Các phương pháp tính thuế nhập khẩu theo quy định pháp luật

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những loại thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ rất được mọi người quan tâm và theo dõi nhằm biết thêm thông tin mới cập nhật theo quy định pháp luật. Vậy, 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp thắc mắc về 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật.

6 Pp Tính Thuế Xnk

6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu

1. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Để có thể nắm được 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu, trước hết chủ thể cần biết căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và như thế nào.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

Trong đó, theo quy định tại Điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì:

Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan.

Thời Điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời Điểm tính thuế là thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

2. Các phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu.

Cách tính thuế xuất nhập khẩu bao gồm 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi là 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.

Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 được Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong đó, trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 06 phương pháp xác định trị giá tính thuế bao gồm:

  1. Phương pháp trị giá giao dịch;
  2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt;
  3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự;
  4. Phương pháp trị giá khấu trừ;
  5. Phương pháp trị giá tính toán
  6. Phương pháp suy luận.

Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể thay đổi cho nhau.
Thông tư cũng quy định: Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế phù hợp với các chứng từ có liên quan. Giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng, hoá đơn thương mại và các chứng từ có liên quan của lô hàng phù hợp với hàng hoá thực xuất khẩu.
Đối với hàng hoá xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai do hợp đồng mua bán hàng hoá thoả thuận thời điểm chốt giá sau khi hàng hoá đã xuất khẩu, thì người khai hải quan khai báo giá tạm tính tại thời điểm đăng ký tờ khai; khai báo giá chính thức và nộp thuế chênh lệch (nếu có) trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm chốt giá…

2.1. Phương pháp trị giá giao dịch

Một trong 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu là phương pháp trị giá giao dịch. Đây cũng là phương pháp đầu tiên để xác định trị giá tính thuế. Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 205/2010/TT-BTC thì:

- Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

  • Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:

Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định, như: Các quy định về việc hàng hoá nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hoá nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;

Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá;

Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.

Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hoá nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hoá đó.

  • Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế.
  • Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại điểm 1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư này, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hoá nhập khẩu mang lại.
  • Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

- Trị giá giao dịch bao gồm các khoản sau đây:

  • Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại;
  • Các khoản điều chỉnh theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư này;
  • Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại

2.2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt.

Đây là phương pháp thứ hai trong 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu. Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 205/2010/TT-BTC thì:

Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt được thực hiện như hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư này, trong đó cụm từ “hàng hoá nhập khẩu tương tự” được thay thế bằng cụm từ “hàng hoá nhập khẩu giống hệt”.

2.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

Phương pháp này là phương pháp thứ ba trong 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu theo quy định. Phương pháp này được quy định tại Điều 16 Thông tư 205/2010/TT-BTC như sau:

Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.

2.4. Phương pháp trị giá khấu trừ:

Trong 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu thì phương pháp trị giá khấu trừ là phương pháp thứ tư được sử dụng. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 205/2010/TT-BTC thì phương pháp này được áp dụng như sau:

Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều 13, Điều 15, Điều 16 Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam và trừ (-) các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu.

Không áp dụng phương pháp này nếu hàng hóa được lựa chọn để xác định đơn giá bán thuộc một trong các trường hợp sau:

- Chưa được bán trên thị trường nội địa Việt Nam hoặc việc bán hàng chưa được hạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam;

- Có liên quan đến khoản trợ giúp do bất kỳ người nào cung cấp, nêu tại điểm 1.2.4.1 khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

2.5. Phương pháp trị giá tính toán.

Đây là phương pháp thứ năm được áp dụng trong số 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu. Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 205/2010/TT-BTC thì:

Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều 13, 15, 16, 17 Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá tính toán. Trị giá tính toán của hàng hoá nhập khẩu bao gồm các khoản sau:

Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu.

Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hoá cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.

Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hoá, nhưng chưa được tính toán theo hướng dẫn nêu tại điểm 1.1 khoản này.

Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hoá nhập khẩu theo hướng dẫn tại điểm 1.2.7 và 1.2.8 khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

2.6. Phương pháp suy luận.

Phương pháp này là phương pháp cuối cùng trong số 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu theo quy định. Tại Điều 19 Thông tư 205/2010/TT-BTC thì phương pháp này được quy định như sau:

Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều 13, 15, 16, 17, 18 Thông tư này thì trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.

Trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Điều 13, 15, 16, 17, 18 Thông tư này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụng như vậy phù hợp với các quy định tại khoản 2 Điều này.

Những vấn đề liên quan đến 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu cũng như các thông tin cần thiết đã được trình bày một cách cụ thể và chi tiết trong bài viết. Việc nắm được thông tin về 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ người dân rất nhiều trong quan hệ pháp luật thuế cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến 6 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo