Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh [MỚI]

Nhập khẩu thực phẩm, như thịt bò, thịt lợn và cá, ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, thực phẩm đông lạnh cần kiểm dịch động vật và kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Có cần phải thành lập công ty nhập khẩu thịt đông lạnh?. Mời các bạn cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh và việc thành lập công ty nhập khẩu thịt đông lạnh.

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh [MỚI]

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh [MỚI]

1. Giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh là gì?

Giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh là một văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, cho phép doanh nghiệp hoặc cá nhân nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm đông lạnh vào lãnh thổ quốc gia. Giấy phép này xác nhận rằng các sản phẩm thực phẩm đông lạnh nhập khẩu đã tuân thủ đầy đủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, cũng như đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh.

2. Nhập khẩu thực phẩm nào cần xin giấy phép?

  • Các nguyên liệu thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp và không cần qua tinh chế lại để nhằm mục đích phục vụ quy trình sản xuất trực tiếp hoặc sang bao đóng gói lại;
  • Các chất hỗ trợ chế biến, phụ gia thực phẩm sử dụng trong chế biến thực phẩm;
  • Các loại thực phẩm bao gói sẵn để sử dụng trực tiếp;
  • Các sản phẩm được quy định theo pháp luật khi có các thông tin rủi ro về an toàn và dịch bệnh hoặc được Bộ Y tế yêu cầu bằng văn bản;
  • Các sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành theo từng thời kỳ;
  • Các thực phẩm phẩm mà tổ chức, cá nhân nhập khẩu đã nhận được Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu và phải thực hiện các biện pháp xử lý quy định của pháp luật.

>> Để biết thêm thông vui lòng tham khảo: Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thịt bò theo quy định mới

3. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh

Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh bao gồm:

  • Đề nghị cấp Giấy phép
  • Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.
  • Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).
  • Giấy kiểm dịch nhập khẩu.

4. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh

thu-tuc-xin-giay-phep-nhap-khau-thuc-pham-dong-lanh
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh

Bước 1: Kiểm tra nhà xuất khẩu có đủ điều kiện nhập khẩu thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam hay không

Bước 2: Xin giấy phép kiểm dịch động vật

Bước 3: Đăng kí và làm Kiểm dịch động vật tại cửa khẩu nhập khi hàng về

Bước 4: Hồ sơ và thông quan hải quan

Dưới đây, Quý doanh nghiệp cùng đi vào chi tiết từng bước làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm đông lạnh dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra nhà xuất khẩu có đủ điều kiện nhập khẩu thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam hay không?

Đầu tiên, Quý doanh nghiệp cần kiểm tra xem Công ty/nhà sản xuất của nước xuất khẩu thực phẩm đông lạnh đã được đăng ký và có giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam hay chưa. Việc kiểm tra này rất quan trọng, vì nếu nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh không có tên trong danh sách, nghĩa là sản phẩm của họ chưa đủ điều kiện xuất khẩu thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam và hàng hóa khó có thể thông quan hải quan được, gây thiệt hại về chi phí. Nên khi Quý doanh nghiệp muốn nhập khẩu thực phẩm đông lạnh cần tìm những nhà xuất khẩu có đủ điều kiện, có tên trong danh sách hoặc phải làm thủ tục để xin bổ sung tên vào danh sách những nhà sản xuất được phép xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang Việt Nam

Hiện nay có tới 24 nước có trong danh sách được cấp phép xuất khẩu thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam. Quý doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin tại website của Cục Thú Y:  www.cucthuy.gov.vn & http://nafiqad.gov.vn

Danh sách các nước đủ điều kiện xuất khẩu thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam

ARGENTINA / ÚC / ÁO / BỈ / BRAZIL / CANADA / ĐAN MẠCH / PHÁP / ĐỨC / HUNGARY / ẤN ĐỘ / IRELAND / ITALY / NHẬT BẢN / HÀN QUỐC / LITHUANIA / MALAYSIA / MEXICO / HÀ LAN / NEW ZEALAND / BA LAN / NGA / TÂY BAN NHA / MỸ

Bước 2: Xin giấy phép kiểm dịch động vật

Nếu các hàng hóa thực phẩm đông lạnh (thịt, cá, nội tạng…) được phép nhập khẩu vào Việt Nam từ nước xuất khẩu, thì Quý doanh nghiệp xin giấy phép kiểm dịch động vật trước khi hàng về.

Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch động vật bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch động vật (theo mẫu)
  • Giấy đăng ký kinh doanh (Bản sao công chứng )
  • Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định;
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan kiểm dịch của nước xuất khẩu thực phẩm đông lạnh có xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu ( gọi là giấy Health certificate)
  • Sales Contract, CQ

Trong phạm vi 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm thông báo cho đơn vị nhập khẩu địa điểm, thời gian, nội dung kiểm dịch; kiểm tra vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch đối với lô hàng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh đưa về khu cách ly kiểm dịch để kiểm dịch.

Bước 3: Đăng ký và làm Kiểm dịch động vật tại cửa khẩu nhập khi hàng về

Sau khi có xin được giấy phép kiểm dịch động vật được Cục Thú Y cấp, Quý doanh nghiệp tiến hành đăng ký với Cơ quan kiểm dịch để họ xuống cảng lấy mẫu kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm của lô hàng.

Cơ quan kiểm dịch tại một số cảng :

– Tại Hải Phòng: Chi cục Thú y Vùng II (Số 23 đường Đà Nẵng, Q.Ngô Quyền)

– Tại Nội Bài – Hà Nội: Chi cục Thú y Vùng I (Số 50/102 Trường Chinh – Q. Đống Đa, hoặc làm tại Trạm kiểm dịch Nội Bài của Chi cục I đặt tại gần cổng vào Hải quan Nội Bài)

– Tại Tp. Hồ Chí Minh: Chi cục Thú y Vùng VI (521 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình)

Quý doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm dịch động vật online trên hệ thống 1 cửa www.vnsw.gov.vn

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

– Giấy đăng ký
– Health Certificate gốc nước xuất khẩu.
– Giấy phép kiểm dịch
– Sales Contract
– Commercial Invoice
– Packing List

Cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm lấy mẫu kiểm dịch và báo kết quả.

Bước 4: Thông quan hải quan

Hồ sơ hải quan để thông quan lô hàng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh bao gồm: 

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Hợp đồng thương mại
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận tải đơn
  • Giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh
  • Giấy đăng ký kiểm dịch động vật
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa .

Công việc cuối cùng sau khi thông quan là làm thủ tục thanh lý tờ khai và đổi lệnh ở cảng, là có thể kéo hàng về kho. Chỉ cần Quý doanh nghiệp thực hiện đủ các bước thủ tục nhập khẩu thực phẩm đông lạnh bên trên là quá trình thông quan đã được hoàn tất.

=>> Xem thêm bài viết: Thủ Tục Tạm Nhập Tái Xuất Hàng Đông Lạnh

5. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu thịt bò?

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu thịt bò tại Việt Nam là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD), thông qua Cục Thú y. Cục Thú y có trách nhiệm kiểm soát, quản lý và đảm bảo an toàn vệ sinh thú y đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhập khẩu, bao gồm thịt bò. Việc xin giấy phép nhập khẩu thịt bò phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật nhằm đảm bảo không gây nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho ngành chăn nuôi trong nước cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Doanh nghiệp muốn nhập khẩu thịt bò cần nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu tại Cục Thú y, bao gồm các tài liệu liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ, và các chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu. Cục Thú y sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra và đánh giá các điều kiện nhập khẩu trước khi cấp giấy phép. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các quy định về kiểm dịch sau khi hàng hóa nhập khẩu đến Việt Nam, đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.

>> Đọc bài viết sau Thủ tục nhập khẩu thịt bò Brazil để được cung cấp thêm thông tin

6. Phí và lệ phí liên quan đến việc xin giấy phép nhập khẩu thịt bò là bao nhiêu?

Phí và lệ phí liên quan đến việc xin giấy phép nhập khẩu thịt bò tại Việt Nam thường bao gồm hai loại chính: phí thẩm định hồ sơ và phí kiểm dịch.

  • Phí thẩm định hồ sơ: Đây là khoản phí mà doanh nghiệp phải nộp khi nộp hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu thịt bò. Mức phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại thời điểm nộp hồ sơ.
  • Phí kiểm dịch: Sau khi được cấp giấy phép nhập khẩu, thịt bò sẽ phải trải qua quá trình kiểm dịch bởi cơ quan thú y khi hàng hóa nhập khẩu đến Việt Nam. Phí kiểm dịch bao gồm các chi phí liên quan đến việc kiểm tra, xét nghiệm, và giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm. Mức phí này cũng có thể khác nhau tùy theo khối lượng hàng hóa, địa điểm kiểm dịch, và các yêu cầu kiểm tra cụ thể.

Doanh nghiệp cần tham khảo quy định hiện hành hoặc liên hệ trực tiếp với Cục Thú y để có thông tin chính xác về mức phí cụ thể và các yêu cầu liên quan. Các khoản phí này có thể được điều chỉnh theo quy định của pháp luật và phụ thuộc vào các yếu tố như khối lượng nhập khẩu và các dịch vụ kiểm tra bổ sung.

>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin tại Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thịt bò theo quy định mới

7. Mã Hs và Thuế nhập khẩu hàng đông lạnh

7.1 Mã HS

Quý doanh nghiệp không thể bỏ qua việc xác định mã HS (HS code) sản phẩm với bất kỳ mặt hàng nhập khẩu nào khi làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm đông lạnh. Với hàng hóa là nhập khẩu thực phẩm đông lạnh được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên chúng đều được xếp chung vào phân CHƯƠNG 02 – Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

MÃ HS

MÔ TẢ HÀNG HÓA

THUẾ NHẬP KHẨU THÔNG THƯỜNG (%)

THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI (%)

 

Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

 

 

0202

Thịt của động vật họ trâu bò, đông lạnh.

2021000

Thịt cả con và nửa con

30

20

2022000

Thịt pha có xương khác

30

20

2023000

Thịt lọc không xương

21

14

0203

Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.

 

– Tươi hoặc ướp lạnh:

 

 

02031100

– – Thịt cả con và nửa con

37.5

25

02031200

– – Thịt mông đùi (hams), thịt vai và các mảnh của chúng, có xương

37.5

25

02031900

– – Loại khác

33

22

 

– Đông lạnh:

 

 

02032100

– – Thịt cả con và nửa con

=NKƯĐ *1.5

15

2032200

– – Thịt mông đùi (hams), thịt vai và các mảnh của chúng, có xương

=NKƯĐ *1.5

15

02032900

– – Loại khác

=NKƯĐ *1.5

15

0204

Thịt cừu hoặc dê, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.

02041000

– Thịt cừu non cả con và nửa con, tươi hoặc ướp lạnh

10.5

7

 

– Thịt cừu khác, tươi hoặc ướp lạnh:

 

 

02042100

– – Thịt cả con và nửa con

10.5

7

02042200

– – Thịt pha có xương khác

10.5

7

02042300

– – Thịt lọc không xương

10.5

7

02043000

– Thịt cừu non, cả con và nửa con, đông lạnh

10.5

7

 

– Thịt cừu khác, đông lạnh:

 

 

02044100

– – Thịt cả con và nửa con

10.5

7

02044200

– – Thịt pha có xương khác

10.5

7

02044300

– – Thịt lọc không xương

10.5

7

02045000

– Thịt dê

10.5

7

02050000

Thịt ngựa, lừa, la, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.

15

10

0206

Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, động vật họ trâu bò, cừu, dê, ngựa, la, lừa, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

02061000

– Của động vật họ trâu bò, tươi hoặc ướp lạnh

12

8

 

– Của động vật họ trâu bò, đông lạnh

 

 

02062100

– – Lưỡi

12

8

02062200

– – Gan

12

8

02062900

– – Loại khác

12

8

02063000

– Của lợn, tươi hoặc ướp lạnh

12

8

 

– Của lợn, đông lạnh

 

 

02064100

– – Gan

12

8

02064900

– – Loại khác

12

8

02068000

– Loại khác, tươi hoặc ướp lạnh

15

10

02069000

– Loại khác, đông lạnh

15

10

0207

Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

 

– Của gà thuộc loài Gallus domesticus

 

 

02071100

– – Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh

60

40

02071200

– – Chưa chặt mảnh, đông lạnh

60

40

02071300

– – Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, tươi hoặc ướp lạnh

60

40

020714

– – Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh:

 

 

02071410

– – – Cánh

30

20

02071420

– – – Đùi

30

20

02071430

– – – Gan

30

20

 

– – – Loại khác

 

 

02071491

– – – – Thịt đã được lọc hoặc tách khỏi xương bằng phương pháp cơ học (SEN

30

20

02071499

– – – – Loại khác

30

20

 

– Của gà tây

 

 

02072400

– – Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh

60

40

02072500

– – Chưa chặt mảnh, đông lạnh

50

40

02072600

– – Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, tươi hoặc ướp lạnh

60

40

020727

– – Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh

 

 

02072710

– – – Gan

30

20

 

– – – Loại khác

 

 

02072791

– – – – Thịt đã được lọc hoặc tách khỏi xương bằng phương pháp cơ học (SEN

30

20

02072799

– – – – Loại khác

30

20

 

– Của vịt, ngan

 

 

02074100

– – Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh

60

40

02074200

– – Chưa chặt mảnh, đông lạnh

60

40

02074300

– – Gan béo, tươi hoặc ướp lạnh

22.5

15

02074400

– – Loại khác, tươi hoặc ướp lạnh

22.5

15

02074500

– – Loại khác, đông lạnh

22.5

15

 

– Của ngỗng

 

 

02075100

– – Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh

60

40

02075200

– – Chưa chặt mảnh, đông lạnh

60

40

02075300

– – Gan béo, tươi hoặc ướp lạnh

22.5

15

02075400

– – Loại khác, tươi hoặc ướp lạnh

22.5

15

02075500

– – Loại khác, đông lạnh

22.5

15

02076000

– Của gà lôi

60

40

0208

Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

02081000

– Của thỏ hoặc thỏ rừng

15

10

02083000

– Của bộ động vật linh trưởng

15

10

020840

– Của cá voi, cá nục heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); của lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); của hải cẩu, sư tử biển và con moóc (hải mã) (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia):

02084010

– – Của cá voi, cá nục heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); của lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia)

15

10

02084090

– – Loại khác

7.5

5

02085000

– Của loài bò sát (kể cả rắn và rùa)

15

10

02086000

– Của lạc đà và họ lạc đà (Camelidae)

7.5

5

020890

– Loại khác

 

 

02089010

– – Đùi ếch

15

10

02089090

– – Loại khác

7.5

5

7.2 Các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu thực phẩm đông lạnh

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT)
  • Thuế nhập khẩu thông thường
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

8. Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh là gì?

Xin giấy phép các loại thực phẩm nhập khẩu cần phải đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định và các điều kiện sau:

  • Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
  • Phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ đối với các sản phẩm là:
    • Thực phẩm chức năng.
    • Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
    • Thực phẩm biến đổi gen.
    • Thực phẩm đã qua chiếu xạ.

Chi phí liên quan đến việc thành lập công ty nhập khẩu thịt đông lạnh là bao nhiêu?

Chi phí để thành lập và duy trì công ty nhập khẩu thịt đông lạnh bao gồm nhiều khoản khác nhau. Ban đầu, bạn cần chi phí cho việc đăng ký doanh nghiệp, công chứng, và tư vấn pháp lý. Sau đó, bạn phải trả phí để xin giấy phép nhập khẩu và kiểm dịch. Duy trì hoạt động công ty bao gồm chi phí cho kế toán, thuê văn phòng, bảo trì kho lạnh, và bảo hiểm. Thêm vào đó, có các chi phí khác như marketing, quảng bá, và mua sắm thiết bị. Tổng chi phí có thể dao động tùy thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của công ty.

Thời gian xử lý hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu thịt bò là bao lâu?

Thời gian xử lý hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu thịt bò thường kéo dài từ 15 đến 30 ngày làm việc, tùy thuộc vào tính chất và độ phức tạp của hồ sơ. Quá trình này bao gồm các bước như thẩm định hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ liên quan và đánh giá điều kiện nhập khẩu theo quy định. Nếu hồ sơ đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu, Cục Thú y sẽ tiến hành cấp giấy phép trong thời gian quy định. Tuy nhiên, nếu cần bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ, thời gian xử lý có thể kéo dài hơn. Doanh nghiệp nên nộp hồ sơ sớm và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết để tránh tình trạng chậm trễ.

Giấy phép nhập khẩu thịt bò có thời hạn bao lâu?

Giấy phép nhập khẩu thịt bò thường có thời hạn trong khoảng từ 1 đến 2 năm, tùy thuộc vào quy định của Cục Thú y và các điều kiện cụ thể được nêu trong giấy phép. Thời hạn này được xác định dựa trên mục đích nhập khẩu, khối lượng hàng hóa và các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thú y. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục gia hạn hoặc xin cấp mới nếu có nhu cầu tiếp tục nhập khẩu. 

Có cần thành lập công ty nhâp khẩu thịt đông lạnh mới được xin giấy phép?

Để xin giấy phép nhập khẩu thịt đông lạnh, không nhất thiết phải thành lập công ty nhập khẩu mới. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoặc cá nhân cần có giấy phép hoạt động kinh doanh thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch động vật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều quan trọng là bạn phải có một đơn vị hoặc công ty hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực này và tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật liên quan.

Qua những thông tin ACC đã chia sẻ hy vọng bạn đọc đã phần nào hiểu được thủ tục điều kiện xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu còn gặp vướng mắc và cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

>> Để biết thêm thông tin về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    N
    Nhiên
    ACC tư vấn vấn đề rõ ràng, nhiều khía cạnh
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Cảm ơn anh chị đã quan tâm đến bài viết của ACC. Anh chị liên hệ tổng đài 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    Q
    quynhf
    Bài viết cung cấp các quy trình, thủ tục chi tiết, đầy đủ
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Cảm ơn anh chị đã quan tâm đến bài viết của ACC. Anh chị liên hệ tổng đài 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo