, chính sách quản lý tài nguyên khoáng sản, v.v.
Có cần phải kiểm tra chất lượng đá trước khi nhập khẩu không?
Theo quy định tại Thông tư 19/2019/TT-BXD của Bộ Xây Dựng thì các loại đá ốp lát tự nhiên, là những sản phẩm phải làm thủ tục công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng hợp quy khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Có phải tất cả đối tượng đều được phép nhập khẩu đá không?
Đá là mặt hàng được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu về Việt Nam. Theo quy định hiện hành, đá Granite không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu đá như bình thường.
>>>> Cập nhật những quy định mới nhất về xuất khẩu đá khối, đá xẻ để tránh rủi ro và phạt hành chính: Thủ tục xuất khẩu đá khối, đá xẻ sang nước ngoài
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu đá. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận