Thành lập công ty nhập khẩu mở ra cơ hội kết nối toàn cầu và khai thác nguồn hàng quốc tế. Để thành công, doanh nghiệp cần hiểu rõ quy trình pháp lý và các yêu cầu về giấy phép. Bài viết này Luật ACC sẽ hướng dẫn bạn Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu, từ chuẩn bị hồ sơ đến thực hiện thủ tục pháp lý.
1. Thành lập công ty xuất nhập khẩu là gì?
Công ty xuất nhập khẩu là doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Công ty này đóng vai trò trung gian trong việc mua bán hàng hóa từ nước ngoài và bán chúng vào thị trường nội địa, hoặc ngược lại. Hoạt động của công ty xuất nhập khẩu bao gồm:
- Nhập khẩu: Mua hàng hóa từ nước ngoài để đưa vào thị trường nội địa, bao gồm các công đoạn như tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, thực hiện các thủ tục hải quan, và phân phối hàng hóa trong nước.
- Xuất khẩu: Bán hàng hóa sản xuất trong nước ra thị trường quốc tế, bao gồm các công đoạn như tìm kiếm khách hàng nước ngoài, đàm phán hợp đồng, và thực hiện các thủ tục xuất khẩu.
Các công ty xuất nhập khẩu cần nắm vững các quy định về thương mại quốc tế, hải quan, và vận tải để đảm bảo quy trình giao dịch diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Thành lập công ty xuất nhập khẩu là quá trình thành lập một công ty có chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Công ty xuất nhập khẩu thường thực hiện các hoạt động như mua bán, vận chuyển, và thủ tục hải quan liên quan về hàng hoá và dịch vụ được giao dịch qua biên giới quốc gia.
>>>Tìm hiểu thêm về: Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa
2. Quy trình các bước thành lập công ty xuất nhập khẩu
Quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu
Quy trình chi tiết các bước trong thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Việc thành lập công ty xuất nhập khẩu không quá phức tạp nhưng cần tuân thủ đúng các bước pháp lý và thủ tục hành chính. Dưới đây là các bước cơ bản bạn cần thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Để bắt đầu, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đầy đủ. Hồ sơ này bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định.
- Điều lệ công ty, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông.
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
- Bản sao công chứng của CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các thành viên/cổ đông.
- Chứng chỉ hành nghề đối với các ngành nghề yêu cầu.
Bước 2: Đăng ký ngành nghề kinh doanh
Khi thành lập công ty, bạn cần đăng ký các ngành nghề mà công ty dự định kinh doanh. Mặc dù xuất nhập khẩu không phải là một ngành nghề riêng biệt, bạn cần đảm bảo các ngành nghề liên quan như:
- Mua bán hàng hóa quốc tế hoặc
- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu.
Nếu công ty kinh doanh các sản phẩm đặc thù như hóa chất, thực phẩm, hoặc dược phẩm, bạn cần xin thêm giấy phép con từ các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố nơi công ty đặt trụ sở.
- Thời gian xử lý hồ sơ thường từ 3 đến 5 ngày làm việc.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành khắc con dấu pháp nhân.
- Sau đó, bạn phải công bố mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để hợp pháp hóa việc sử dụng con dấu trong các giao dịch.
Bước 5: Đăng ký mã số thuế và tài khoản ngân hàng
Công ty cần thực hiện các thủ tục về thuế, bao gồm:
- Đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế quản lý.
- Mở tài khoản ngân hàng cho công ty để tiến hành các giao dịch tài chính chính thức.
Bước 6: Xin giấy phép con (nếu có)
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, sau khi thành lập công ty, bạn cần nộp hồ sơ xin giấy phép con tại các cơ quan chức năng chuyên ngành. Điều này là bắt buộc để đảm bảo công ty có thể hoạt động hợp pháp trong các lĩnh vực đặc thù.
Bước 7: Đăng ký chữ ký số và khai thuế ban đầu
Sau khi thành lập công ty, bạn cần đăng ký chữ ký số để có thể thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan thuế. Đồng thời, công ty cũng phải thực hiện khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG.
3. Những điều cần chuẩn bị để thành lập công ty xuất nhập khẩu
3.1. Đặt tên công ty xuất nhập khẩu
Tên công ty không được trùng với các công ty đã đăng ký trước đó.
Tên có thể là tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt.
- Tên tiếng Việt thì phải có 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng
- Tên tiếng nước ngoài: Là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài thuộc hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài thì tên riêng của doanh nghiệp có thể để nguyên hoặc cũng có thể dịch sang tiếng nước ngoài với nghĩa tương ứng
- Tên viết tắt: Là tên được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài
(ACC sẽ tư vấn và kiểm tra trùng tên giúp Quý doanh nhân)
3.2. Vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu
Khi đăng kí vốn điều lệ của doanh nghiệp mặc dù doanh nghiệp có thể tự quyết định. Và không cần phải chứng minh nhưng cũng nên cần lưu ý. Bởi mức vốn điều lệ có ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải đóng hàng năm.
- Mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ sẽ đóng mức thuế là 2 triệu đồng/năm
- Mức vốn điều lệ Trên 10 tỷ sẽ đón 3 triệu đồng/năm.
Các công ty xuất nhập khẩu mới thành lập cũng không nên quá đặt nặng vấn đề này. Vì thực tế việc điều chỉnh lại mức vốn điều lệ là tương đối đơn giản.
Việc xác định số vốn cụ thể yêu cầu phải dựa vào kế hoạch kinh doanh, mục tiêu và quy mô dự kiến của công ty xuất nhập khẩu. Nếu bạn có thể xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết, nó sẽ giúp bạn đưa ra ước tính vốn cần thiết và tìm kiếm nguồn tài trợ phù hợp như vay vốn từ ngân hàng, nhà đầu tư hoặc sử dụng vốn tự có.
>> Vậy, Mở công ty xuất nhập khẩu cần bao nhiêu vốn? Cùng ACC tìm hiểu qua bài bài viết: Thành lập công ty xuất nhập khẩu cần bao nhiêu vốn điều lệ?
3.3. Ngành nghề kinh doanh liên quan đến xuất nhập khẩu
Bản chất khi tiến hành đăng ký công ty xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp có thể đăng ký các ngành nghề kinh doanh bất kỳ. Việc cần làm là khi đề nghị mở công ty với Sở kế hoạch đầu tư thì doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động xuất nhập. Một số ngành nghề kinh doanh mà công ty xuất nhập khẩu có thể tham khảo
Mã ngành | Tên ngành |
4782 | Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ |
7310 | Quảng cáo |
7820 | Cung ứng lao động tạm thời |
4771 | Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh |
1410 | May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) |
(trừ tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan và không gia công hàng đã qua sử dụng, thuộc da, luyện cán cao su tại trụ sở). | |
1420 | Sản xuất sản phẩm từ da lông thú |
(không thuộc da, tẩy, nhuộm, hồ, in và không gia công hàng đã qua sử dụng tại trụ sở). | |
1430 | Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc |
1511 | Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú |
1512 | Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm |
(Trừ thuộc da, luyện cán cao su, tái chế phế thải, tẩy nhuộm hồ in và không gia công hàng đã qua sử dụng tại trụ sở) | |
1520 | Sản xuất giày dép |
(Trừ thuộc da, luyện cán cao su, tái chế phế thải, tẩy nhuộm hồ in và không gia công hàng đã qua sử dụng tại trụ sở) | |
4641 | Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép |
3.4. Địa chỉ trụ sở công ty
Để nhận được giấy phép xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp phải khai báo địa chỉ kinh doanh rõ ràng. Địa chỉ trụ sở chính phải nằm trên lãnh thổ VIệt Nam. Và xác định được số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phó, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra còn cần thêm số điện thoại liên lạc. Các thông tin như số fax hay thư điện tử có thể có hoặc không.
Lưu ý: Với các chung cư có chức năng để ở sẽ không được đặt làm trụ sở chính của doanh nghiệp. Trừ trường hợp chung cư đã được xin chức năng kinh doanh thì có thể đăng ký làm trụ sở.
4. Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được cấp phép tùy theo sản phẩm, hàng hóa có điều kiện theo thẩm quyền của Bộ, Ngành liên quan. Trong một số trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu phải bảo đảm các quy định điều kiện liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan. Nghĩa là để nắm điều kiện xuất nhập khẩu của 1 mặt hàng cụ thể cần liên hệ cơ quan hải quan hoặc bộ ngành quản lý sản phẩm.
Nghị định 69/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG thì hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì chỉ phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan và đủ điều kiện thông quan là đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu
Vậy khi tiến hành thành lập công ty xuất nhập khẩu thủ tục như thành lập 1 công ty bình thường. Nếu sản phẩm XNK có điều kiện thì xin giấy phép con đủ điều kiện. Còn sản phẩm không có điều kiện thì xuất nhập khẩu bình thường
>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY VÀ DOANH NGHIỆP hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp
5. Kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu
Kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu bao gồm một số yếu tố quan trọng như:
- Đầu tiên, nên nghiên cứu thị trường và đánh giá tiềm năng kinh doanh.
- Thứ hai, lựa chọn loại hình công ty phù hợp và đăng ký thành lập theo quy định.
- Thứ ba, xây dựng mạng lưới đối tác, nhà cung cấp và khách hàng trong và ngoài nước.
- Thứ tư, làm việc với các cơ quan chính phủ, hải quan và các bên liên quan để đảm bảo tuân thủ quy định về xuất nhập khẩu.
- Cuối cùng, cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, giao dịch và tài chính hiệu quả để đạt được sự thành công trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Bạn cũng có thể học từ những kinh nghiệm thành công và thất bại của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác, để tránh các sai lầm và tận dụng những cơ hội trong lĩnh vực này.
>> Cùng ACC tìm hiểu sâu hơn qua bài viết: Bảng báo giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói để có sự chuẩn bị hoàn hảo nhất trong quá trình thành lập công ty xuất nhập khẩu.
6. Những việc cần làm sau khi được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
Sau khi đã có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp cần phải:
- Làm thủ tục khắc dấu tròn cho doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu lên sở KHĐT
- Đăng bố cáo dịch vụ thành lập công ty
- Gắn bảng hiệu cho trụ sở chính
- Hoàn tất các thủ tục kê khai thuế ban đầu. Bao gồm: tờ khai thuế môn bài, đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định, nộp công văn đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử và công văn đăng ký hình thức kế toán
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo lên Sở KHĐT
- Mua token chữ ký số
- Nộp lệ phí môn bài và tờ khai thuế môn bài thông qua tài khoản điện tử
>> Mời các bạn tham khảo thông tin liên quan tại Thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
7. Xin giấy phép nhập khẩu các loại sản phẩm
Với nền kinh tế phát triển và tiềm năng thương mại quốc tế, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn cho các công ty xuất nhập khẩu uy tín hàng đầu. Những doanh nghiệp này không chỉ có năng lực vượt trội trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa đa dạng, mà còn xây dựng mạng lưới đối tác và khách hàng rộng khắp trên toàn cầu. Với sự chuyên nghiệp, uy tín và cam kết về chất lượng, những công ty xuất nhập khẩu hàng đầu ở Việt Nam đóng góp quan trọng vào thúc đẩy xuất khẩu, tạo thu nhập và nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường thế giới.
8. Dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu của ACC
- Hồ sơ khách hàng cung cấp: Chỉ cần Chứng minh nhân dân công chứng của thành viên sáng lập công ty
- Thời gian ra giấy phép kinh doanh: Từ 5 -7 ngày làm việc
- Thời gian hoàn tất thủ tục pháp lý để đủ điều kiện kinh doanh: Từ 7 -10 ngày làm việc
- Chi phí thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Trọn gói từ A - Z: Giá chỉ từ 5.000.000 VNĐ
- Bảng giá mở công ty xuất nhập khẩu
9. Mọi người cũng hỏi
9.1. Công ty xuất nhập khẩu (XNK) là gì?
Công ty xuất nhập khẩu (XNK) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Các công ty này thực hiện cả hai hoạt động:
- Xuất khẩu: Bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ quốc gia của mình ra nước ngoài.
- Nhập khẩu: Mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ nước ngoài về tiêu thụ trong nước.
Những mặt hàng thường kinh doanh bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, thực phẩm, hàng tiêu dùng, và nhiều loại hàng hóa khác.
9.2. Mở công ty xuất nhập khẩu cần bao nhiêu vốn?
Số vốn để mở công ty xuất nhập khẩu phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp muốn tham gia. Theo quy định pháp luật Việt Nam, hiện tại không có mức vốn tối thiểu bắt buộc để thành lập công ty xuất nhập khẩu, nhưng một số yếu tố cần xem xét bao gồm:
- Vốn điều lệ: Đây là khoản vốn cam kết góp của các thành viên/cổ đông, ảnh hưởng đến uy tín và năng lực tài chính của công ty. Tùy thuộc vào ngành hàng và đối tác, vốn điều lệ có thể từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
- Vốn lưu động: Đảm bảo cho hoạt động nhập hàng, xuất hàng, tồn kho và thanh toán cho các đối tác nước ngoài.
- Các chi phí khởi nghiệp khác: Bao gồm phí đăng ký doanh nghiệp, phí khắc dấu, chi phí nhân sự, văn phòng và các thủ tục liên quan.
9.3. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm các hoạt động mua, bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới các quốc gia. Các công ty xuất nhập khẩu thực hiện các quy trình như:
- Mua hàng từ nước ngoài (nhập khẩu) để phân phối trong nước hoặc sử dụng cho sản xuất.
- Bán hàng ra nước ngoài (xuất khẩu) để khai thác thị trường quốc tế và tăng doanh thu.
- Quản lý logistics quốc tế, bao gồm vận chuyển, bảo quản hàng hóa, làm thủ tục hải quan, và thanh toán quốc tế.
- Kinh doanh ủy thác xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp thay mặt bên thứ ba thực hiện các hoạt động xuất/nhập khẩu.
9.4. Ngành xuất nhập khẩu gọi là gì?
Ngành xuất nhập khẩu được gọi là ngoại thương (hay thương mại quốc tế). Đây là lĩnh vực kinh tế liên quan đến các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, thông qua quá trình xuất khẩu và nhập khẩu. Ngành này đòi hỏi sự hiểu biết về luật pháp quốc tế, chính sách thương mại, quy định hải quan, cùng với khả năng quản lý logistics, tài chính và đối ngoại.
9.5. Có cần giấy phép đặc biệt nào khi thành lập công ty nhập khẩu không?
- Giấy phép kinh doanh: Công ty cần có giấy phép kinh doanh để hoạt động hợp pháp, trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhập khẩu.
- Giấy phép nhập khẩu: Trong nhiều trường hợp, bạn cần xin giấy phép nhập khẩu đặc biệt cho các mặt hàng cụ thể như dược phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế, và hóa chất nguy hiểm. Những loại hàng hóa này thường yêu cầu phải có giấy phép từ các cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chứng nhận chất lượng: Đối với một số mặt hàng, bạn có thể cần chứng nhận chất lượng từ cơ quan chức năng để đảm bảo hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: Đây là giấy tờ cần thiết để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế.
Các yêu cầu cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hàng hóa mà công ty dự định nhập khẩu và các quy định hiện hành.
Trên đây là kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu thực tế cũng như và thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu chi tiết bạn có thể tham khảo với đầy đủ thông tin cần thiết để tìm hiểu. Liên hệ ACC theo thông tin phía dưới. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận